- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Vợ tôi sống rất kịch, rất giả tạo, thảo mai.
-
Cháu nội vừa ra đời bà đã trù ẻo 'Sao nó bé như con chuột thế? Bé thế này ...
-
Chồng tôi toàn đi chơi tới 1-2 giờ sáng mới về.
-
Tôi bị gia đình người yêu phản đối.
-
Hình như chồng tôi mặc cảm vì 'súng ống' nhỏ nên anh ấy không ...
-
Tôi sinh thường và chỉ bị rạch một ít.
-
Vì nghi chồng có bồ nên tôi cãi vã với anh ấy.
Rể sợ về quê vợ
Về quê vợ là điều mà người chồng nào cũng phải làm. Nhưng với một số chàng rể, điều đơn giản ấy vô tình lại trở thành nỗi ám ảnh, sợ hãi.
Anh Lâm Hoàng, nhân viên kinh doanh của một công ty điện máy tại quận 1, TP HCM, lập gia đình được gần 10 năm nay. Trước khi lấy nhau, họ đã "lỡ dại" khiến người yêu có mang nên anh phải về quê chị ở tận miền Trung để xin cưới. Nhà chị Mai vợ anh là một gia đình gia giáo nên coi sự việc "tày trời" này là một tội lỗi lớn, làm xấu mặt bố mẹ, và tất nhiên Hoàng bị xem như một tội đồ.
Vì vậy, dù đồng ý gả con, bố mẹ Mai thật sự vẫn mang nỗi khó chịu trong lòng với chàng rể. Lâu nay, anh chị vẫn sắp xếp đưa con về thăm bên ngoại mỗi năm một lần. Anh Hoàng tâm sự: "Duy chỉ một lần trong năm mà tôi vẫn luôn nơm nớp lo lắng suốt đoạn đường về quê. Thật ra quá khứ đã ngủ yên trong tôi và nàng, nhưng bố mẹ nàng vẫn thật sự làm tôi lúng túng mỗi khi về thăm".
Vẫn đối xử ân cần với cháu ngoại nhưng với con và rể, ông bà có vẻ xa lạ và khách sáo. Trong bữa cơm gia đình, hai vợ chồng lặng lẽ ăn, bố mẹ cũng lặng lẽ. Thi thoảng, những cái nhìn nghiêm khắc của bố mẹ, những câu chuyện, lời bóng gió xa xôi khiến anh chị mang cảm giác nặng nề. Có vẻ như vết thương lòng của bố mẹ vợ Hoàng rất khó lành dù anh chị biết ông bà rất thương con, thương cháu.
Ảnh minh họa. |
Anh Hoàng chia sẻ: "Đường xá, xe cộ có thể vất vả, khó khăn nhưng tôi vẫn không mệt mỏi bằng những lúc nhìn ông bà ngoại của con tôi. Tôi không biết làm sao để các cụ nghĩ chúng tôi qua rồi thời nông nổi, chúng tôi đang hạnh phúc và cố gắng vì gia đình nhỏ của mình".
Không giống hoàn cảnh anh Hoàng, anh Đăng Minh, nhân viên IT của một công ty lớn tại TP HCM, luôn lóng ngóng khi về thăm nhạc gia. Thật ra nhà vợ Minh rất yêu thương hai vợ chồng anh. Thế nhưng vì họ ít nói nên anh trở nên bối rối, khó xử trong những bữa cơm họp mặt. Hầu như những thành viên trong gia đình, từ ông bà đến các dì, các cậu đều rất... kiệm lời với anh. Họ chỉ thi thoảng chọc ghẹo cháu vài câu. Điều ấy làm anh cảm thấy mình lạc lõng vô cùng.
Không phải họ không quý Minh, chẳng qua bố vợ ngại những câu chuyện đống áng, họ hàng của ông làm con rể chán. Anh Minh nhiều khi muốn mở miệng lại thấy cụ... đăm chiêu. Nhiều khi hỏi chuyện, cụ chỉ nói bâng quơ về thời tiết, mùa vụ, hỏi dăm ba câu về gia đình, về công việc rồi đứng lên xem TV. Trong khi đó, vợ anh lại vô tư với những câu chuyện của mẹ, của những đứa em mà quên mất người chồng ngồi bên đang lóng ngóng, vụng về.
Anh cho biết: "Có lúc tôi muốn mượn chén rượu để ngồi tâm sự với bố vợ, nhưng bố nàng giữ kẽ, uống vài ba ly lại sợ tôi mệt. Chính vì thế, tôi tuy có nhiều câu chuyện muốn mở lời cùng cụ lại đành gác lại, chờ cơ hội sau. Những lần như vậy, tôi căng thẳng như cậu bé vào vòng thi vấn đáp của một cuộc thi mang tầm cỡ quốc gia".
Còn anh Hoài, giáo viên một trường dân lập ở TP HCM, cũng gặp nhiều chuyện không biết khóc cười ra sao mỗi lần về Bắc thăm gia đình vợ. Cả năm mới gặp cháu nên bao nhiêu tình thương yêu, ông bà, cậu dì lại dành cho con anh một cách thái quá. Bình thường, anh khá nghiêm khắc với đứa con trai duy nhất của mình. Cháu sắp lên lớp 4, được huấn luyện để có cuộc sống tự lập, như tự ăn, tự tắm rửa, tự học bài rồi đi ngủ. Nay về quê, cậu bé được "cơm bưng nước rót" tận nơi khiến anh lo ngay ngáy, sợ con ỷ lại từ những điều nhỏ nhặt như thế.
Cũng có một lần anh góp ý nho nhỏ, nửa đùa nửa thật với dì, thế là dì giận đến mấy hôm. Nói chuyện với vợ, chị vô tư bảo mỗi năm có một lần, về nhà con lại quen nếp cũ ngay. Nhưng Hoài nghĩ với kiểu chiều chuộng như thế, mỗi lần về quê, con mình sẽ coi thường chính anh chị em họ vì cho rằng "người thành phố là nhất" như chính suy nghĩ của những người họ hàng.
Theo các chuyên gia tâm lý, thực tế không khó khăn để hòa nhập vào cuộc sống gia đình vợ. Vì vậy, để tránh nỗi e ngại, lúng túng, các chàng rể nên yêu thương, gần gũi với bố mẹ vợ nhiều hơn, chia sẻ thằng thắn với ông bà những vướng mắc và chứng tỏ mình là một người chồng, người cha có trách nhiệm đối với gia đình. Đừng bỏ lỡ cơ hội chia sẻ cho mọi người, dù chỉ là một câu chuyện chung trong bữa cơm hằng ngày. Đó có thể là một câu chuyện ngộ nghĩnh của cậu nhóc nhà mình, chuyện cái ao, con cá... Lâu ngày, mưa dầm sẽ thấm đất.
Ngoài ra, bạn nên góp ý thẳng thắn với vợ, nhờ vợ làm nhịp cầu nối để mình thật sự là thành viên của gia đình. Hãy để niềm vui được về nhà vợ thay thế cho những "ám ảnh" có thể ảnh hưởng đến chính hạnh phúc gia đình mình.
Theo Phụ Nữ & Thể Thao
- Tôi muốn 'cải thiện' mẹ chồng (09:11:00 07/01/2009)
- Ngoại tình có thể bị phạt tù (10:09:00 05/01/2009)
- Nhìn thấy chồng 'yêu' gái trong khách sạn (07:40:00 05/01/2009)
- Muốn quay về nhưng còn tự ái (17:30:00 03/01/2009)
- Những nỗi buồn trên giường (08:51:00 31/12/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |