Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
NTK Võ Việt Chung cho biết bộ trang phục được đầu tư nhiều nhất từ trước đến ...
-
Cách đây không lâu, người phát ngôn của nữ ca sĩ cho biết sức khỏe của cô không ...
-
Bé Na lại xinh xắn với khuôn mặt trắng hồng và đôi mắt tròn xoe như hai hạt ...
-
Cậu chuyện khó có hồi kết khi Dương Yến Ngọc và Pha Lê vẫn tiếp tục nhắc tới.
-
Thùy Lâm tham dự một sự kiện tại TP HCM.
-
Đêm Baggio thú nhận chuyện này cũng là đêm Quỳnh Trâm viết status chửi bới ...
-
Dung mạo của cựu thành viên Mây Trắng đã hài hòa hơn,
-
Cả nhà Minh Hương diện ton trắng rất thời trang.
-
Tuấn Hưng không ngại thể hiện tình cảm trong buổi họp báo ra mắt album ' ...
Chuyện ra tập thơ mới của Vi Thùy Linh
17:24:12 17/05/2013
Tập thơ đầu tiên tác giả "dám" ghi giá bìa 90.000đ/cuốn; Tập thơ đầu tiên có một hoạ sĩ vẽ bìa và minh hoạ riêng cho từng bài; Tập thơ song ngữ đầu tiên của một tác giả trẻ và là buổi ra mắt thơ đầu tiên có tiệc ngọt và rượu chát" - Vi Thuỳ Linh nói về ViLi In Love .Cô khẳng định rằng, lời tạm biệt với thơ trong những lời tự tình cho độc giả chỉ là sự tạm ngừng tư duy thơ để bồi đắp, thể hiện bản thân ở những lĩnh vực khác, hoàn toàn không có nghĩa ViLi In Love là dấu mốc cô đặt dấu chấm cho sự nghiệp thơ ca của mình.
So giá thơ với...giá xăng
- ViLi In Love có những gì đặc biệt và khác với 3 tập thơ riêng của chị trước kia (Khát, Linh, Đồng Tử)?
- ViLi In Love nhận được sự hỗ trợ, cộng tác của hai dịch giả lớn là Dương Tường và Trịnh Lữ, sự hậu thuẫn nhiệt tình của hoạ sĩ Lê Thiết Cương. ViLi In Love là tư duy thơ theo một dòng chảy, cũng là cách Vi Thuỳ Linh thể hiện tình yêu nhưng không phải những tình yêu đang hiện hữu, không phải tình yêu trai gái mà là tình yêu dành cho những gì đã mất. Đó là những tình yêu với ký ức tuổi thơ, những mối tình đã qua, tình yêu lớn với Hà Nội, với Paris, với những miền đất đã đi và những gì chưa tới.
- Điều gì khiến chị định giá 90.000đ/1 cuốn?
- Tôi nghĩ rằng, một sự hội tụ của các tên tuổi lớn như Dương Tường, Trịnh Lữ, Lê Thiết Cương và những sự lao động nghệ thuật đích thực cần được đánh giá cao. Anh Lê Thiết Cương không hỗ trợ tôi bằng cách "nhặt" những bức tranh sẵn có trong gallery để làm bìa và minh hoạ. Tôi đã làm việc chuyên nghiệp, đã đặt vấn đề nghiêm túc với những người tôi muốn được cộng tác, gửi bản thảo tới tận tay họ và cùng đối thoại để có được một tác phẩm tốt nhất. Vì thế, tôi không muốn đánh đồng hoặc "hạ giá" mình bằng với những tác phẩm khác. Cụ Nguyễn Tuân xưa đo giá trị bằng những tô phở - phở bản vị, thì nay tôi xin ví giá thơ của mình với "xăng bản vị". So với giá xăng của ngày hôm nay, ViLi In Love có giá tương đương...6 lít xăng (nếu ngày mai xăng không tăng giá) thì đâu có cao? Nhà thơ cũng phải sống, cũng phải chật vật 3,4 năm mới ra mắt được một tập thơ. Và những tập thơ của tôi không phải là sự góp nhặt các tác phẩm rải rác nhiều thời điểm khác nhau mà hoàn toàn là những bài mới được cấu trúc theo ý tưởng. Đó là một quá trình tư duy, suy ngẫm và vắt kiệt tâm sức của mình cho những con chữ.Cách đây 3 năm, tập thơ Đồng Tử của tôi có giá 55.000đ/cuốn, khi đó cũng là tập thơ của tác giả Việt Nam đắt nhất trên giá thơ ở các hiệu sách.
- Với ViLi In Love, chị có những cảm xúc gì đặc biệt?
- Viết ViLi In Love, tôi đã khóc rất nhiều, khóc với những cảm xúc rất thật cùng thơ. Tôi đã khóc thương bà sớm góa bụa và bây giờ lại già yếu, nhớ ông nội với ký ức thời thơ bé, khóc khi viết những dòng tình tự với độc giả, khóc khi nhớ về quá khứ và khóc khi cuộc sống biến đổi, mình biến đổi, khóc vì sắp hết tuổi thanh niên...
Nếu các nghệ sĩ nhiếp ảnh ghi lại các khoảnh khắc, xúc cảm bằng hình ảnh, thì tôi ghi lại bằng ngôn ngữ. Có những hình ảnh, những xúc cảm vẫn tiếp tục tồn tại trong tôi cho đến tận ngày hôm nay cùng hành trình kỷ niệm.
ViLi In Love là ViLi đang yêu. Không lúc nào tôi không yêu vì không yêu thì không viết được. Đừng hiểu nghĩa của từ yêu là nay yêu người này, mai yêu người khác hay yêu theo nghĩa trần tục. Đó là sự nuôi sống xúc cảm của người đang yêu. Tôi háo hức chờ ViLi In Love từ nhà in, mang sách về nhà mà rưng rưng đến sáng không ngủ được. Tôi đã đi qua tuổi trẻ của mình với hành trình thơ 13 năm, đó là sự thật minh chứng tình yêu lớn với thơ của tôi.
Nhà thơ - Xin tiền - Bán thơ - Có gì sai?
- Phải chăng cũng từ những suy nghĩ như vậy mà chị không ngại rao bán các tập thơ của mình?
- Tôi không hiểu vì sao trong suy nghĩ của rất nhiều người luôn là sách dùng để tặng. Tôi mong muốn những tác phẩm của mình được đọc, mong công sức lao động nghệ thuật của mình được ghi nhận. Bạn ra đường, uống một ly trà đá cũng phải trả tiền. Trong khi đó, nhà thơ khó khăn đủ điều. Tôi bán sách có gì là sai? Tôi cung ứng tác phẩm của mình đến tận tay người đọc cùng chữ ký của mình cũng thể hiện sự trân trọng của tôi đối với họ - những người sẽ đọc thơ tôi. Nếu nghĩ rằng những nhà thơ có thể làm thơ, in thơ và xách hàng "bị" thơ rồi gặp người quen lại tặng một cuốn, những người như tôi sống bằng gì? Tặng nhiều cũng làm giảm giá trị của tác giả và thơ. Người tặng nhiều thường là người quá giàu hoặc không bán được, hoặc cần mua danh. Tôi không nằm trong tất cả các trường hợp này.
- Tại sao những người tài trợ cho thơ chị lại là giám đốc trung tâm nghiên cứu gây nuôi cá sấu, một hãng bia, hãng sơn hay công ty chứng khoán?
- Tôi đã có những lời hứa tài trợ đầy hào hiệp của một số người mà tôi đã nghĩ họ là mạnh thường quân, là những doanh nhân có lòng yêu nghệ thuật, biệt đãi những nhân tài. Nhưng tôi đã nhầm - đó chỉ là dối trá. Họ hứa với tôi theo cách một người đàn ông lúc bốc đồng bia rượu. Tôi xuống Hải Phòng, đi tàu hỏa vào TP HCM, ra Đà Nẵng nhưng nhà tài trợ nào cũng kêu bận hoặc tỏ ra không nhiệt tình, cố ý tránh mặt tôi sau khi đã hẹn quả quyết. Và họ sẽ còn tránh dài dài vì xấu hổ. Có nơi chỉ quan tâm tới những gì thuộc về bề nổi như các buổi trình diễn nghệ thuật lớn hay những chương trình ca múa nhạc, bóng đá. Họ thờ ơ với những gì thuộc về nghệ thuật chiều sâu.
Và cuối cùng, tôi cũng đã có những sự giúp đỡ. Một số mang danh nghĩa cá nhân và họ không cần gì ở tôi ngoài một cuốn sách khi được in ra. Số tiền không lớn về giá trị vật chất nhưng là điều hết sức đáng trân trọng với cá nhân tôi. Và nhắc đến họ là cách tôi thể hiện rằng tôi là người có trước, có sau, chuyên nghiệp và sòng phẳng.
- Tại sao chị không làm việc với một nhà xuất bản nào đó, chị sẽ không phải tự mình làm tất cả mọi việc, nhất là việc "xin tiền" in thơ?
- Tôi muốn được là người chủ động từ thiết kế, chất lượng giấy đến mức nhuận bút mà những điều đó tôi sẽ không có nếu làm việc qua các nhà xuất bản. Họ trả tôi mức nhuận bút "cào bằng", tự quyết khổ sách thơ, duyệt thiết kế. Nếu như vậy thì mức tiền tôi nhận được cho những gì đã làm bèo bọt quá. Tôi còn phải trả nhuận bút cho những dịch giả nữa chứ. Nhưng tôi có một may mắn lớn là không ai trong số họ đặt vấn đề tiền, họ nhận lời với tôi bằng tình. Cả hai dịch giả đều đang dở dang các dự án, đều có một vài cuốn sách đang chờ nhưng họ đã tạm gạt sang một bên và tập trung dịch thơ cho tôi.
Đọc đi đã, trước khi hạ thấp thơ Linh
- ViLi In Love có phải một bước chuyển lớn trong khái niệm "yêu" mà những độc giả vẫn nghĩ về thơ Vi Thùy Linh từ trước tới nay?
- Trong cuộc sống thường ngày, khi đi chơi với bạn bè, tôi thường dặn họ đừng nói rằng tôi là Vi Thùy Linh. Trước đây, thì khác đấy, tôi cũng thấy vui thích khi được nhiều người biết tới nhưng thú thật là về sau tôi thấy buồn, phiền. Giá trị lớn nhất của nhà văn, nhà thơ là các tác phẩm nhưng công chúng lại thường quan tâm đến ngoại hình và đời tư nhiều hơn. Tôi nhận ra rằng, nhiều người biết không đồng nhất với việc đông độc giả.
Người đọc giả tìm đến thơ tôi, có một tập thơ của tôi vì lý do muốn được đọc thơ tôi thật ít hơn những người nghe trích vài ba đâu, đôi ba ý rồi "bắn" sang tai nọ, tai kia rồi mang ra làm đề tài cho những cuộc đàm tiếu.
Tuổi trẻ, không viết về tình yêu thì viết về cái gì? Với tinh thần duy mỹ, thậm chí duy mỹ một cách cực đoan, tôi khao khát thể hiện tình yêu của mình với người tôi yêu và với cuộc sống. Những ý tưởng về cuộc sống được thể hiện qua thông điệp tình yêu, là đề tài lớn của nhân loại. Nó phổ biến nên để diễn đạt được bằng câu chữ khác lạ là rất khó. Tôi luôn đòi hỏi mình điều này.
Tôi không muốn đưa ra nhận xét gì, nhưng nếu buộc phải hạ mình xếp hạng cùng những cái tên mà tôi hay được mang ra so sánh cùng với danh nghĩa nhà thơ, thì độc giả hãy đọc đi đã, trước khi "đánh đồng hạng" thơ tôi với những loại thơ khác. Nếu chỉ muốn nói tục, chửi bậy thì ngoài đường không thiếu người làm, không cần phải gắn chúng vào thơ ....
- Có bao giờ chị nghĩ rằng, cũng chính bởi sự thể hiện không giấu giếm cảm xúc của mình (cả trong thơ lẫn ngoài đời), nên chị khác với mọi người?
- Tôi không sống theo xu hướng xã hội mà sống theo lẽ phải của lương tâm, tâm hồn, những giá trị đẹp của con người. Sống để thức thời lúc này, thì biết đâu tâm tâm hồn bạn đã trở nên lạc hậu vào lúc khác.
Trong sự nghiệp thơ văn, trong nghệ thuật, có thể tôi là người cá biệt. Chỉ có cá biệt mới được nhớ. Và sự cá biệt đó không phải cố ý phải do tài năng và tính cách tạo nên. Nhưng trong xã hội hiện tại, người tài bình thường và người tài "an toàn" thì nhiều lắm. Tôi luôn thật và thẳng đã là cá biệt rồi. Đối với tôi, tự do nhất là khi tôi được là chính mình.
Chỉ khi tôi chết mới biết đâu là bài thơ cuối
- Bài thơ chị thích nhất ở ViLi In Love?
- Bài thơ "Tình tự Hà Nội" - cũng là tên của phần 2 trong tập thơ mang tới cho tôi nhiều cảm xúc nhất. Tập thơ dành để nói về những tình yêu đã mất, và trong trái tim tôi, Hà Nội đã mất nhiều thứ lắm. Hà Nội mất húng Láng, mất đào Nhật Tân, mất làng hoa Ngọc Hà, mất những góc phố thân quen... Tôi tự hào vì mình sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, và cùng với những cái đã mất của ngày hôm nay, tình yêu với những ký ức gắn với Hà Nội như càng lớn hơn lên.
- Có nhiều người đọc vẫn quen với khái niệm, thơ là phải có vần. Chị nghĩ thế nào nếu có nhận xét rằng, đọc thơ chị giống như đang đọc văn?
- Sân khấu kịch có kịch nói, kịch thơ, kịch hình thể, cũng như thơ có thất ngôn, ngũ ngôn, tứ tuyệt, sóng đôi tám chữ, thất ngôn bát cú đường luật... Tôi có khả năng viết được ở nhiều thể loại, trong ViLi In Love, bạn cũng có thể tìm thấy những bài thơ ở các thể khác, nhưng đa phần vẫn là thơ tự do - vì đó là sở trường của tôi. Cảm nhận thế nào là quyền của mỗi người và cũng tùy thuộc vào khả năng, hiểu biết về thơ và "thiện chí" đọc của họ. Thơ, điều quan trọng là nhạc điệu, nhịp điệu và thi ảnh chứ không phải vần. Có những bài rất vần nhưng là vè, không phải thơ.
- Nhiều nghệ sĩ hay nói rằng tác phẩm hay nhất là tác phẩm chưa viết, với Vi Thùy Linh thì sao?
- Đó là một câu trả lời khách sáo. Với tôi, bài thơ hay nhất có thể là bài viết rồi, cũng có thể là bài chưa viết. Nhưng có một điều chắc chắn: chỉ khi tôi chết mới biết đâu là bài thơ cuối
Sẽ lấy chồng khi 'đạt ngưỡng' trung niên
- Vi Thùy Linh vẫn "trò chuyện" cùng "con trai" mình trong các vần thơ. Tự nhận mình đang ở ngưỡng tuổi trung niên (30), một gia đình riêng với chồng và những đứa con phải chăng không còn nằm ở tương lai xa nữa?
- Tôi luôn muốn mình được sống như những người phụ nữ bình thường và được làm các thiên chức. Tôi sẽ lấy chồng, chắc chắn thế. Chú rể thì đã có (hơn một) luôn sẵn sàng nhưng tôi thì vẫn tiếc tự do. Tôi dặn mình phải lấy chồng trước khi qua tuổi 30.
- Vậy là sau ViLi In Love, Vi Thùy Linh sẽ "tạm nghỉ" tư duy về thơ. Vậy những lĩnh vực mà chị muốn được khám phá, thể hiện bản thân trong thời gian tới là gì?
- Hẹn với độc giả, năm 2009 Vi Thùy Linh sẽ ra mắt một tập tản văn. Vi Thùy Linh không chỉ biết làm thơ nhưng cũng đừng nghĩ rằng Vi Thùy Linh sẽ "duỗi" thơ ra thành tản văn nhé.
- Cảm ơn Vi Thùy Linh, chúc chị luôn trong tình yêu và luôn được đáp trả!
Theo NetLife
Tình tự Hà Nội (1 trong 29 bài thơ trong tập ViLi In Love)
Trận mưa dài bằng đêm tặng vạn vật sự vuốt ve của nướcNắng pha chế sương, mưa bốc hơi huyền ảo bụi màuNắng rợp xanh tán tán xanh trongNgả điệu valse điệu đàng xuống gương hồĐi tìm Hà Nội trong lòng Hà Nội.
Bắt đầu từ đâu? Từ tâm phố cổRùa Thần nổi lên lại trao gươm báuTrừ tham, diệt ác, ngu muội, vô lương.Nhưng không ai dám nhận việc thiêngCuộc bàn giao lưu niên vào sợ hãi mơ hồ, thờ ơ, lãnh cảm!
Đi tìm người Hà Nội trong thành Hà NộiNgười cũ đi đâu, âm ngọng lói rát tai xe cộNgười cũ đi đâu, nếp sống ngọng đau lòng phố cổ.Đang đi mùa hè ốm, mà tiếc mùa xuân nonĐào đã mất rồi, trăm năm trăm năm Nhật TânCánh tay nào bứng cả làng đào?Chỉ có đàn xe ủi ầm ầm trả lờiChữ ký hoá vàng đào phai đào bíchĐang phờ phạc nực nồm, thèm hít Tây HồVườn ổi, triền ngâu, sen trùm mặt nướcChỉ thấy kè, doi đất, lều, cọc sắt chiếm hồSóng đánh váng những lời chua chát
Đang xuyên qua hè, nhớ mùa thu quá!Heo may về đâu, trên những quái nhàTầng cao đặc chóp, tầng thấp đua chen, vỉa hè nhếch nhácBộ hành đánh võng mặt đườngXé thịt da tôi, khi lưỡi cưa hung bạo lia vào thân sấu, xà cừ trăm tuổiCây được sống thì cành cụt thảm thươngĐốn mau cây, lấy chỗ nhậu ồn ào, những quán ăn sát cốngLá xanh, vàng hoảng loạn xa cànhĐinh to chi chít đóng phập thân Giấy dán, lều treo, biển xe ôm mắc vào đinh nhiều như rác vứt ra đường thường nhật
Đi hết mùa hè, mong gió mùa đông bắcThèm gió bấc tháng chạp táp mặtĐể người bớt ra đường, hiếu chiến giao thông, ồn ào nói, thường trực cãi nhau, hồn nhiên văng tụcĐể cây được yên lành trong rét căm căm sống tiếp can trườngĐể ánh sáng trăng lạnh làm kỹ xảo, cho phố nằm bên phố mơ màngTrò ảo giác tỉ mỉ của kỷ niệm ngàn năm đầy lên từng khắc
Cột điện sắt gày xưa cũĐánh lạc mình giữa chằng chịt đường dâyNghiêng dốc nghiêng nhịp mái rêu dàyNgói vảy cá, ngói ống hoàng lưu ly, gối lên nhau nức nởNgói sợ chẳng được sống bao lâu, sẽ ra đi theo nhiều ngôi nhà cổSợ lịch sử ngàn năm đứt mạch phũ phàngChỉ có rêu nghe thấy lời ngói cũRêu xanh rêu vàng phủ át xót xaGiống như một kẻ an ủi thật thà
Hít hơi lạnh căng đầy lá phổiLâu lắm rồi mới được thở thoả thuêGiá Hà Nội vắng như thời các thiếu nữ tân thời, dù một tuần thôi nhỉ?Điều đó may ra chỉ tái hiện bằng điện ảnh!Vì cả năm chỉ có 1 ngày:Sáng mồng một Tết
Như những đêm hỗn mê, như những ngày ngổn ngang không kỹ thuật tốc ký hiện đại nào ghi kịpTa xuất phát về những mùa thanh lịchCái Đẹp quý phái, tinh tế bằng sự lịch lãm, kiêu kỳThanh tao hào hoa hiện ra những gì Hà NộiKý ức âm thanh ùa về giọng nóiTrong khiết, bay bổng, biểu cảm rất sangHàng rong len lỏi, xôn xao rao raoSơn ca hót bay vòm phốLũ bồ câu vóng theo chuông chiều lễ
Những tương phản va đập của kiến trúcNhững tách - nhập giật mình phát khócTourist Tây choáng váng rơi bản đồKhách hay chủ đều không giúp được nhau23 giờ, tắt đèn, vào nhà, ngủ(!)
Đi qua mấy phố nghềBúa gõ tôn, thùng chát chúaMắt toé lửa hàn, cảnh tượng còn lưuSáo sậu, chích choè thót mình bay, đậuNhững con chim nhỏ nhoi run rẩyĐừng mong dự báo tâm trạng người đờiHãy tìm độ cao an toàn mà làm tổ!Mang sách tranh Bùi Xuân Phái đi tìm phốNgười đã khuất, phố ở đâu?Những ngôi nhà, những khúc quanh tiếp nhau, đã thành điệu tango (1) giã biệtNếu không còn cây hồ, nhà cổHà Nội sẽ ở đâu, Hà Nội ơi?
Thôi đừng suy nghĩ miên man, hãy áp giải ký ức về hiện tạiLàm dịu cơn đau Thăng Long bằng những vỗ về"Đấy là cuộc cách điệu tổng thể long trọng không ngờ"(?!)Trước gian nguy không sợ hãi, tuyệt vọng
áp tay mình lên từng gốc cây, từng ngôi nhà cổAnh đi tìm những kỉ niệm xưa, những hàng xóm cũ"Người cũ đi hết rồi", bà hàng nước còn lại giãi bày, "toàn người các tỉnh về đây"Nhớ căn gác xưa đầy đủ cha mẹ, anh em, tụ tập bạn bè, Anh lặng khócLàm gì được sau những lần mưa bão, hoa rã hương, táo ổi nhạt vị rồiThả thuyền giấy lần lượt ra khơi, khi Hà Lội ngập đường sau trận mưa khởi độngAnh đi tìm bạn cũ ở ngoại ôMông lung lắm, ngoại ô xưa bến chót tuyến tàu điện cửa ô Cầu Giấy, ngoại ô nay có cả núi Ba VìTu hú gọi thấp thỏm vụ bơ vơBò nhai cả chuỗi chiều bịn rịnAnh khứ hồi về phố cổ đi Anh!
Đừng hỏi kẻ ích kỷ về sự hy sinhHãy niêm phong những giọt nước mắtĐể mắt sáng trong mở phim tài liệu mớiHà Nội trong mắt ai (2) sắc sảo, đắm say, tê táiHà Nội trong mắt người biết yêu
Trong mắt anh và em, Hà Nội của đôi mìnhCủa nhiều lứa đôi thích hôn nhau dưới gốc cây, trong góc tốiCủa những cụ bà đảm đang chợ sáng, những cụ ông đọc báo tiếng Pháp ghế đá Bờ HồCủa những con chim ham sống lích chích làm tổ mớiCủa những em bé hồn nhiên, mới tinh ước mơCủa những người xa xứ coi đất thiêng là cội nguồn xứ sở, chốn gửi hy vọng trông vềCủa những con đường, vỉa hè suốt ngày đêm không nghỉ ngơi, đào lấp, tôn nền, lát gạchCủa những rạp hát sáng đèn và nhiều rạp đã thành bãi bia, sàn nhảyCủa những hồ xanh, hồ hấp hối tiếng kêu chẹn họngCủa những bách hoá xưa thành plaza, siêu thị; những chợ cũ phá đi, xây trung tâm thương mạiCủa những hiệu ăn nhái thương hiệu xưa, nhưng toàn dân quê nấu cho thực khách kinh kỳ, kẻ bưng bê mắng khách, cãi nhau với chủCủa cầu sắt trên cao, đoàn tàu băng qua phố cổ, bánh sắt nghiến đường ray, “tiếng nói” hỏa xa - còi rúc hơi dài, hú lên báo hiệu sự hiện diện Của những bà hàng rong mấy đời, giờ nơm nớp công an lao đao chạy trốn dân phòng…Phố cổ chẳng nói gìNgoài ký ức hình ảnh, âm thanh đã qua và tiếp diễnNgười Đức sẽ nạo sạch hồ GươmNgười Pháp sẽ trùng tu cầu Long Biên, khôi phục leng keng tàu điệnNhững dự án tương lai sẽ thành sự thựcĐể giữ lại Ngày xưa.Còn người Hà Nội làm gì cho Hà Nội yêu dấu của mình?Phố cựa quậy, những tiếng khóc chào đờiĐứng trước cửa 36 Ngô Quyền (3), nghĩ về lịch sửLịch sử thành phố, lịch sử những lớp ngườiNhà hộ sinh già không còn hoạt động.Bệnh viện sản quá tải các bà bầuBố mẹ lũ trẻ sung sướng khai sinh cho con: nơi sinh Hà Nội.
Đi qua phố nghèo phố giàu rồi cũng về phố cũNắm bàn tay ấm đôi ta tìm lộng gióMùa không mùa chỉ có mùa tìnhLâu lắm mới được niềm vui xa xỉLững thững trên cầu Long Biên, ngắm sông Hồng Hà NộiRồi ngồi bên nhau nhìn liễu hồ Gươm lẳng lơ Anh ghé vào tai em một đôi môiKhông nói điều không cần nói(Mình yêu nhau hơn vì yêu Hà Nội)
Không nói điều gìLàn môi đọng lại lưng nhánh taiNhững biến hoá màu quang hợp không gian cổ kínhTừng dây nắng thơm vang từng phím láSóng gợn hồ thiêng đưa cụ Rùa cất tiếngVọng vào Đất Trời lời kể trầm hùngVề Thăng Long ngàn năm…Chỉ có người biết yêu, mới biết!
Trước 1.8.2008(Ngày Hà Tây nhập vào Hà Nội)
-----(1) Điệu nhảy chuyển động liên tục, có nhiều bước ngoặt mạnh, chân dứt khoát(2) Hà Nội trong mắt ai, phim tài liệu của đạo diễn, NSND Trần Văn Thuỷ làm năm 1982, bị cấm chiếu đến cuối 1987, gây ấn tượng mạnh mẽ, gai góc. Tại LHP Việt Nam lần VIII ở Đà Nẵng, phim giành Bông sen vàng cùng 3 giải cá nhân xuất sắc cho đạo diễn, biên kịch, quay phim.(3) Hộ sinh A - 36 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, nơi tôi sinh ra

Tôi sinh năm 1980. Dịch giả Dương Tường sinh năm 1932. Dịch giả Trịnh Lữ sinh năm 1948. Hoạ sĩ Lê Thiết Cương - sinh năm 1962 hội tụ không ranh giới tuổi tác vì nghệ thuật. |


"Đối với tôi, ngày ra mắt tập thơ ViLi In Love là một lễ hội. 17h30 ngày 7/11, tại Gallery của hoạ sĩ Lê Thiết Cương (39A Lý Quốc Sư, Hà Nội, tôi mời những người bạn thân thiết, những người yêu thơ Vi Thuỳ Linh đến chia vui với tôi. Tuy không phải là một bữa tiệc thịnh soạn nhưng sẽ có rượu vang và bánh ngọt, có không gian với lọ hoa loa kèn trái mùa - loài hoa tôi yêu thích, có những người đã đồng hành cùng tôi trên con đường tìm lại những hoài niệm tình yêu" - Vi Thuỳ Linh |
Tin liên quan
- Đỗ Hoàng Diệu: Chưa từng có khái niệm làm dâu (17:42:51 17/05/2013)
- Phương Thanh kể chuyện shock (17:42:49 17/05/2013)
- Việt Anh phủ nhận việc dựa vào các mối quan hệ của vợ (17:42:48 17/05/2013)
- Lý Nhã Kỳ vụng nội trợ và 'nghiện' khoai lang (17:42:41 17/05/2013)
- Chồng cũ của Choi bị phản đối kịch liệt (17:42:34 17/05/2013)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Chuyện ra tập thơ mới của Vi Thùy Linh
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo