Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
“Khu mộ mới nhất vừa làm bia. 1634 cháu chỉ chưa đầy 2 tháng”.
-
Nữ sinh tên Như khẳng định, cô chỉ đem xác con giấu đi chứ không hề vứt xuống ...
-
Sau khi tới tòa làm thủ tục ly hôn, bà Lê vào nhà nghỉ với thẩm phán rồi bị ...
-
Sau sự cố, Thanh không còn liên lạc với Đào và con gái Sao Mai, một mình Đào ...
-
Trước người đàn ông nước ngoài rơi sáng 11/2, thì 2 phụ nữ người Việt cũng rơi ...
-
Trong lúc cãi nhau, Nga đã dùng vật cứng đập vào đầu bà Bé rồi đẩy bà này xuống ...
-
Được biết, gia đình cô dâu và chú rể đều là đại gia về gỗ và có kinh tế rất khá ...
-
Thấy con lên cơn co giật, người mẹ vắt quất vào miệng con khiến hạt quất rơi ...
-
Bị đau còn bị chủ quán đòi tiền, Hậu bực tức chụp con dao đâm vào người nạn ...
Dịch chân tay miệng mỗi năm một tăng
22:53:40 16/05/2013
Số mắc chân tay miệng ở Việt Nam 4 tháng đầu năm nay đã cao bằng con số cả năm trước, trong đó có nhiều trường hợp do EV71, loại virus đang gây dịch lớn tại Trung Quốc. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo ngành y tế khẩn trương phòng chống dịch này.Tiến sĩ Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và môi trường, Bộ Y tế, cho biết vài năm gần đây, dịch chân tay miệng xu hướng tăng . Nếu như trong năm 2006, cả nước có gần 2.300 ca mắc thì năm 2007 đã xấp xỉ 3.000.
Riêng năm nay, chỉ trong 4 tháng đã có khoảng 3.000 ca chân tay miệng, với 10 trẻ tử vong. Dịch đợc dự báo sẽ bùng phát mạnh trong năm 2008 với tổng số ca mắc có thể tăng 2-3 lần so với năm ngoái. Chỉ riêng tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, số bệnh nhân được phát hiện trong 3 tháng đầu đã tăng gấp 7 so với cùng kỳ 2007.
Ảnh: Accesskent
Bệnh nhân tập trung nhiều nhất ở miền Nam như TP.HCM, Kiên Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Đồng Nai... Phần lớn các trường hợp biến chứng nặng và tử vong cũng đến từ miền Nam, một số ở miền Trung. Trong số các nguyên nhân gây bệnh có cả enterovirus 71 (EV71) - thủ phạm khiến 16.000 em bé Trung Quốc phải nhập viện và 26 bé tử vong. Dịch ở nước này đang lan dần xuống phía Nam và có thể xâm nhập Việt Nam, theo nhận định của các chuyên gia.
Lo lắng trước diễn biến này, Bộ Y tế đã ra công điện khẩn yêu cầu y tế các tỉnh tăng cường giám sát để phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ dịch chân tay miệng tại nhà trẻ, mẫu giáo, cách ly điều trị các trường hợp mắc bệnh. Tại các nhà trẻ, mẫu giáo, cần đảm bảo vệ sinh phòng học, dụng cụ, đồ chơi, vệ sinh ăn uống...
Văn phòng Chính phủ cũng có công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, yêu cầu Bộ Y tế phối hợp với các bộ ngành liên quan chủ điịng phòng chống dịch chân tay niệng do EV71, các địa phương theo dõi sát diễn biến của dịch để sớm phát hiện, điều trị các ca mắc.
Virus EV71 có ở khắp nơi
EV71 là virus đường ruột hướng thần kinh, khi vào cơ thể sẽ xâm nhập các hạch bạch huyết rồi đến các tế bào dưới da, làm xuất hiện ban đỏ, mụn nước ở lòng bàn chân, bàn tay, miệng. Trong số các virus gây bệnh chân tay miệng, đây là tác nhân dẫn nhiều ca biến chứng nặng nhất, như liệt, viêm não, viêm màng não và tử vong. Lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh do EV71, nhưng nhiều nhất vẫn là trẻ dưới 10 tuổi.
Đây không phải là virus mới và đã có mặt ở Việt Nam từ lâu, lưu hành nhiều nhất ở miền Nam, nhất là thời điểm xuân hè, thu đông. Tại miền Bắc, thủ phạm gây hội chứng chân tay miệng chủ yếu là virus coxsackie, gây triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên theo tiến sĩ Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, ngay ở khu vực này cũng có EV71. Kết quả phân lập virus từ một số ca bại liệt cho thấy, một số bệnh nhân bị liệt do virus này, trong đó có bệnh nhân phía Bắc. Có thể do khí hậu mát hơn, mật độ lưu hành virus thấp hơn nên EV71 không bùng phát và gây các ca biến chứng nặng như ở phía Nam.
Về việc dịch chân tay miệng năm nay bùng phát mạnh ở miền Nam và gây nhiều cái chết ở Trung Quốc, ông Hiển cho biết chưa xác định được nguyên nhân, không loại trừ khả năng độc lực của virus đã có sự thay đổi.
Cách phòng bệnh tương tự tiêu chảy cấp
Virus EV71 tồn tại trong dịch tiết, nước bọt, chất nôn, phân của người bệnh và người lành mang bệnh. Nó có thể dính vào bàn tay người chăm sóc, vào dụng cụ, đồ chơi, bát đũa... và lan sang người khác qua đường miệng. "Đây là loại virus rất dễ lây" - ông Hiển khẳng định.
Ngoài ra, EV71 cũng tồn tại trong đất, nước, rau... Vì thế, cách ngăn ngừa dịch chân tay miệng do virus này cũng giống với cách phòng tiêu chảy cấp, nghĩa là giữ vệ sinh thân thể, nhất là bàn tay, đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Với các ca bệnh, cần cách ly.
Điều này càng quan trọng với các nhà trẻ, mẫu giáo bởi bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi này, và trẻ mắc bệnh dễ phát tán virus ra bàn ghế, đồ chơi cũng như những vật dụng khác ở lớp.
Theo VnExeprss.net
Theo ông Nguyễn Trần Hiển, virus EV 71 có ở khắp nơi trên thế giới và nhất là châu Á. Nó từng gây dịch lớn ở Nhật Bản, Malaysia, Đài Loan cách đây 10 năm, mức độ nghiêm trọng tương tự dịch hiện nay ở Trung Quốc. |
Tin liên quan
- Tài Em có con đầu lòng (23:11:09 16/05/2013)
- Thuốc bảo vệ thực vật làm rau nhiễm độc (23:11:03 16/05/2013)
- Bẫy tình ADN (23:10:56 16/05/2013)
- Số phận đáng thương (23:10:48 16/05/2013)
- J.Lo - Bà mẹ của năm (23:10:40 16/05/2013)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Dịch chân tay miệng mỗi năm một tăng
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo