Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Được và mất khi Hồ Ngọc Hà đi kiện

12:54:23 17/05/2013
Sau khi một tờ báo đăng bài viết về đám cưới năm 16 tuổi của Hồ Ngọc Hà, cô cùng gia đình đã lên tiếng, mời luật sư khiếu nại về những thông tin mà cô cho rằng 'chưa đúng' trong bài báo này, và kiên quyết đòi kiện cơ quan báo chí kia đã xâm phạm đời tư cá nhân. Chưa biết diễn biến của vụ kiện sẽ tới đâu, nhưng thông tin của sự việc đã được báo chí đăng tải liên tục. Và khi Luật chưa quy định cụ thể về việc thế nào là xâm phạm đời tư cá nhân, nhiều kênh thông tin bỗng trở thành diễn đàn tranh luận của giới luật gia. >> Nữ luật sư Hằng Nga: Hồ Ngọc Hà có khả năng thắng kiện>> Ý kiến của các luật gia bất lợi cho Hồ Ngọc Hà>> Hồ Ngọc Hà gửi khán giả: Chưa thật sự hiểu hết hay chỉ nghe một phía thì khoan hãy kết luận>> Mới được 'ba trên mười phần sự thật' về Hồ Ngọc Hà>> Hồ Ngọc Hà thừa nhận 'đám cưới 16 tuổi' và kiện báo Pháp Luật và Cuộc Sống  Đường tới công lý của Hà Hồ còn xa  Trong những thông tin mà gia đình Hà Hồ cho rằng bài báo đưa chưa đúng, số tuổi của Hà Hồ năm đó là 17 tuổi chứ không phải 16. Tuy nhiên dù với cách tính nào, đám cưới diễn ra ngày 21/4/2001, Hồ Ngọc Hà sinh ngày 25/11/1984, sự thật vẫn chứng minh rõ ràng đám cưới này đã vi phạm pháp luật, bởi Hồ Ngọc Hà cưới chồng khi cô chưa đủ tuổi thành niên. Theo Luật Hôn nhân và Gia đình (khoản 1, điều 9) quy định, nam nữ kết hôn với nhau phải đủ điều kiện tuổi đối với nam từ 20 trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.   Đáng chú ý, gia đình ca sĩ Hà Hồ cũng cho rằng bài báo đã vi phạm đến đời tư cá nhân của cô: “Cho dù toàn bộ thông tin mà bài báo trên đăng tải là sự thật thì tác giả và quý báo cũng đã vi phạm pháp luật vì đây là quyền bí mật đời tư của Hồ Ngọc Hà". Nhiều luật gia cho rằng, việc báo chí đưa tin về một đám cưới tảo hôn, vi phạm pháp luật thì không bị xem là xâm phạm đời tư. Ở đây bài báo nêu vụ tảo hôn này đặc biệt hơn các trường hợp khác là vì nhân vật là một người nổi tiếng. Đám cưới được tổ chức rình rang, có nhiều người biết và đến tham dự thì việc kể lại đám cưới này không bị xếp vào hành vi xâm phạm đời tư cá nhân. Theo Luật Báo chí, phía gia đình Hồ Ngọc Hà phải khiếu nại đến tờ báo yêu cầu đính chính những thông tin mà họ cho rằng sai sự thật. Sau 10 ngày kể từ ngày khiếu nại, cơ quan báo chí không cải chính hoặc có cải chính nhưng gia đình Hà Hồ không thỏa mản, lúc này phía nguyên đơn mới có thể khởi kiện ra tòa. Không chỉ yêu cầu tờ báo cải chính, gia đình Hà Hồ còn yêu cầu “bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần” theo quy định. Mức bồi thường này tối đa không quá 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Với mức lương cơ bản hiện nay là 730 nghìn đồng/tháng, nếu nhân với số phạt, thì mức tối đa mà Hà Hồ có thể nhận được để bù đắp tổn thất tinh thần do một số thông tin chưa đúng của bài báo chỉ dừng ở con số 7,3 triệu đồng. Trước sự kiện gia đình Hồ Ngọc Hà chuẩn bị thủ tục kiện tờ báo, Nhà báo – Thiếu tá công an Gia Bào đồng thời là tác giả bài báo đã lên tiếng. Theo ông, bài viết này được ông viết lại qua lời kể của người trong cuộc, nên có thể người kể đã nhầm lẫn một số chi tiết nhỏ trong đám cưới năm 16 tuổi của Hồ Ngọc Hà. Nhà báo Gia Bào cũng cho biết, mình chỉ viết một phần sự thật chứ chưa phải là tất cả. Những thông tin trong bài báo mới chỉ là "biết mười nói ba" mà thôi! Khi phải đối diện với cán cân công lý, các bên sẽ tìm cách chứng minh thông tin của mình đúng. Chỉ đến khi sự thật phơi bày, những điều tưởng như "sống để dạ, chết mang đi" biết đâu lại tiếp tục được phanh phui. Và công chúng sẽ có cơ hội nhìn nhiều chân dung khác của những người trong cuộc? Nếu ra tòa, giả sử Hồ Ngọc Hà thắng kiện, cô và gia đình cũng chỉ nhận được số tiền 7,3 triệu đồng, và dù có thắng, hình ảnh của Hà Hồ cũng đã không còn đẹp trong mắt người hâm mộ… Ngược lại, nếu Hà Hồ không thắng kiện tại tòa, những gì cô tạo dựng bấy lâu sẽ dễ dàng tiêu tan như bọt xà phòng. Khi gia đình Hà Hồ lên tiếng, nhiều luật gia đã có những tranh luận trái chiều về việc phân định vấn đề… Nhưng nhìn mãi, con đường đến tòa của Hà Hồ vẫn còn xa lắm!. 
Quy định pháp luật: Chỗ mờ, chỗ tối
  Cho đến nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định rõ ràng về bí mật đời tư là gì, phạm vi của bí mật đời tư là như thế nào, mà chỉ có một số quy định như trong Bộ luật Dân sự (Ðiều 38), Luật Giao dịch điện tử (khoản 2 Điều 46) quy định quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ; việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư cá nhân phải được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; thư từ, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn, bí mật và việc kiểm soát các loại này được thực hiện khi pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Riêng Bộ luật Hình sự (Điều 125) có quy định: Người nào có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì tùy trường hợp sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm, phạt tù đến hai năm. Những khiếm khuyết nói trên đã dẫn đến nhiều quan điểm khác nhau trong việc xác định bí mật đời tư của cá nhân và phạm vi của nó. Điều đáng nói là một khi pháp luật chưa xác định được rõ ràng những khái niệm này thì việc bảo vệ quyền bí mật đời tư, xử lý các trường hợp được xem là xâm phạm bí mật đời tư không khỏi dẫn đến những tranh cãi, bất nhất, không nghiêm minh. Có ý kiến cho rằng bí mật đời tư của cá nhân được hiểu là những gì gắn với nhân thân con người (thông tin, tài liệu, hình ảnh về cá nhân, việc làm, tình yêu, gia đình, các mối quan hệ… gắn liền với một cá nhân) mà người này giữ kín, không muốn để lộ cho người khác biết. Nói nôm na, bí mật đời tư có thể hiểu là chuyện riêng của người này mà không muốn cho người khác biết. Thế nên bất cứ ai thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư cá nhân người khác (không cần phân biệt những thông tin, tư liệu ấy đang được cá nhân đó giữ bí mật hay đã được cá nhân đó để lộ ra) mà không được sự đồng ý của cá nhân đó đều là xâm phạm bí mật đời tư. Thế nhưng có không ít ý kiến lại la trời: Hiểu như thế thì hầu như cái gì cũng có thể bị coi là bí mật đời tư của cá nhân bởi phần lớn sự việc, sự kiện xảy ra trong cuộc sống đều xuất phát và gắn liền với cá nhân. Hiểu như thế sẽ không khớp với thực tế, pháp luật và không còn “đất sống, đất viết” cho nhiều người, nhất là nhà báo, nhà nghiên cứu… Phơi bày nơi công cộng: Không còn bí mật đời tư   Trong hoàn cảnh pháp luật hiện chưa có quy định rõ ràng về khái niệm và phạm vi “bí mật đời tư của cá nhân” thì xét ở góc độ nghĩa của từ ngữ theo từ điển tiếng Việt, bí mật đời tư của cá nhân được hiểu là những gì thuộc về đời sống riêng tư của cá nhân (thông tin, tư liệu…) được giữ kín, không công khai, không tiết lộ ra. Còn nếu các thông tin, tư liệu cá nhân đã được công khai, lộ ra thì không còn là bí mật đời tư nữa. Do đó, cần hiểu bí mật đời tư của cá nhân là những thông tin, tư liệu mà chỉ mỗi cá nhân đó biết và quyết giữ bí mật. Còn nếu đó là chuyện diễn ra nơi công cộng, là chuyện mà cá nhân đó đã để lộ ra cho người khác biết thì không còn là bí mật đời tư nữa. Lý giải thêm vấn đề này, có ý kiến viện dẫn Thông tư số 09/2005/TT-BCA ngày 5-9-2005 của Bộ Công an quy định về nơi công cộng là: “Các khu vực, địa điểm phục vụ chung cho mọi người như vỉa hè, lòng đường, quảng trường, cơ sở kinh tế, văn hóa, nơi sinh hoạt cộng đồng; tại khu vực trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội hoặc tại những nơi công cộng khác”. Trên cơ sở đó, ý kiến này đã cho rằng bất cứ cá nhân nào, nhất là người của công chúng như văn nghệ sĩ mà xuất hiện ở nơi công cộng (như cách hiểu nói trên) và có lời nói, hành động hoặc không hành động gắn liền với việc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một sự việc, sự kiện nào đó thì những gì liên quan đến họ không còn là bí mật đời tư nữa.
Có thể dùng luật khác để bảo vệ Trong lúc chờ đợi các nhà làm luật, hướng dẫn luật có thẩm quyền có giải pháp thỏa đáng về vấn đề này, ca sĩ Hồ Ngọc Hà nói riêng và những người bị xâm phạm quyền bí mật đời tư (tùy theo nội dung bị xâm phạm là gì) có thể áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Báo chí, Luật Giao dịch điện tử… để bảo vệ mình. Nếu như báo, đài… đưa tin, viết bài về mình không đúng sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thì có quyền căn cứ vào các luật này để yêu cầu cải chính, xin lỗi, đăng lời phát biểu của mình, đòi bồi thường thiệt hại. Nếu yêu cầu đó không được chấp nhận thì có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền.
 
  Theo PLTP / Xzone
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo