- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Mùi sữa hoi hoi tỏa ra từ người Thủy khiến Bình không thể chịu nổi phải cắp gối ...
-
Sau thời gian ngắn sống chung, nhiều anh hoảng hồn khi thấy vợ siêu lười...
-
Không biết bao nhiêu lần, Hoa phải rơi vào tình cảnh xấu hổ đến mức chẳng biết ...
-
Sau 20 năm hen mãn tính, ông Hùng đã tìm được cách chữa trị cho mình.
-
Anh Thạch ngán ngẩm với thói đánh hơi vô tội vạ của vợ.
-
Sợ chồng 'tòm tem' bên ngoài nên dù rất mệt nhưng My vẫn đòi chồng ...
-
Phụ nữ cần sẵn sàng học cách nấu ăn theo khẩu vị, công thức của mẹ chồng...
Tết quanh... cái bếp
‘Nghỉ Tết thì ai cũng thích nhưng mình thì nản lắm rồi. Năm nào cũng quanh quẩn với cái bếp lo cơm nước, cỗ bàn ở quê chồng. Suốt 4 năm rồi, chưa nghỉ tay lấy một ngày Tết, chưa được đón Giao thừa cùng bố mẹ đẻ lấy một bữa’ – Duyên bùi ngùi kể chuyện ăn Tết của mình.
>> Sợ ăn Tết quê chồng
>> Dâu mới 'vung tay' sắm Tết cho nhà chồng
Cứ khoảng 29 Tết hàng năm là vợ chồng Duyên cùng con nhỏ lại thuê xe rồng rắn về quê chồng (cách khoảng 70km) ăn Tết. Mùng 4 thì bắt đầu trở lại Hà Nội, qua ông bà ngoại ăn một bữa cơm rồi chuẩn bị cho mùng 6 đi làm. Về đến quê là Duyên “lao” vào chuẩn bị cơm nước, rửa bát, không thì lo dọn dẹp, lau chùi nhà cửa và trông con, cho con ăn, ru con ngủ, đưa con đi “ị”...
Bố mẹ chồng Duyên có vườn rau cải cúc, su hào, hành, gừng... nên bữa cơm Tết nào, Duyên cũng ra vườn hái rau tươi để làm cơm. Sau đó là loanh quanh và túi bụi với vặt lông gà, luộc gà, bóc bánh chưng, cuốn nem, nấu miến, thổi xôi... Bữa sáng thì phải dậy sớm nấu miến thịt gà cho cả nhà chồng rồi bón cho con ăn là lo chuẩn bị bữa trưa.
Hôm nào nhà có khách thì còn chuẩn bị cơm nước rồi dọn dẹp mệt mỏi hơn. Bố chồng, chồng rồi khách có khi còn “lai rai” nhậu tới 10h đêm khiến Duyên lúc nào cũng bận bịu vì phải lấy thứ này, bỏ thứ kia, nấu lại món này, món kia... Cũng có hôm vợ chồng Duyên được sang họ hàng chồng ăn cỗ nhưng Duyên bảo, cũng chẳng thoát khỏi cái bếp vì mình là phụ nữ, lại ở quê chồng, cũng phải luôn tay, luôn chân chạy qua – chạy lại bưng bê, dọn dẹp, bày biện đến mệt phờ, chân tay đỏ lựng vì nhúng nước lạnh... dăm bảy mâm cỗ, chứ đâu có dám ngồi xem tivi mà đợi cơm.
“Chồng, con háo hức với Tết thôi chứ mình thì chỉ mong được về ngoại hoặc ở nhà mình cho xong” – Duyên than thở.
Cùng tâm trạng với Duyên, Hà than: “Tết ở quê chồng mình đúng là chỉ biết mỗi ‘xó bếp’. Sáng dậy lo ăn sáng, rửa bát chưa kịp ráo thì lại lo bữa trưa. Dọn xong bữa trưa mới ngả lưng được ít phút thì lại hì hục lo bữa tối”.
Lấy chồng đã 6-7 năm, bé gái nhà Hà giờ cũng đã lớn và ông bà ngoại cũng ở cách quê chồng độ 10km nhưng chưa năm nào, Hà được về bên đó ăn Tết theo đúng nghĩa. Lúc nào cũng phải quay như chong chóng lo cỗ bàn cho nhà chồng từ sáng tới tối, cùng lắm thì mùng 2 được chồng đưa về bên ngoại ăn một bữa cơm trưa, chúc Tết bố mẹ sau đó lại vội vàng về với ông bà nội. Những ngày còn lại, nếu muốn về chơi bên ngoại thì Hà chỉ có nước đi một mình và đi sau bữa tối vì tối rồi, ông bà nội không cho Hà mang con theo, còn chồng Hà thì còn bận... chơi bài với đám anh em họ bên nhà chồng. Nhưng khổ nỗi xong bữa tối nhà chồng Hà thì cũng tối mịt, chưa kể Hà lại còn phải lo tiếp khoản ăn đêm cho chồng và đám bạn chơi bài của chồng hoặc ở nhà lo đun nước, cho bố mẹ chồng pha trà tiếp khách... đến khi mệt rũ, còn sức đâu mà qua bố mẹ đẻ dù Hà rất nhớ bố mẹ và chỉ mong được ngủ thỏa thích một ngày Tết.
“Mình chỉ ước một cái Tết đơn giản, có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi nhưng ở quê chồng thì đâu có thế được. Mở mắt ra là bị giục chuẩn bị cơm cúng rồi. Chưa kể hễ có khách tới nhà là bố mẹ chồng lại giục sắp cơm đãi khách, ăn chẳng được bao nhiêu mà cái công nấu nướng, dọn dẹp thì nhiều quá” – Hà ca cẩm.
Khéo thu xếp, Tết vui trọn vẹn
Hoa (Thanh Xuân, Hà Nội) bảo: “Tết đầu tiên lấy chồng, mình phải ‘quán triệt’ ngay xem phân chia mấy ngày Tết bên nội – bên ngoại và ở nhà mình thế nào”. Năm ngoái, vợ chồng Hoa thống nhất 30 và mùng một Tết ở nhà nội, mùng 2-3 Tết sang nhà ngoại, còn hai ngày mùng 4-5 thì “mình về nhà mình”. Như thế, vừa đảm bảo có một cái Tết sum vầy, ý nghĩa với bố mẹ cả hai bên vừa có thời gian riêng, nghỉ ngơi, chơi Tết như ý. Tuy nhiên, Hoa kể chắc do mình may mắn, có bố mẹ hai bên và nhà riêng ở chung một thành phố nên việc “chia lẻ Tết” rất thuận tiện.
Còn với những cặp vợ chồng có quê ở xa, lại bận con nhỏ thì rất khó để có thể “ăn Tết 3 nơi” như vợ chồng Hoa vì khó khăn khi đi lại, chưa kể trời mưa gió, rét mướt, con mọn đau ốm... nên khi đó, có thể bàn bạc để năm nay ăn Tết quê chồng thì sang năm ăn Tết ở bên ngoại... Nên chia sẻ và “đấu tranh” với chồng để chồng không phải lúc nào cũng chỉ biết có nhà mình, khiến vợ ấm ức, mệt mỏi. Ngoài chuyện cơm nước, bếp núc, người vợ cũng nên chủ động để có thời gian nghỉ ngơi, thăm hỏi, chúc Tết họ hàng, đi chơi bên ngoài hoặc đi lễ chùa cầu may đầu năm... Nếu vì lý do nào đó mà không về ăn Tết cùng ông bà được thì vợ chồng tránh quên gọi điện chúc Tết ông bà.
Ngọc Bình
- Con lười ăn, mẹ cho uống sữa thay cháo (08:47:00 19/01/2012)
- Hoảng vì chồng ‘dê’ (10:16:00 17/01/2012)
- Khi bé ‘nổi đóa’ (10:02:00 17/01/2012)
- Vợ ‘đổi gió’, chồng chê ‘dở hơi’ (00:25:00 16/01/2012)
- Chồng như khách với nhà vợ (10:03:00 13/01/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |