Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Dùng thuốc bừa bãi gây hậu quả

13:40:13 16/05/2013
PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn, Phó khoa Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng BV Bạch Mai cảnh báo, có những người bệnh chết chỉ vì dùng vitamin B1, hay dị ứng nặng vì thuốc hạ sốt paracetamol… Tế nhưng, mọi người vẫn vô tư dùng thuốc bừa bãi kể cả khi chưa cần thiết.Sốt 38ºC đã “đút đít”Chị Bùi Phương L. tưởng sống đi chết lại khi đứa con trai mới 2 tuổi rưỡi, đứa con duy nhất mà anh chị khó khăn lắm mới có được đột ngột lên cơn sốt cao co giật. Vừa mới đó, nó vẫn cười đùa với mẹ khanh khách vậy mà quay đi quay lại con đã nằm sõng soài, mắt trợn ngược, miệng thì sùi nước miếng. Hoảng loạn, chị vối úp tai mình xuống ngực con, cứ ngỡ tim không còn đập… Chẳng là con chị vẫn bị viêm phế quản - phổi mấy ngày hôm nay, đầu lúc nào cũng hâm hấp sốt. Chị luôn để ý khi con sốt trên 38,5ºC mới cho dùng thuốc. Chẳng hiểu chiều hôm đó thế nào, chị sờ đầu, sờ chân con chỉ thấy hơi âm ấm nên chủ quan không cặp nhiệt độ. Khi xe cấp cứu đến, bác sĩ vừa sơ cứu, vừa cặp nhiệt độ, bé sốt đến 39,2ºC. “Nhờ trời phù hộ, xe cấp cứu đến kịp thời, nếu không tôi chết mất. Đến giờ vẫn còn hoảng. Từ nay, cứ 38ºC là “đút đít” (thuốc hạ sốt bằng cách đút hậu môn) cho yên tâm. Hại vẫn còn hơn sốt cao co giật. Tôi sợ lắm rồi”, chị nói. Nhưng rồi, quan điểm của chị cũng đã thay đổi trong một lần đến thăm người thân tại khoa Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng. Nhìn những người bệnh dị ứng thuốc tây, chị không khỏi rùng mình, lúc đó chị mới nghĩ ra, bất cứ loại thuốc nào cũng có hại, kể cả thuốc hạ sốt đút đít chị vẫn hay dùng cho con mỗi khi nó mới hâm hấp 38ºC. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia y tế, bất cứ loại thuốc nào cũng có thể gây dị ứng, nhẹ thì mẩn đỏ, ngứa ngáy, nặng hơn nữa thì bị loét, rỉ nước… nhưng nguy hiểm nhất là sốc phản vệ. Trong trường hợp sốc phản vệ, người bệnh nếu không được cấp cứu nhanh, tỉ lệ tử vong rất cao. 60% trường hợp ngộ độc thuốc do tự điều trị Theo GS.TS Nguyễn Năng An, chủ tịch hội Hen - Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến dị ứng thuốc. Ngoài nguy cơ do thuốc kém chất lượng, quá hạn sử dụng, do cơ địa mỗi người thì nguy cơ lớn nhất, chính là thói quen tuỳ tiện dùng thuốc của người dân. GS An đánh giá, có đến 60% trường hợp ngộ độc hay sốc thuốc phản vệ là do người bệnh tự mua thuốc về điều trị. Trường hợp bệnh nhân T.P.Đ (Quảng Ninh) là một ví dụ. Khi chúng tôi đến, anh đang nằm mệt mỏi nằm trên giường bệnh, với những bọng nước bị vỡ ra đau rát. Anh kể, anh đang uống thuốc điều trị gut theo đơn của BS ở BV Việt Nam - Thụy Điển. Uống gần được 1 tháng thì anh bị cảm cúm. Anh liền đi mua thuốc Paracetamol về uống. Ai dè, uống xong toàn thân nổi mẩn đỏ như bị sởi. Sau đó, những ban đỏ này ngày càng nặng hơn, toàn thân anh Đ. phù nề, nổi bọng nước, chóng mặt, nhức đầu, sốt cao liên tục trên 40ºC. Qua 12 ngày điều trị tích cực, anh đã qua cơn nguy kịch nhưng vẫn phải nằm viện vì các vết bọng nước chưa lành. Bên cạnh đó là giường của bệnh nhân P.T.L, quê Ninh Bình, chị phải nhập viện sau khi uống thuốc điều trị đau dạ dày. Đầu tiên chị L. cũng bị nổi ban khắp người, sốt cao trên 40ºC, nổi bọng nước toàn thân và loét các hốc tự nhiên… PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn cho biết, trong các trường hợp di ứng thuốc, đa phần là dị ứng thuốc kháng sinh. Kết quả nghiên cứu từ hơn 2.000 bệnh nhân đến khám và điều trị tại Khoa Dị ứng - MDLS, Bệnh viện Bạch Mai từ năm 1981 - 2005 cho thấy trong 28 nhóm gây dị ứng thì kháng sinh chiếm 75,7%, đông y: 6%, hạ sốt, giảm đau, chống viêm: 5,2%. Để phòng tránh dị ứng thuốc, điều đầu tiên cần nghĩ đến là hạn chế dùng thuốc tối đa, chỉ dùng khi cần thiết và có chỉ định của thầy thuốc. Đừng chỉ vừa sổ mũi, hắt hơi, đau đầu, sốt… đã vội vàng chạy ra hiệu thuốc, mua các loại thuốc đã quen mặt nhờ quảng cáo trên truyền hình. Sau khi uống thuốc, nếu cơ thể có dấu hiệu bất thường, điển hình là phát ban thì cần nghĩ đến dị ứng để ngừng ngay thuốc và đi khám ở chuyên khoa. Khi đã có tiền sử dị ứng thuốc, phải luôn ghi nhớ nhóm thuốc cần tránh, luôn nhớ nói với thầy thuốc khi đi khám bệnh ở bất cứ cơ sở y tế nào để tránh nguy cơ dị ứng xảy ra. Theo Dân Trí
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo