Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Vợ tôi sống rất kịch, rất giả tạo, thảo mai.
-
Cháu nội vừa ra đời bà đã trù ẻo 'Sao nó bé như con chuột thế? Bé thế này ...
-
Chồng tôi toàn đi chơi tới 1-2 giờ sáng mới về.
-
Tôi bị gia đình người yêu phản đối.
-
Hình như chồng tôi mặc cảm vì 'súng ống' nhỏ nên anh ấy không ...
-
Tôi sinh thường và chỉ bị rạch một ít.
-
Vì nghi chồng có bồ nên tôi cãi vã với anh ấy.
Bố chồng tôi "than nghèo kể khổ"
16:57:10 20/04/2011
Tôi mới lấy chồng được gần 1 năm. Chồng tôi xuất thân từ gia đình nghèo nhưng do anh ấy thông minh, lại có chí nên anh ấy học khá giỏi.
Sau khi chồng tôi có được một việc tốt tại một ngân hàng lớn thì mẹ anh ấy mất do bệnh tim. Anh ấy suy sụp vô cùng vì anh ấy rất thương mẹ. Số tiền chồng tôi tích cóp được ngày mới đi làm đều dành thuốc thang cho mẹ và lo cho em trai đang ăn học. Thế mà bố chồng tôi lại là người không hề lo nghĩ cho con cái. Tiền trong nhà có bao nhiêu đâu (bố tôi chỉ có khoản lương hưu nhỏ) nhưng bố chồng tôi tối ngày mê mải lô đề, cờ bạc. Có lần, ông nợ người ta đến cả trăm triệu, bị người ta truy đuổi đòi nợ gắt gao, chồng tôi lại phải đi vay mượn để trả nợ hộ bố.
Dạo này, chồng tôi bị đau dạ dày, tốn thêm tiền thuốc. Thế mà bố chồng tôi cũng không hỏi thăm một câu, không xem con mình đau ốm, tiền nong thế nào, lúc nào ông cũng chỉ biết ông không có tiền, ông thiếu tiền, cần con trai chu cấp… Chồng tôi lại lo cho bố, thương bố nên lai lưng làm việc đến kiệt sức, đến đổ bệnh.
Tôi thực sự chán và mệt mỏi lắm rồi. Nhà tôi, bố mẹ tôi cũng nghèo khó nhưng ông bà chăm chỉ làm lụng, thương mến con rể, cân gạo, mớ rau hay quả trứng cũng gửi lên cho con. Đằng này, bố chồng tôi làm ao cá, nuôi gà đấy nhưng toàn nghĩ: “Chúng mày ở thành phố thiếu gì gà với cá” nên không cho đã đành, lên nhà con trai chơi, thích cái đầu đĩa là mang về luôn, chẳng cần hỏi con cái câu nào. Giờ tôi biết đối xử sao với bố chồng mình? Tôi không muốn hỗn hào, cũng không thể lếu láo với bố nhưng thế này thì thật quá sức. (Kiều Thu).
Ý kiến tư vấn
Dù muốn dù không, đó cũng là bố chồng, là gia đình chồng của bạn. Những bực mình, bức xúc của bạn với bố chồng (theo thư bạn viết) là hoàn toàn chính đáng nhưng đó là chuyện khó chịu mà không phải chỉ mình bạn phải đối mặt. Có bao giờ bạn tìm hiểu tâm tư, suy nghĩ của chồng bạn, lý do anh ấy không ca thán nửa lời về bố mình. Có bao giờ bạn trao đổi với chồng về những bức xúc của bạn để nhẹ lòng hơn và cũng để hiểu tình cảm của anh ấy với bố rồi trân trọng và giữ gìn tình cảm ấy.
Chuyện nào cũng có cách giải quyết của riêng nó, không phải 100% theo ý bạn nhưng chí ít cũng khiến mối quan hệ con cái – bố mẹ, vợ - chồng trong nhà có chuyển biến tích cực hơn. Hãy tâm sự với chồng bạn những suy nghĩ của bạn và lắng nghe tâm tư của anh ấy. Sau đó, vợ chồng bạn có thể dựa trên tình hình thực tế (kinh tế) để quyết định chăm nuôi, phụng dưỡng bố thế nào cho hợp lý nhất. Điều quan trọng là vợ chồng bạn cùng thảo luận với bố để ông hiểu những khó khăn mà hai vợ chồng đang gặp phải, nhất là để ông thay đổi suy nghĩ “chồng bạn có nhiều tiền” hay “vợ chồng bạn ở thành phố thì nhất định là giàu có”…
Sau khi chồng tôi có được một việc tốt tại một ngân hàng lớn thì mẹ anh ấy mất do bệnh tim. Anh ấy suy sụp vô cùng vì anh ấy rất thương mẹ. Số tiền chồng tôi tích cóp được ngày mới đi làm đều dành thuốc thang cho mẹ và lo cho em trai đang ăn học. Thế mà bố chồng tôi lại là người không hề lo nghĩ cho con cái. Tiền trong nhà có bao nhiêu đâu (bố tôi chỉ có khoản lương hưu nhỏ) nhưng bố chồng tôi tối ngày mê mải lô đề, cờ bạc. Có lần, ông nợ người ta đến cả trăm triệu, bị người ta truy đuổi đòi nợ gắt gao, chồng tôi lại phải đi vay mượn để trả nợ hộ bố.
Chồng tôi kiếm tiền vất vả lắm chứ không hề dễ dàng gì nhưng bố chồng tôi lại nghĩ, anh ấy “hốt được tiền của thiên hạ”. Mặc dù ông thừa biết hiện tại vợ chồng tôi vẫn thuê nhà trọ giữ thời buổi đắt đỏ này, chưa kể chồng tôi còn phải trang trải tiền ăn học cho em, tiền gửi về quê hàng tháng phụng dưỡng bố chồng. Chồng tôi muốn đón bố lên ở cùng nhưng bố chồng tôi không nghe, ông muốn ở quê để làm ăn (tôi chẳng thấy ông làm ăn được gì mà chỉ thấy vay nợ chồng chất). Gọi điện hỏi thăm bố chồng, động đến tiền là ông bảo hết từ lâu rồi than nghèo kể khổ, không còn gạo ăn, tiền đi đám hiếu, đám hỉ còn vay mượn hàng xóm… Chồng tôi thương bố lại sấp ngửa gửi tiền về cho bố trong khi ông phóng tay cho người khác. Ông còn xúi giục đứa cháu họ ở sát nhà bên gọi điện cho vợ chồng tôi kể ông khổ sở thế nào để chồng tôi thương bố mà gửi nhiều tiền hơn.
Dạo này, chồng tôi bị đau dạ dày, tốn thêm tiền thuốc. Thế mà bố chồng tôi cũng không hỏi thăm một câu, không xem con mình đau ốm, tiền nong thế nào, lúc nào ông cũng chỉ biết ông không có tiền, ông thiếu tiền, cần con trai chu cấp… Chồng tôi lại lo cho bố, thương bố nên lai lưng làm việc đến kiệt sức, đến đổ bệnh.
Tôi thực sự chán và mệt mỏi lắm rồi. Nhà tôi, bố mẹ tôi cũng nghèo khó nhưng ông bà chăm chỉ làm lụng, thương mến con rể, cân gạo, mớ rau hay quả trứng cũng gửi lên cho con. Đằng này, bố chồng tôi làm ao cá, nuôi gà đấy nhưng toàn nghĩ: “Chúng mày ở thành phố thiếu gì gà với cá” nên không cho đã đành, lên nhà con trai chơi, thích cái đầu đĩa là mang về luôn, chẳng cần hỏi con cái câu nào. Giờ tôi biết đối xử sao với bố chồng mình? Tôi không muốn hỗn hào, cũng không thể lếu láo với bố nhưng thế này thì thật quá sức. (Kiều Thu).
Ý kiến tư vấn
Dù muốn dù không, đó cũng là bố chồng, là gia đình chồng của bạn. Những bực mình, bức xúc của bạn với bố chồng (theo thư bạn viết) là hoàn toàn chính đáng nhưng đó là chuyện khó chịu mà không phải chỉ mình bạn phải đối mặt. Có bao giờ bạn tìm hiểu tâm tư, suy nghĩ của chồng bạn, lý do anh ấy không ca thán nửa lời về bố mình. Có bao giờ bạn trao đổi với chồng về những bức xúc của bạn để nhẹ lòng hơn và cũng để hiểu tình cảm của anh ấy với bố rồi trân trọng và giữ gìn tình cảm ấy.
Chuyện nào cũng có cách giải quyết của riêng nó, không phải 100% theo ý bạn nhưng chí ít cũng khiến mối quan hệ con cái – bố mẹ, vợ - chồng trong nhà có chuyển biến tích cực hơn. Hãy tâm sự với chồng bạn những suy nghĩ của bạn và lắng nghe tâm tư của anh ấy. Sau đó, vợ chồng bạn có thể dựa trên tình hình thực tế (kinh tế) để quyết định chăm nuôi, phụng dưỡng bố thế nào cho hợp lý nhất. Điều quan trọng là vợ chồng bạn cùng thảo luận với bố để ông hiểu những khó khăn mà hai vợ chồng đang gặp phải, nhất là để ông thay đổi suy nghĩ “chồng bạn có nhiều tiền” hay “vợ chồng bạn ở thành phố thì nhất định là giàu có”…
Ngọc Bình
Tin liên quan
- Lấy chồng 5 tháng đã ngoại tình (10:49:00 14/04/2011)
- Đau đớn vì bị chồng kể xấu với bồ (10:46:00 06/04/2011)
- Anh ấy hứa bỏ vợ để đến với tôi (10:36:00 30/03/2011)
- Tôi muốn được chồng vỗ về (09:09:00 23/03/2011)
- Chồng tôi 'cố đấm ăn xôi' (08:50:00 16/03/2011)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Bố chồng tôi 'than nghèo kể khổ'
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo