Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

"Luật rừng" ở công ty

22:47:45 16/05/2013
Có những người trẻ vào công sở, ngay lập tức bị những thứ "lề thói" cũ kỹ đã "lên men" ở đây làm họ lao đao, dễ ngã qụy... Đồng tiền đi liền... cái lộc Tuấn Huy, một nhân viên phòng nghiên cứu thị trường vừa vào làm tại một công sở nhà nước. Nghe điện thoại của chị Lan phòng kế toán, gọi lên để lấy tiền thưởng quý cơ quan. Chả là cơ quan Tuấn cứ khoảng 3 tháng lại có một đợt giải ngân, giống như kiểu thưởng tháng lương thứ 13 ở một số DN khác. Hào hứng đi vào, phòng khép kín cửa, có mỗi Tuấn ngồi đối diện 3 bà kế toán và thủ quỹ, chị nào cũng niềm nở. Nhận tiền, Tuấn chào và đi thẳng. Một chị gọi giật lại, giọng có vẻ ngạc nhiên: Em này, em mới vào nhỉ? Thế em có còn tiền gì cần thanh toán không? Tuấn ngơ ngác, lắc đầu. Từ lần ấy, không thấy các chị gọi lấy tiền. Tiền thanh toán công tác phí của cậu bao giờ cũng lâu nhất phòng. Hỏi, họ nói: Khi nào có, khắc gọi! Đến một lần, Tuấn hỏi chuyện cô bạn vào làm trước mình nửa năm, mới vỡ lẽ ra: Cậu quên không "lại quả" các chị! Cô kể rằng, lần cô lấy tiền thưởng Tết cũng thế, may thay có một chị khác nhảy vào phòng kế toán, tay lăm lăm 3 phong bì: "Vội quá, cho chị lấy trước em nhé. Đây, có thiếp chúc mừng năm mới gửi mọi người!". Chị kế toán cười: "Thiếp kiểu Mỹ hả? Cảm ơn nhé!". Vậy ra, những đợt có thưởng cao một chút, thì mọi người đều không quên "lại quả" cho bộ phận kế toán, gọi là tiền đi đường, để sau này thanh toán, làm gì cũng dễ dàng. Biết điều đó, Tuấn tâm sự. "Thực ra mình không phải kẻ không biết điều, nếu đợt đi công tác, hay làm gì về, mình vẫn nhớ mang quà bánh mời các phòng. Nhưng việc "lại quả" thế này, xem ra hơi... quá đáng với nhân viên mới. Chúng mình thực sự ra mới vào, được bao nhiêu đâu mà lo "lại quả". Đưa nhiều thì không có, đưa ít mang tiếng. Biết thế nào?". Như trường hợp của Viên lại khác. Mấy lần cô đi xin con dấu cho giấy tờ của mình, đều nghe các chị hỏi han một cách rất khó chịu: sao sếp phòng em không nói trước phải xin như thế nào à, lần sau em vào phòng nên hỏi trước người nọ người kia, đừng có ngó nghiêng rồi chạy đi như thế... Một hôm, chị phòng hành chính rỉ tai cô: "Em ơi, có quyết định nhận vào rồi nhé, lo mà cảm ơn cơ quan đi thôi". Hỏi cảm ơn thế nào chị vui vẻ hướng dẫn tận tình: Phải mời một bữa cho cả cơ quan, thường cơ quan ăn ở đâu, mời phải thế nào... Viên giật mình: Lương chưa nhận một đồng, tính sơ sơ tiền mời cả cơ quan phải ngót nghét 4 triệu bạc. Nhưng Viên biết, đã thành lệ rồi, có từ chối cũng khó, hoãn binh cũng chẳng được bao lâu. Thế là cô gọi điện về nhà, vay tạm mẹ tiền để mời ra mắt. Khốn khổ ba mẹ cô, coi như bán tống, bán tháo lứa lợn nuôi chưa đến kỳ... Từ đợt đó, Viên đâm ra hơi e dè với mọi người. Không phải vì cô tiếc tiền, nhưng cô có cảm giác, cái công sở nhỏ bé này sao... lắm lệ quá. Còn biết bao thứ nữa, chỉ cần cô không biết "hỏi người đi trước" sẽ có người ngay lập tức nhắc nhở. Nói mãi cũng phải tin Thay vì cạnh tranh nhau bằng năng lực, bằng sản phẩm, một số công sở có kiểu cạnh tranh "rỉ tai". Chẳng hạn, câu chuyện về "cái H phòng mình có vấn đề với sếp, từ hôm đi công tác miền tây về" được nói đi nói lại. Ban đầu, Minh chẳng quan tâm. Cô nghĩ rằng nhân viên mới, càng tránh chuyện ngoài lề công việc càng tốt. Nhưng rồi sau đó, có đến cả chục người đồn thổi, không hiểu sao cô tự dưng để ý tới H, và cũng trở nên tin vào cái chuyện như vậy. Chỉ đến sau này, khi có điều kiện hiểu H hơn. Minh mới nhận ra rằng, người đồn thổi câu chuyện đó đầu tiên, là người không muốn Minh vào văn phòng làm, và cũng đã có ngay một câu chuyện về Minh tương tự như H! Hoàng Long, ngay ngày đầu tiên đến văn phòng vào lúc 8 giờ sáng, đã chạm trán với bác Đạt, người già nhất của văn phòng cậu. Hai người ngồi pha trà, bác hỏi han cậu rất nhiều thứ. Đầu tiên là xoay quanh công việc, về sau thì thập cẩm ngũ vị, từ việc sếp ở công ty này có thói xấu gì, một loạt những nhân viên mới vào đều... "qua tay" sếp, hay là chuyện thủ quỹ cơ quan thường xuyên đi nhậu và lấy hoá đơn về thanh toán tiền cơ quan... Thậm chí, bác còn chép miệng: "Bác nói thật, mày trẻ thế, vào cái chỗ này cho nó phí ra, sao không tìm chỗ nào đỡ tiêu cực hơn ở đây?". Long choáng váng. Cậu không tin những thông tin đầu tiên đến với một tân binh như cậu lại tiêu cực và loang lổ đến thế. Từ hôm ấy, Long ít nói hẳn, tránh ngồi với mọi người trong phòng. Cậu có cảm giác và nhiều khi ức chế. Một tháng sau, cậu nghỉ việc. Nhưng phải đến một năm sau, gặp lại đồng nghiệp cũ, Long mới biết rằng, người đàn ông tên Đạt kia vốn dị ứng với việc trong phòng có thêm người trẻ. Hơn nữa, ông lại đang muốn xin cho cháu gái vào làm vị trí của Long. Đã rất nhiều lần, các bạn trẻ bị "ông già" này "mị dân" bằng cách na ná thế rồi... Cho dù biết được sự thật sau những "lề thói" rêu phong đó, nhưng điều đau xót là các tân binh, với khí thế đang vô cùng hứng khởi của những ngày đầu làm việc, đam mê cống hiến, tìm hiểu, ngay lập tức bị những cú... phủ đầu nặng nề. Họ dễ vì thế đánh mất đi sự trong trẻo và nhiệt huyết ban đầu. Và có gì khó hiểu đâu, khi mà người trẻ này, nối tiếp người trẻ kia, bị sốc và ấn tượng sai rằng: công sở là một môi trường thiếu công bằng và lạnh lùng đến thế... Theo Sinh Viên Việt Nam
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo