- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Mùi sữa hoi hoi tỏa ra từ người Thủy khiến Bình không thể chịu nổi phải cắp gối ...
-
Sau thời gian ngắn sống chung, nhiều anh hoảng hồn khi thấy vợ siêu lười...
-
Không biết bao nhiêu lần, Hoa phải rơi vào tình cảnh xấu hổ đến mức chẳng biết ...
-
Sau 20 năm hen mãn tính, ông Hùng đã tìm được cách chữa trị cho mình.
-
Anh Thạch ngán ngẩm với thói đánh hơi vô tội vạ của vợ.
-
Sợ chồng 'tòm tem' bên ngoài nên dù rất mệt nhưng My vẫn đòi chồng ...
-
Phụ nữ cần sẵn sàng học cách nấu ăn theo khẩu vị, công thức của mẹ chồng...
Tranh ăn của... con
Thấy Tôm (3 tuổi) sang hàng xóm chơi được cho cái bánh bao mang về, Hạnh sà tới: ‘Cho mẹ miếng, mỗi mẹ con một nửa nhé’. Sau, Hạnh thoăn thoắt bẻ bánh làm đôi rồi hai mẹ con ăn ngon lành.
Bố mẹ chồng, rồi cả chồng, luôn trách Hạnh: “Làm mẹ kiểu gì mà ăn hết phần của con”. Hạnh không ăn giả vờ mà hễ thấy con có đồ ăn gì, Hạnh cũng “đòi” con chia cho mẹ và sau đó, Hạnh ăn thật. Nhưng cũng không phải Hạnh là người mẹ xấu tính, tham lam giành hết miếng ngon của con mà đơn giản, đó là cách Hạnh... dạy con biết chia sẻ.
Hạnh vẫn còn nhớ cách mẹ đẻ đã dạy dỗ Hạnh thủa nhỏ, tức là có miếng gì ngon cũng phải “nhịn miệng” phần con. Chẳng hạn, mỗi lần nhà có thịt, mẹ Hạnh toàn gắp miếng bì, miếng xương xẩu hay bèo nhèo mỡ, để phần chồng con miếng nạc ngon. Vì thấy mẹ bảo: “Mẹ chỉ thích ăn thịt mỡ vì thịt nạc giắt răng lắm” nên khi còn nhỏ, Hạnh tin là thật. Có miếng thịt ba chỉ, Hạnh sẽ ăn hết thịt rồi “nhè” ra miếng bì, bỏ vào bát mẹ. Chưa kể, hễ được ai cho bánh kẹo hay hoa quả, mẹ Hạnh đều từ chối, nhường con ăn cả vì: “Mẹ không thích ăn bánh ngọt” hay “Mẹ không ăn cam đâu, con ăn hết đi”. Thế rồi có lần, khi bố mẹ đi vắng, nhà hàng xóm có cỗ đem cho Hạnh mấy con tôm to. Hạnh ăn liền một mạch, còn cẩn thận chừa lại đầu và đuôi tôm... phần mẹ. Lúc về, mẹ Hạnh vừa mệt vừa đói, lại được con phần cho bát... đầu đuôi tôm nên tủi thân khóc: “Con nhà người ta thì thảo ăn thế, còn con nhà mình thì...”.
Mãi sau này khi lớn khôn, Hạnh mới hiểu chẳng phải ngày xưa mẹ không thích ăn ngon mà vì phải nhường con cái. Mẹ cứ hay nói là không thích cái này, thích cái kia nên khi còn nhỏ, Hạnh không phân biệt được. Bây giờ, Hạnh tự rút kinh nghiệm dạy con là có gì bất kể ngon hay không ngon cũng phải chia đều cho bố mẹ. Như thế, bé Tôm nhà Hạnh sẽ rèn được tính biết chia sẻ, biết nghĩ đến người khác ngay từ khi bé. Sau này, khi Tôm có thêm em thì Hạnh cũng chẳng phải lo anh Tôm sẽ ganh tỵ hoặc tham lam với em mình.
Ngay từ khi Tôm biết ăn bốc, Hạnh đã luyện để con thích “bón mồm” cho mẹ. Hạnh bẻ đôi cái bánh quy, mẹ bón cho con, con lại bón cho mẹ. Tôm rất thích thú và đến tuổi chập chững, bất kể có thứ gì, Tôm đều lon ton chạy tới bón cho bố mẹ, ông bà... Đến khi biết nói, nếu chỉ có một đồ ăn, Tôm cũng chẳng bao giờ quên phần của bố mẹ. Có một cái bánh, Tôm bập bẹ: “Mẹ, bẻ bẻ” hoặc giơ lên để mẹ cắn một tý, phần còn lại Tôm sẽ ăn... Buồn cười nhất là những lúc được bố mua cho snack (bimbim) thì hễ mẹ đang ở trong nhà vệ sinh, Tim cũng “ráo riết” đi tìm để đặt vào tay mẹ một miếng thì mới yên tâm ăn phần của mình.
Nhưng không phải lúc nào Tôm cũng “hảo tâm” thế. Nhiều khi có bánh trứng hoặc bánh mỳ nhân dừa, nhìn thấy mẹ đi làm về, Tôm giữ chặt trong tay, giấu ra đằng sau... đít. Nếu Hạnh bảo: “Mẹ xin miếng”, Tôm lắc đầu quầy quậy. Những lúc ấy, Hạnh lại phải dùng chiêu vờ đói để Tôm “động lòng”. Thấy mẹ ôm bụng, xuýt xoa: “Ôi, mẹ đói quá. Có gì cho mẹ ăn không Tôm” là Tôm ngay lập tức giơ cả cái bánh bón miệng mẹ.
Giờ Hạnh thấy rất vui vì bất kể ở đâu hoặc được ai cho cái gì, Tôm đều nhớ đến bố mẹ, ông bà. Nếu được mẹ nhắc: “Con mang mời cô (bác) đi” thì Tôm nhanh nhẹn làm ngay. Hễ cầm trên tay cái gì mà được mọi người “xin giả vờ”, Tôm cũng không ngần ngại đưa cho. Có lần, sang ông bà ngoại chơi, được bà cho mấy quả chôm chôm, Tôm còn biết lấy mũ đội đầu, nhặt mấy quả, bỏ vào đó, bảo: “Con mang về cho bố” khiến cả nhà “sướng” mãi...
Là cha mẹ, ai cũng có tâm lý nhường cái ngon, cái tốt nhất cho con, nhất là thời kinh tế khó khăn như ngày xưa. Nhưng nếu con thích cái gì, đòi cái gì mà bố mẹ đáp ứng ngay thì bé sẽ sinh ích kỷ, quen hưởng thụ, không biết san sẻ với người xung quanh... Do đó, nên ngay từ sớm và thật kiên trì dạy cho bé có thói quen biết mời (hoặc chia sẻ) với ông bà, bố mẹ; chia phần cho anh chị em của bé, bạn bè quanh bé hay những người bên cạnh... Dần dần, bé sẽ tự nguyện chia sẻ với mọi người và coi đó là một niềm vui.
Ngọc Bình
- Hài hước chuyện ru con (19:48:00 06/11/2011)
- ‘Chung cư mini’ nhà chồng (09:10:00 04/11/2011)
- Mẹ đẻ - con gái và chuyện ‘thuốc tây – thuốc ta’ (08:06:00 03/11/2011)
- Khi bé biết dỗi (09:04:00 01/11/2011)
- Chồng giám đốc mà ‘ki’ (00:38:00 31/10/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |