Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

3 tháng - Khởi đầu

09:03:30 23/02/2008

Ở tháng tuổi thứ ba, trẻ không còn được gọi là trẻ sơ sinh nữa. Lúc này ý thức của đứa trẻ bắt đầu nhận biết và không còn những cơn la khóc vô cớ nữa.
 
Trong giai đoạn này việc dạy dỗ hoặc những thói quen của cha mẹ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đứa trẻ. Trẻ bắt đầu học dần để biết tự mình làm những động tác thích hợp. Bắt đầu có ý thức dần dần về cơ thể.

Lúc này đây cùng lúc với sự tăng trưởng của cơ thể và những tiến bộ về mọi mặt như ý thức nhận biết của trẻ, những hành động dần dần sẽ trở thành tính khí của đứa trẻ.

Ở giai đoạn này trẻ chú ý, nhạy cảm và nắm bắt đồ vật rất nhanh, nhưng chưa thể chế ngự được cử chỉ và sự chú tâm vào đồ vật. Có những đứa trẻ chậm chạp hơn, về cảm xúc cũng như những hành động không theo kịp những bé nhanh nhẹn trong thời gian này.

Những tháng này, trẻ bắt đầu tự học cách định hướng. Trẻ học cách điều khiển cơ thể bằng cách cử động các bộ phận như tay, chân, đầu… dần dần trẻ sẽ biết đưa tay ra để lấy một cái gì đó hoặc lắng tai nghe một âm thanh nào đó, quay đầu nhìn về một hướng nào đó mà trẻ thích.

Đôi khi, những khám phá mới làm mặt bé có vẻ ngờ nghệch ra. Nếu người mẹ có thời gian quan sát bé sẽ nhận thấy từng bước phát triển của đứa trẻ. Trẻ sẽ tự khám phá ra những điều mà đối với người lớn rất bình thường, nhưng với bé thật là mới lạ. Người mẹ không nên để các đồ vật dễ vỡ gần đứa trẻ, nó sẽ nắm bắt ngay như một phản ứng tự nhiên, tuy chưa thuần thực.

Trò chơi của trẻ

Ở tuổi này của đứa trẻ, người mẹ cũng không nên ngạc nhiên khi con đưa tay hoặc chân vào miệng và dần dần cử động này sẽ trở thành thói quen của trẻ. Đứa bé đã tự khám phá ra tay chân của mình và có thể điều khiển chúng như một món đồ chơi thú vị.

Trẻ bắt đầu biết chú ý đến những đồ vật chung quanh, nhất là những màu sắc trang trí của những màn, rèm treo quanh giường hoặc những đồ chơi treo lủng lẳng trên nóc màn (mùng). Khi có những di chuyển hoặc những mới lạ ở nơi trẻ từng quen thuộc đứa trẻ sẽ nhận ra ngay.

Nhu cầu tình cảm và tâm lý

Trẻ rất nhạy cảm với sự gần gũi, sự trìu mến và những lời yêu thương của mẹ. Đứa trẻ rất thích và cần có sự chăm sóc, vỗ về của người mẹ. Chính vì vậy dù bận bịu đến đâu người mẹ cũng nên dành một ít thời gian trong ngày để âu yếm trẻ.

Sự nhạy cảm cùng với những khám phá mới sẽ làm cho trẻ say sưa thích thú nhưng cũng có lúc trẻ cảm thấy lo lắng và thiếu tự tin. Làm mẹ, nên biết và kịp thời có mặt để yêu thương, khuyến khích và an ủi trẻ.

Âm thanh và sự trao đổi

Khi tự chơi một mình trẻ sẽ phát ra những tiếng kêu nho nhỏ và điều này làm cho trẻ rất ngạc nhiên và thích thú, khi biết mình tạo ra những âm thanh “lạ”, vì vậy nên trò chuyện với trẻ.

Thời gian này trẻ sẽ ít ngủ hơn và thường hay nhìn xung quanh như để khám phá và nhận biết những điều khác mới mẻ hơn, đó là tính hiếu kỳ của trẻ. Trẻ thích được đưa đi khắp nơi trong nhà và thích được đi ra ngoài đường để nhìn ngắm và nghe những âm thanh khác lạ.

Nên thay đổi tư thế nằm cho trẻ bằng cách nửa ngồi nửa nằm để đứa trẻ dễ nhìn mọi vật hơn. Dần dần nên nâng tư thế này cao hơn để trẻ nhanh chóng biết ngồi, trẻ sẽ thoải mái và thích thú hơn khi nằm.

Những động tác tạo nên tính khí của trẻ

Chúng ta cũng biết những đứa trẻ khi sinh ra không mang bất kỳ tính xấu hay tốt nào cả. Tính khí của trẻ phụ thuộc vào hoàn cảnh mà trẻ tiếp xúc, những thái độ khi trẻ cần giúp đỡ.

Từ lúc mới sinh ra, những đứa trẻ có những trạng thái khác nhau chẳng hạn như hay khóc hơn, hay cười hơn hoặc ngủ nhiều hơn… Trong giai đoạn này nếu người mẹ hiểu và cho con những cử chỉ, những hành động tốt đẹp và điều đó vẫn tiếp tục phát triển, thì có khả năng trẻ sẽ có nhiều đức tính tốt. Nếu ngay từ lúc đầu, trẻ cứ hay la khóc và không chiụ ngủ, nếu người mẹ không biết dỗ dành làm cho trẻ cứ khóc hoài, thì sẽ có khả năng trẻ trở thành đứa trẻ có tâm tính khó khăn.

Các bậc cha mẹ nên dành chút thời gian chơi với trẻ, để tìm hiểu nhịp điệu riêng và những tư thế mà trẻ ưa thích, để giúp trẻ trong lúc chơi cũng như lúc ngủ, tạo cho trẻ cảm giác an toàn và bình yên. Tính khí của đứa trẻ cũng dần dần được hình thành. Một đứa trẻ dễ tính không phải được xem là đức tính tốt. Chúng ta biết rằng, một đứa bé hạnh phúc là một đứa trẻ luôn luôn vui vẻ và khỏe mạnh.

Theo Cẩm Nang Chăm Sóc Bà Mẹ và Em Bé

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo