Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
“Khu mộ mới nhất vừa làm bia. 1634 cháu chỉ chưa đầy 2 tháng”.
-
Nữ sinh tên Như khẳng định, cô chỉ đem xác con giấu đi chứ không hề vứt xuống ...
-
Sau khi tới tòa làm thủ tục ly hôn, bà Lê vào nhà nghỉ với thẩm phán rồi bị ...
-
Sau sự cố, Thanh không còn liên lạc với Đào và con gái Sao Mai, một mình Đào ...
-
Trước người đàn ông nước ngoài rơi sáng 11/2, thì 2 phụ nữ người Việt cũng rơi ...
-
Trong lúc cãi nhau, Nga đã dùng vật cứng đập vào đầu bà Bé rồi đẩy bà này xuống ...
-
Được biết, gia đình cô dâu và chú rể đều là đại gia về gỗ và có kinh tế rất khá ...
-
Thấy con lên cơn co giật, người mẹ vắt quất vào miệng con khiến hạt quất rơi ...
-
Bị đau còn bị chủ quán đòi tiền, Hậu bực tức chụp con dao đâm vào người nạn ...
Việt Anh tâm sự
22:47:54 16/05/2013
Khi trên VTV1(*), Cao Thanh Lâm đang lâm vòng lao lý, phải dùng đến kế “Tôn Tẫn giả điên” để thoát về nhà thì ngoài đời, Việt Anh (người thể hiện nhân vật Cao Thanh Lâm) bận túi bụi với công ty riêng, với cô con gái đầu lòng 4 tháng tuổi, với vai diễn sắp tới và một “cái gì đó lớn lao” đang triển khai thực hiện.
Câu chuyện với Việt Anh, không chủ đích trước nhưng chia thành 2 phần rành rẽ: về Cao Thanh Lâm và về Việt Anh, đặt trong sự soi chiếu của việc phân tích tâm lý, hoàn cảnh xuất thân, thời cuộc mà nhân vật và diễn viên sinh trưởng, để có sự nhìn nhận sâu sắc hơn về một dạng nhân vật điển hình: thủ phạm - nạn nhân.
Tôi không có sự xung đột nào với Cao Thanh Lâm
Anh là người đã cho Cao Thanh Lâm “mượn hình hài để trú ngụ” một thời gian dài, trước khi anh thoát vai để vào vai Tuấn trong Chàng trai đa cảm. Sự đồng chất giữa anh với Lâm đến mức độ nào?
Khi đọc kịch bản, phân tích nhân vật, tôi cảm nhận có sự đồng điệu giữa nhân vật và mình, về mặt tâm lý và những vấn đề anh ta phải đối mặt. Cả hai chúng tôi là người cùng thời, cùng độ tuổi, nên rất "hiểu" nhau. Không có sự xung đột nào giữa nhân vật và tôi cả.
Thái độ của anh với nhân vật này là gì?
Cảm thông, chia sẻ và thấy thương cho Lâm, xét về căn nguyên, thì anh ta là nạn nhân của các yếu tố bên ngoài hơn là từ trong chính bản thân mình. Với dáng vẻ bề ngoài, trình độ học thức, cộng với một gia đình gia thế cỡ vậy, thì dễ nghĩ anh ta là một chuẩn mực bậc cao của thanh niên hiện đại. Nhưng vì anh ta có một khởi đầu của cuộc đời quá thuận lợi đến mức bao hàm trong ấy nhiều nguy cơ, nên ngã sớm. Được sống trong nhung lụa từ nhỏ, dẫn đến thiếu kỹ năng để nhận biết và xử lý các tình huống va chạm trong cuộc sống.
Sau đó lại kết thân với những người bạn không tốt, sa vào ăn chơi, cạm bẫy. Tính cách thì ngang ngạnh, không coi ai ra gì, nên đã phóng theo hướng nào thì cứ thế mà lao, khó xoay chuyển được. Tôi thấy anh ta đáng trách, nhưng cũng đáng thương. Lâm bị lôi kéo, lập trường, bản lĩnh yếu nên không vượt qua được chứ bản chất anh ta không vậy.
Vậy đâu là bản chất của Lâm?
Ẩn sâu trong Lâm là sự nhiệt tình, quyết đoán, có một cái gì rất đa cảm và có trình độ, học thức thật sự. Tôi nghĩ nếu trong cuộc đời thực có một Lâm như vậy thì chắc chắn có nhiều cô mê lắm, dù biết anh ta là người không ra gì!
Trong việc từ một đứa trẻ có tố chất tốt ban đầu cuối cùng lại cho ra một thanh niên tồi, thì trách nhiệm thuộc về bố mẹ, người lớn là nặng nhẹ thế nào?
Khi anh ta sống trong một môi trường nhiều thuận lợi như vậy mà không tận dụng được điều kiện tốt sẵn có, thì lý do ban đầu có thể do người lớn, cụ thể là bố mẹ. Cả gia đình ông Cẩm, bà Dung tiêu biểu cho các gia đình khá giả và có thế lực hiện nay, nhưng mắc nhiều sai lầm trong việc giáo dục con cái. Lòng thương con đến mù quáng của bà Dung đã hủy đi những cơ hội lẽ ra có thể giúp Lâm thay đổi. Gia đình này cũng chỉ là một mô hình có tính đại diện, trên thực tế có rất nhiều những gia đình có hoàn cảnh tương tự nhưng may mắn là chưa xảy ra chuyện, mà mầm mống thì đã có rồi.
Tôi nhớ đại ý: Muốn làm hư một con người, thì cách nhanh chóng nhất là đáp ứng mọi đòi hỏi của nó từ khi nó còn là một đứa trẻ. Đây có phải là sai lầm căn bản nhất của bà Dung không?
Vâng, đúng vậy. Tôi thích cách dạy cho con tính tự lập từ nhỏ của người Mỹ.
Tôi đọc được một câu chuyện, đại ý: người cha là một triệu phú đưa con đi chơi. Đứa bé trai đòi cha mua cho nó một món đồ chơi đắt tiền mà nó rất thích. Ông bảo: "nếu con muốn thì hãy làm ra tiền mà mua nó". Rồi ông cho cậu con trai 10 tuổi làm việc chung với những người làm công trong trang trại của mình, trả lương cho nó bằng một nửa người lớn. Sau đó thì đứa bé cũng có được món đồ chơi nó thích, và học được bài học về giá trị của vật chất và lao động.
“Ngoài thế hệ trả giá, Lâm và tôi còn là thế hệ trả nợ”
Anh bảo Lâm thành ra như vậy vì mất phương hướng, không có mục đích sống. Tại sao anh ta lại như vậy?
Lâm vì quá đầy đủ nên cứ mơ hồ cảm thấy muốn tìm kiếm một cái gì đó nhưng không biết là cái gì. Sự đầy đủ quá không tạo ra động lực sống, như các cụ nói "nhàn cư vi bất thiện". Thực tế có một tầng lớp như thế, họ quá đầy đủ, được cung phụng mọi thứ, nên không cần làm gì, cũng không biết phải làm gì nữa. Ngược lại, có những người xuất thân rất khó khăn nhưng chắt chiu từng cơ hội, từng đồng tiền một để xây dựng sự nghiệp của mình. Những người này, nếu họ được xuất thân trong gia đình có điều kiện thì sự nghiệp họ đến nhanh và lớn lao hơn. Đôi khi tôi nghĩ nếu mình được sinh ra trong những điều kiện tốt sẵn có như Lâm, thì những kế hoạch, mong muốn của mình đã không có lúc lâm vào cảnh "cái khó bó cái khôn". Nhưng lại nghĩ, nếu mình là con của một đại gia, thì không khéo lại thành một Cao Thanh Lâm thứ 2, chứ không phải là mình như hiện nay đang có. Thực tế, có nhiều tỉ phú Việt Nam là trọc phú, giàu lên nhanh chóng nhờ vận may, không phải bằng học thức và tài năng. Cái giàu này mới ẩn chứa trong nó nhiều hậu họa...
Nên mới tạo ra cái gọi là "thế hệ trả giá" như Lâm. Anh cũng thuộc "thế hệ trả giá" này, anh nghĩ gì về nó?
Ngoài thế hệ trả giá, chúng tôi còn là thế hệ trả nợ, các khoản vay nợ nước ngoài đang đến và sắp đến kỳ hạn phải trả! Nhưng tôi nghĩ thế hệ tôi, méo mó là một mặt, mặt khác sự chuyển đổi này cũng tạo ra nhiều cơ hội, để buộc mình phải lớn lên, để nhận lãnh những trách nhiệm mà muốn hay không muốn cũng phải gánh vác. Đó là tính hai mặt của một vấn đề.
Với những người như Lâm và hoàn cảnh hiện nay của anh ta, thì anh ta còn có khả năng thay đổi mình không?
Trong con người của anh ta luôn muốn hướng thiện, muốn thoát ra khỏi đám bầy nhầy đó. Anh ta còn ông nội, anh ta chỉ còn sợ ông nội. Ông nội như một cái phao để anh ta bám víu, như một cái phanh để hãm anh ta lại, nhưng cái phanh đó đã mòn... Rồi trong gia đình xảy ra một biến cố lớn, nhấn chìm mọi nỗ lực của anh ta. Lâm không vượt qua được. Và rất khó kể cả nếu có thật ngoài đời. Khó để làm khác đi, làm lại, trừ khi có một cái gì đó rất đặc biệt tạo ra lực xoay, "bắn" lệch anh ta ra khỏi quỹ đạo quen thuộc để anh ta đi theo. Khi đã rơi xuống hố, rất hiếm khi người ta có thể tự nhảy lên. Thường là chìm luôn. Có những hậu quả khắc phục được, nhưng cũng có những hậu quả không thể khắc phục, bộ phim này tôn trọng khách quan đó.
Anh nhận được gì từ nhân vật Cao Thanh Lâm?
Khi làm phim xong, xem lại thấy giật mình. Xem hết phần hai, mọi người có thể thấy sự trả giá của anh ta như vậy là đắt nhưng phải như vậy, luật nhân quả thôi. Cái Lâm cho tôi là một sự cảnh báo về số phận con người: số phận ấy không từ trên trời giáng xuống, tự ta tạo số phận cho mình. Và sống là phải căng thần kinh lên mà phân biệt đúng - sai, tốt - xấu, nên - không nên, một phút buông thả mình thôi, là đã có thể lạc lối. Đã lún là chìm.
“Tôi muốn làm được một cái gì lớn lao”
Nhờ đâu anh có được một thái độ sống tích cực và một mạch tư duy khúc chiết, sáng rõ như vậy, ở vào tuổi 27 của anh?
Tôi xuất thân trong gia đình công chức bậc thường, không có ai làm nghệ thuật, được bố mẹ dành thời gian nhiều cho con cái. Trong quá trình định hình tính cách, tôi ở trong một môi trường trong lành, đến từ những người lớn xung quanh và may mắn là tôi luôn có những người bạn tốt. Nhưng Việt Anh của hôm nay vẫn chưa phải là Việt Anh cuối cùng, tôi vẫn đang trong quá trình định hình, điều chỉnh mình tiếp.
Anh đang trở thành một người như thế nào?
Tôi không có mâu thuẫn giữa mong muốn và hành động. Tôi quan niệm, để làm được một điều gì đó, ngoài những nguồn lực cần thiết, còn phải có may mắn. Đầu tiên là phải tạo môi trường thuận lợi cho may mắn đến, ấy là phải tu nhân tích đức để có sự thoải mái, thanh thản trong tâm hồn, và tích lũy may mắn nhờ sống tốt. Có hậu và có học, để phát triển được năng lực bản thân, để làm được một cái gì đó lớn lao.
“Một cái gì đó lớn lao” của anh cụ thể là gì?”
Là hiện thực hóa được những mong muốn của mình, cụ thể là đạt được thành công. Thành công trong quan niệm của tôi là một cuộc sống vui vẻ, thoải mái, không phải bận tâm quá nhiều đến một vấn đề nào đó. Tôi phấn đấu cho sự ổn định, cả về mặt tâm lý, tình cảm, thu nhập, để đạt đến sự cân bằng, không lệch về bên nào cả.
Anh đang trong quá trình xây dựng sự nghiệp, hiện là doanh nhân, tiếp xúc nhiều với tiền. Từ bản thân anh, anh thấy tiền làm cho người tốt lên hay xấu đi?
Danh vọng, tiền bạc khi đạt được rồi mình sẽ làm gì với nó? Nhiều thanh niên không đặt ra hoặc không trả lời được câu hỏi này. Phải hiểu mình cần gì? Làm gì để đạt được? Đạt được rồi thì làm gì nữa? Tiền làm người ta tốt lên hay xấu đi là tùy thuộc vào cách chúng ta trả lời những câu hỏi ấy.
“Phim nào tôi cũng yêu một ai đó!”
Bộ phim sắp tới của anh là gì?
Tôi và Hãng M&T Pictures đang làm việc để đi đến ký hợp đồng cho vai diễn vào cuối năm trong bộ phim truyền hình 30 tập Trái tim nhân ái. Vai nam chính là một bác sĩ có học thức và cá tính mạnh, có võ, xuất thân giàu có nhưng chọn cách sống tự lập. Anh ta học ở Pháp về, nhưng không cho gia đình biết mà tự đứng ra mở phòng mạch riêng. Không ăn chơi vớ vẩn lăng nhăng nữa, một "chất" khác. Đọc kịch bản, tôi thấy nhân vật này có điểm tương đồng với cậu em do Jang Dong Gun đóng trong phim Anh em nhà bác sĩ của Hàn Quốc: giỏi, lạnh băng, kiêu ngạo.
Bác sĩ chuyên khoa gì?
Chưa biết chuyên khoa gì nhưng chắc chắn không phải bác sĩ phụ khoa!
Diễn viên nữ nào đóng cặp với anh?
Anh Thư. Lại có người yêu! Tôi rút ra một điểm rất đặc biệt là từ khi đóng phim đến giờ, phim nào tôi cũng yêu ai đó và ít nhất là làm họ có chửa, còn thì đẻ (!). Ít nhất là tôi đã có 3 đứa con trong phim.
Điều gì khiến anh quan tâm nhất khi có lời mời đóng phim?Kịch bản. Và nhân vật mình sẽ đảm nhiệm. Tiền thù lao không là quan trọng nhất. Ê-kíp làm phim: biên kịch, đạo diễn, quay phim... không là mối bận tâm lớn của tôi, vì có những người chưa có tiếng tăm gì nhưng họ có thể cho ra những sản phẩm tốt.
Dạng vai nào hiện nay anh thích mà lại không có ai mời?
Diễn viên nào cũng muốn có cơ hội, nhiều cơ hội để hóa thân làm những con người xuất chúng, có tài năng đặc biệt. Tôi ước ao được vào vai một cầu thủ giỏi, một ca sĩ, nghệ sĩ piano..., là những vai phô diễn tài năng và buộc diễn viên phải tập dượt kỹ năng với chuyên gia trong nhiều tháng. Cũng rất mê được vào vai dạng người hùng, có khả năng đặc biệt để làm được một điều gì đó có ý nghĩa, thay đổi được cả một hiện trạng. Tôi xem phim hành động Mỹ nhiều, rất thích. Tôi mong trong tương lai có sự thay đổi để diễn viên có được những dạng vai mới và khán giả có món ăn mới. Tôi có cảm giác khán giả thèm phim giải trí, mà mình thì coi nhẹ.
Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện.
Theo Thanh Niên
Thành công trong quan niệm của tôi là một cuộc sống vui vẻ, thoải mái, không phải bận tâm quá nhiều đến một vấn đề nào đó. |
Vài nét về Việt Anh: Sinh năm 1981. Tốt nghiệp khoa Diễn viên trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội. Sau đó, anh học thêm một khóa về diễn xuất truyền hình của Đài truyền hình Việt Nam và học về marketting, tiếng Anh. Các phim đã đóng: Lời thề cỏ non, Dòng sông phẳng lặng, Chạy án, Chàng trai đa cảm (tất cả đều là phim truyền hình nhiều tập). Quê Hà Nội, hiện sống tại TP.HCM cùng vợ và con gái, Giám đốc Công ty cổ phần New Style. Hiện nay anh đang xúc tiến việc thành lập Trung tâm đào tạo và quản lý diễn viên chuyên nghiệp, do New Style phối hợp cùng Cục Điện ảnh, trường Nghệ thuật quốc gia Seoul (Hàn Quốc) và một học viện đào tạo diễn viên tại Hollywood xây dựng. Dự kiến tháng 7 này trung tâm sẽ đi vào hoạt động. (*) Chạy án - phần 2 Phim Chạy án (phần 2 - 27 tập) đang phát sóng trên VTV1, 20 giờ 10 thứ hai, ba, tư, năm, sáu hằng tuần. Phần 2 bắt đầu với phiên tòa xử Cao Thanh Lâm, con trai thứ trưởng Cao Đức Cẩm. Lâm bị kết án 10 năm tù vì sử dụng công nghệ tin học ăn cắp tiền của ngân hàng nhưng mẹ của Lâm, bà Dung, vẫn tìm mọi cách mua chuộc, kết hợp với những mối quan hệ trong giới luật sư, tòa án, công an bày kế cho Lâm giả điên để trốn tránh bản án. Ra tù, Lâm tiếp tục các hành vi phạm pháp, trở lại con đường nghiện hút, tham gia điều hành đường dây cá độ bóng đá của Trương Mã, một tên tội phạm xã hội đen đội lốt doanh nhân - nhà hoạt động từ thiện, cấu kết với một số đối tượng xấu thiết lập một hệ thống ăn cắp điện thoại viễn thông quốc tế... |
Tin liên quan
- Trẻ nghiện truyện ma người lớn (23:05:21 16/05/2013)
- Hà Nội: Bắt 1 lô hàng kích dục lớn (23:05:17 16/05/2013)
- 'Luật rừng' ở công ty (23:05:15 16/05/2013)
- Christina Aguilera khoe ngực (23:05:09 16/05/2013)
- Chuyện của một bảo kê nhà nghỉ (23:05:07 16/05/2013)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Việt Anh tâm sự
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo