- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Theo lời kể của những người bạn thân, tình yêu của Thu Thảo và Trung Tín nhẹ ...
-
Tuấn Hưng xưng 'bố', gọi 'chúng mày' với ban tổ chức Bài Hát ...
-
Mới đây trên trang cá nhân của mình, Maya vừa đăng tải hình ảnh ăn mừng sinh ...
-
Thanh Vân tự chế ra chiếc 'tủ lạnh' để bảo quản sữa khi đi xa.
-
Cô thuê một căn nhà ở quận 11, sau đó sửa sang và cho thuê lại, hai mẹ con chỉ ...
-
Lá thư từ Mỹ bày tỏ sự bức xúc với vợ cũ và thể hiện tình cảm với mẹ.
-
Nam ca sĩ trải lòng về sóng gió hôn nhân thời gian qua và tự nhận mình vô tâm...
-
Lê Phương và diễn viên Quốc Trường thường xuyên ở bên nhau...
-
Linh Nga ở cùng cha mẹ và nói về chuyện riêng: 'Chúng tôi cư xử văn minh, ...
Đỏ mặt vì xem kịch TPHCM
Người đàn ông bụng to ngồi trên giường đưa đẩy: 'Anh có nhiều cây viết trên người, cây nào cũng ở trong thế... sẵn sàng'.
Cô gái ưỡn ẹo vì mãi ông chưa chịu ký vào bản hợp đồng: “Bút lâu ngày không dùng nên cạn mực chứ gì?”.
Cô đề nghị được giúp, vừa thổi vừa ngậm vào cây viết ấy, kéo lên kéo xuống. Người đàn ông mặt sững sờ, cô giải thích: “Hồi nhỏ viết hết mực, em toàn làm thế này không à”. Khán giả cười nghiêng ngả.
Con gái đi xem cùng mẹ, quay sang hỏi: “Sao lại cười, cười vì cái gì hả mẹ?”. Mẹ đỏ mặt, không biết giải thích với con thế nào. Tuy đã ở tuổi 18 nhưng những chuyện như thế vẫn “quá người lớn” so với độ tuổi thơ ngây của cô.
Một khán giả Việt kiều nhận xét về sân khấu kịch TP HCM: 'Có rất nhiều 'rác' trên sân khấu, diễn viên chửi thề mà không có lý do, diễn viên nam giả nữ mà không có lý do, nhiều cảnh quá 'bẩn' mà trên sân khấu Mỹ người ta có thể còn cấm...'. Vị khán giả này cũng nhận xét về sân khấu đang được coi là năng động và thành công trong nền kinh tế thị trường hiện nay: "Tôi thấy giật mình, khi đi xem 7-8 vở kịch, ở các sân khấu Idecaf, Trần Cao Vân, Hưng Đạo, Phú Nhuận. Một số vở diễn độc đáo, gây shock nhưng không phải cái shock độc đáo mà hầu hết là chuyện giật gân, làm phân tán ý tưởng chính của kịch bản". |
- Trong Nhân danh công lý (đạo diễn Đức Thịnh, sân khấu Phú Nhuận) bày ra hình ảnh cô giáo Quỳnh bị Hoàng Tú cưỡng bức - Hoàng Tú vừa cởi quần áo vừa lao vào Quỳnh, giằng co...
- Trong Hợp đồng mãnh thú (sân khấu Idecaf), những cảnh vồ nhau trên giường của gã đàn ông hám gái với tên đàn ông giả gái diễn thật và dồn dập đến mức khán giả bên dưới giật mình. Cảnh này được thực hiện nhiều lần.
- Nặng nhất là vở Sát thủ hai mảnh (sân khấu Idecaf), cô chị chưa chồng nằm mơ thấy mình bị bốn gã đàn ông... hiếp dâm. Trong giấc mơ, cô gái kêu la, oằn xé với những âm thanh chỉ có riêng trong phòng the. Nghe bà chị rên la, cô em gái vào đánh thức để rồi nghe những tiếng chửi khó nghe từ bà chị: “Tao đang mơ thấy bị trai đè, tại sao mày phá nát giấc mơ đẹp của tao, con quỷ cái?”. Cô chị không lấy gì làm xấu hổ, ngược lại có vẻ tự hào và thỏa mãn...
- Màn nóng bỏng nhất trong Sát thủ hai mảnh là màn trình diễn áo tắm của bốn cô gái, với ý đồ “câu” gã đàn ông họ Sở. Khán giả được dịp “no” mắt với bốn cô diễn viên xinh đẹp và nổi tiếng đi tới đi lui trên sàn diễn. Cảnh này chỉ “nóng” chứ không sex, nó tác động mạnh tới số vé bán ra. Ở đâu cũng nghe nhiều người kháo nhau: “Đi xem hai mảnh để rửa mắt”.
Cảnh trong vở Nước mắt người điên
- Hãy khóc đi em (sân khấu Idecaf), hình ảnh người chồng đè cô giúp việc giữa sàn diễn thật trần trụi.
- Trong Nước mắt người điên (sân khấu Phú Nhuận), có những cảnh sex đến nỗi Hội đồng nghệ thuật phải yêu cầu cắt bỏ. Khán giả bên dưới thì lao xao.
- Trinh nữ trên sân khấu kịch Sài Gòn, tới màn động phòng của hai nhân vật chính là khán giả la hét, huýt sáo. Cảnh này được dàn dựng cụ thể đến từng chi tiết. Ở ngoài ghi “cấm trẻ em dưới 14 tuổi” càng làm khán giả tò mò.
Cảnh trong vở Trinh nữ
Chửi bậy cũng thành đặc sản
Vở Sát thủ 2 mảnh, các nhân vật được đạo diễn đặt trước các tình huống sẵn sàng nhảy xổ vào đối tượng và xưng hô “mày, tao”, “con này, con kia”, thậm chí chửi “Bà mẹ mày!”, “Bà nội mày”...
Phụ nữ gần như có thể “ăn tươi nuốt sống” đàn ông với ngôn từ, hành động trần tục nhất có thể, thậm chí đè nhau ra một cách trắng trợn trên sân khấu, hôn hít bạo liệt.
Bốn cô gái được đặt trong giả định khi thế giới này chỉ còn lại một người đàn ông, cần sự phô trương cơ thể để thu hút họ (có vẻ) rất hợp lý. Họ là những sát thủ, tính cách mãnh mẽ, quyết liệt (cũng không sai). Thế nhưng, phụ nữ có cần cần phải thô tục đến như vậy?
Trong kịch Sát thủ 2 mảnh.
Và cũng không mấy thuyết phục khi ta chỉ có chuyện bốn người phụ nữ giành nhau việc tạo ra một người đàn ông cho mình mà phải mất thời gian dài cả tiếng đồng hồ để đối chất lòng vòng với nhau, chửi qua chửi lại bằng những câu đầy ẩn ý, có lúc lập ngôn một cách rất “bản năng”: “Không có phần thân thì chuyện ấy làm thế nào?”, “Có những chuyện đàn ông làm bằng đầu còn tuyệt vời hơn những chỗ khác”...
Nhân vật diễn những câu thoại ấy với gương mặt cười tủm tỉm, mắt đá nghiêng. Nếu họ trong sáng và xét theo chân lý “người nói không có tội, người nghĩ mới có tội” thì rõ ràng lỗi thuộc về khán giả. Vì sao khi nghe những câu nói ấy, khán giả đỏ mặt nhưng có người vẫn vỗ đùi cười hả hê? Giới tính nên được hiểu thế nào? Một thực tế khác, liệu có phải sân khấu kịch TP HCM thiếu diễn viên nữ đủ tài năng đến mức các nam diễn viên phải liên tục giả gái từ sân khấu người lớn đến thiếu nhi? Chắc chắn không.
![]() |
Lê Khánh trong vở kịch Sát thủ 2 mảnh. |
Thích trai giải gái hơn là 'gái xịn'
Sự ủng hộ dành cho Thanh Thủy, Ái Như, Hồng Vân, Thúy Nga, Việt Hương... đủ để chứng minh họ có chỗ đứng trong lòng khán giả. Thế nhưng một số bộ phận khán giả khẳng định họ thích xem Thành Lộc, Hoài Linh giả gái. Họ được mãn nhãn với khả năng hóa trang, khoái trá nghe những ngôn từ nhẹ nhàng bằng giọng nói ồm oàm, được cười thoải mái với những tình huống trớ trêu do “cô gái” trong thân thể đàn ông mang lại...
Khán giả là thượng đế, khi họ thích thì nhu cầu được cung ứng một cách tuyệt đối. Nhiều kịch bản được đẻ ra có nhân vật như thế để diễn viên “tung tài”, dù thực sự, chẳng cần đến mức phải cải trang mới nói lên được cái hay của câu chuyện.
Xem đã đời Thành Lộc trong vai cô gái “đánh vật” với Tuấn Khải, Huy Khánh trên giường, cùng hàng trăm những chiêu trò, tình huống gây cười, có người thấy “đã”. Họ thậm chí bị thuyết phục vì câu nói “Tôi thương em” cuối vở, của một nhân vật nam dành cho một nhân vật nam khác. Có người không phản đối chuyện “trên giường” ở sân khấu, nhưng cho rằng những gì diễn ra dưới bàn tay đạo diễn có phần kệch cỡm.
Với tư cách người lớn, những bậc cha mẹ sẽ giải thích thế nào khi bé thắc mắc: “Vì sao con trai lại “thương” con trai?”.
Tệ hơn, nó không hỏi người lớn, mà mặc định trong lòng rằng điều đó là hiển nhiên. Những bậc phụ huynh sẽ nghĩ gì khi nhìn con của mình xem kịch thiếu nhi, nhao nhao: “Chú Thành Lộc kìa”, “chú Hữu Châu kìa”... cười hồn nhiên với những câu nói, hành động trên sân khấu của họ và thản nhiên chấp nhận đó là... nữ.
Giả là diễn viên đã diễn quá đạt nhân vật của mình, trong lòng khán giả không còn khoảng cách giữa người diễn và nhân vật nữa. Thế nhưng, người lớn sẽ phải giải thích thế nào với con, trước câu hỏi: “Vì sao cô Thanh Thủy, Lê Khánh không đóng vai đó?”. Họ sẽ suy nghĩ thế nào và làm gì khi một ngày thấy con trai của mình bắt chước thần tượng cài hoa lên đầu, mặc áo đầm, õng ẹo...?
Hải Quỳnh (311/52 Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh, TP HCM): "Tôi chưa bao giờ coi thường nỗ lực của các nghệ sĩ sân khấu kịch Idecaf trong việc dựng kịch cho thiếu nhi (hỡi ôi, ngoài Idecaf ra, còn ai dựng kịch cho thiếu nhi!?). Hai con tôi, một gái một trai, rất thích coi kịch “chú Thành Lộc” và đặc biệt, rất thích bắt chước kịch “chú Thành Lộc”. Và sau đó chúng bắt chước chú Thành Lộc, chú Hữu Châu... giả gái õng à õng ẹo, “hồn bà cốt ông” và khoái chí nhại lại với nhau những lời thoại tự nhiên như... chợ trời. “Cẩn thận, chúng ta đang làm kịch cho trẻ em xem”, tôi mong điều này có thể trở thành một lời cảnh báo thường xuyên cho các nghệ sĩ mỗi khi bắt tay dựng một vở kịch mới cho thiếu nhi.
Trần Gia Tiến (41/12 Sao Mai, phường 7, quận Tân Bình, TP HCM): “Trước đây, một vở kịch của IDECAF tôi thường xem 3-4 lần nhưng sau này, không còn hứng thú để xem lần hai. Một số vở gần đây có nội dung hời hợt, đặc biệt có một số cảnh hết sức khó coi như bốn cô gái phô bày thân thể để dụ chàng trai xuất hiện, cảnh chàng trai trói bốn cô gái lại rồi mơn trớn từng cô, cảnh các cô gái ao ước được làm tình (thể hiện với manequin trên sân khấu)...Trong một vở khác, nhân vật nam giả nữ cũng có những hành động như gợi dục, bạo dâm với ba nhân vật nam còn lại: đè nhau trên ghế, ngồi lên người, vật nhau trên giường (mà trên người chỉ quấn một chiếc khăn tắm)... Tôi thấy như thế quá lố, mà cái gì quá cũng không hay. Đặc biệt, NSƯT Thành Lộc luôn được các bạn trẻ, nhất là các em thiếu nhi, luôn coi là thần tượng và dễ dàng bắt chước, học theo anh. Tôi có xem một clip trên YouTube, một bạn trẻ khoảng 20 tuổi bắt chước y chang điệu bộ và lồng giọng nói của nghệ sĩ Thành Lộc trong một đoạn vở Chuyện thần tiên xứ Phù Tang. Thật không biết nên vui hay nên buồn!
Theo Thể Thao và Văn Hóa / VTC
- Đức Hải và bí quyết 'làm một lúc 3 nhóc' (11:13:00 07/04/2009)
- HH Nga chụp bộ ảnh trần trụi khi 15 tuổi với giá 50USD (17:06:00 03/04/2009)
- Công chúa Chil thứ 2 sẽ lấy hạ sĩ Yeon (15:31:00 02/04/2009)
- Sao 'dập dìu' đến quán bún nghe Tùng Dương hát (11:11:00 31/03/2009)
- Nữ ca sĩ Hàn biến dạng sau 20 lần phẫu thuật thẩm mỹ (15:23:00 30/03/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |