Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Hãi hùng công nghệ nấu chè

22:53:48 16/05/2013
Không chỉ có phẩm màu, còn rất nhiều "bí quyết" mà các hàng chè sử dụng để đảm bảo nhanh, ngon nhưng... Đó là đường siêu ngọt, chất nấu nhanh nhừ, sữa, trân châu không nhãn mác... Nửa thìa, ngọt cả nồi Dân bán hàng khô và nguyên liệu chè ở khu vực chợ Đồng Xuân - Bắc Qua không lạ gì thứ đường siêu ngọt vì nó ít tốn hơn. Đường mía (tên mà giới buôn gọi loại đường siêu ngọt này) được đóng gói dưới dạng túi nilon 1kg, bên ngoài thấy có in hình một cây mía và mấy hàng chữ Trung Quốc. Đường không ở dạng hạt mà là những mảnh đường vuông vuông, nhỏ xíu, trong suốt mỏng manh như pha lê, trông rất đẹp mắt. Thành, chủ hàng đầu chợ Đồng Xuân quảng cáo: "Đường siêu ngọt này nhập từ Trung Quốc, đang được sử dụng rất "thịnh hành" trong các quán chè lớn hiện nay. Giá 38.000đ một cân, có mà dùng cả tháng. Chỉ cần cho nửa thìa thôi thì đủ bằng cho cả cân đường kính vào, ngọt cả nồi chè". Anh Thành còn cho biết có loại "hàng nhái" thì rẻ hơn, chỉ khoảng 25 - 27.000đ/kg nhưng ngọt đăng đắng, không được "tự nhiên" như loại này. Một "bí quyết" để nấu chè ngon nữa được chúng tôi khám phá là những gói bột trắng mịn đóng thành từng túi 1kg, bán với giá 9.000đ. Bình thường một nồi chè đỗ đen dù có là loại đỗ ngon, mới và xanh lòng thì cũng phải ninh ít nhất nửa tiếng đồng hồ mới nhừ, còn không thì cũng phải mất cả tiếng. Nhưng với chút bột này cho vào khi nồi đỗ vừa sôi thì chỉ cần vài phút sau là nấu xong. Thứ bột "kỳ diệu" ấy là thế, nhưng đến cái tên cũng không có và chỉ được đóng gói một cách thủ công. Người bán hàng có lẽ dựa vào đặc tính của loại bột này là khi cho vào nồi nước đang sôi sẽ làm nước sủi bùng lên nên đặt cho nó cái tên là "cần sủi". Cô bé bán hàng cho chị Sửu ở quầy 108 cười khi chúng tôi hỏi loại bột sủi này được làm từ cái gì: "Bọn em nào biết được. Hàng nhập từ Trung Quốc, chỉ biết người ta gọi là "cần sủi", làm cho các loại hạt đậu, sen nhừ thì cũng biết thế mà bán thôi". Trà = hóa chất + phẩm màu Bà Tuất ở kiốt 111 chợ Đồng Xuân giới thiệu với chúng tôi hai loại: hồng trà và lục trà, nhưng thực ra nếu không có chữ viết bên ngoài thì chúng tôi cũng chịu không phân biệt được. Có hai gói trà đều là thứ bột màu xám xám, đóng vào túi nilon 1 lạng và buộc chun kín, giống y như mấy gói phẩm màu được ghi tên hương vị bên ngoài. Hai loại trà này đều có giá 12.000đ/gói và theo lời hướng dẫn của bà Tuất thì có thể pha được mấy chục cốc trà, mà "công thức pha chế" vẫn là phải tùy theo cỡ tay mình, làm mãi rồi cũng sẽ quen. Sữa pha trà cũng được đóng gói 1kg với quy cách y như vậy. Gói sữa có màu vàng nhạt đặc trưng như bất kỳ loại sữa bột nào, nhưng điều khác biệt là trên bao bì không hề có một thông tin nào ngoài hai chữ "sữa trà". Một thành phần không thể thiếu trong món trà sữa này là trân châu đen. Những hạt trân châu màu nâu đất được đóng gói thành từng cân, có loại còn hút chân không cẩn thận vì theo như bà Tuất cho biết đây là các hạt trân châu tươi nếu để không khí vào là bở ra ngay, "chưa luộc thì trông như đấy thế này thôi nhưng luộc lên sẽ chuyển thành màu đen tuyền". Trân châu màu đen loại 12.000đ/gói được đóng trong túi nilon không nhãn mác gì, còn loại 15.000đ/gói thì trông "xịn" hơn hẳn với quy cách đóng gói hút chân không, ngoài bao bì có in chữ hẳn hoi, nhưng những chữ đó viết thông tin gì thì... chắc chỉ có nhà sản xuất mới biết. Ngoài trân châu đen còn có các loại thạch để dùng với trà sữa, cũng đủ các màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng, hồng... và các mùi vị dứa, dừa, khoai môn, cốm, xoài... Theo Khoa Học & Đời Sống
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo