Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Mùi sữa hoi hoi tỏa ra từ người Thủy khiến Bình không thể chịu nổi phải cắp gối ...
-
Sau thời gian ngắn sống chung, nhiều anh hoảng hồn khi thấy vợ siêu lười...
-
Không biết bao nhiêu lần, Hoa phải rơi vào tình cảnh xấu hổ đến mức chẳng biết ...
-
Sau 20 năm hen mãn tính, ông Hùng đã tìm được cách chữa trị cho mình.
-
Anh Thạch ngán ngẩm với thói đánh hơi vô tội vạ của vợ.
-
Sợ chồng 'tòm tem' bên ngoài nên dù rất mệt nhưng My vẫn đòi chồng ...
-
Phụ nữ cần sẵn sàng học cách nấu ăn theo khẩu vị, công thức của mẹ chồng...
Stress vì con nói nhiều
08:06:20 29/03/2011
Bé Nâu nhà Minh hơn 2 tuổi, đang trong giai đoạn học nói nên líu lo suốt ngày. Nhiều lúc Minh không thể chú tâm xem phim 5 phút vì con làm phiền.
Chốc chốc, bé Nâu lại sán tới mẹ, gọi lớn: “Mẹ ơi, mẹ...” rồi chỉ trỏ, hỏi đủ điều, không thì cũng đòi cái nọ, đòi cái kia khiến mẹ phát cáu. “Đang ngồi đọc báo trên ghế thì bé từ đâu chạy tới giật bay tờ báo của mẹ, ném xoạch sang bên cạnh. Mình nằm nghỉ chút cũng bị con giật tóc kéo dậy, gọi ‘mẹ, mẹ”... Ở nhà ‘đánh vật’ với con còn mệt gấp mấy lần đi làm” – Minh kể.
Minh hay kể với mọi người rằng, bé Nâu nhà mình ngủ thì đáng yêu nhất, chứ cứ hễ mở mắt là mồm hoạt động theo rồi.
Nhiều lần Hiền đề nghị: ‘Con trật tự cho mẹ xem phim” hoặc “Con giữ yên lặng cho mẹ nghe điện thoại”... nhưng chỉ được độ 3-5 phút, Cuti cương quyết hỏi. Hiền vờ như không nghe thấy thì cu cậu càng hỏi mỗi lúc một to hơn, cho đến khi được trả lời hoặc bị mắng mới thôi.
Không chỉ riêng Hiền, cả chồng Hiền và ông bà nội cũng bị stress với “hàng ngàn câu hỏi vì sao” mỗi ngày của Cuti. Cũng không chỉ Hiền bực với con, mà người lớn trong nhà ai cũng có lúc phải quát mắng cu cậu vì chịu không nổi. Biết con tò mò là tốt và không nên cáu gắt khi bé hỏi nhưng lúc bực bội, Hiền không làm được.
Quyên (25 tuổi, Hà Nội) cũng từng muốn “nổ tung” vì con cứ lẽo đẽo theo mẹ hỏi hết chuyện nọ đến chuyện kia. Tuy nhiên bây giờ, Quyên học được cách bình tĩnh hơn. Quyên và chồng thay nhau trả lời mọi thắc mắc của con một cách thỏa đáng nhất. Bởi nếu trả lời qua loa, giải đáp cho có lệ thì bé sẽ hỏi tiếp cho thỏa trí tò mò. Điều Quyên lo lắng là sau này, con không đủ kiên nhẫn để học hành, rồi cứ nói suốt ngày thế thì liệu đi học có bị liệt vào hàng “hay nói chuyện riêng trong lớp” không nữa...
Bởi vì bé nhà Quyên gần 3 tuổi rất hiếu động, chân tay, mồm miệng không để yên khi nào. Lúc mồm đầy thức ăn, bé cũng hỏi: “tại sao, tại sao”... Khi đi ngủ, chui vào chăn rồi vẫn không ngừng hỏi về các nhân vật trong câu chuyện vừa được nghe: “Mẹ ơi, tại sao thỏ ăn carrot? Sao thỏ có tai dài?”...
Không ít bé khiến cha mẹ phát mệt khi bước vào tuổi học nói. Bên cạnh những bé ít nói và trầm tính thì cũng có bé hiếu động, ham nói. Đó là đặc điểm tâm lý rất bình thường, trừ khi bé hiếu động quá mức khiến cha mẹ lo lắng thì mới cần đưa con đi khám. Còn khi bé đặt câu hỏi, cha mẹ nên kiên nhẫn với con bởi đó là cách dạy con tốt nhất.
Không nên vờ như không nghe thấy hoặc đánh lạc hướng bé sang việc khác vì bé tưởng mẹ chưa nghe được nên càng cố hỏi thật to hơn. Cũng không nên trả lời đúng – sai thế nào cũng được vì sẽ khiến nhận thức của bé bị lệch lạc. Chính những câu trả lời không thỏa đáng càng làm bé tò mò, băn khoăn và càng muốn hỏi nữa. Khi bé hỏi và nhận được câu trả lời tức là bé đã tư duy, biết liên kết, so sánh và phân tích sự việc – những điều này rất tốt cho bộ não. Bé rất khoái trí khi được giải thích thỏa đáng và được cha mẹ trả lời cho những quan tâm của bé. Đồng thời, hỏi – đáp giữa mẹ và bé làm vốn từ vựng của bé phong phú hơn, kích thích phát triển ngôn ngữ.
Ngoài ra, bé nói và hỏi liên tục cũng là muốn nhận được sự quan tâm của mẹ. Khi thấy mẹ xem tivi, đọc báo hay làm gì đó, bé muốn gây sự chú ý và lôi kéo mẹ quan tâm đến mình.
>> Giải đáp khéo thắc mắc của bé
Chốc chốc, bé Nâu lại sán tới mẹ, gọi lớn: “Mẹ ơi, mẹ...” rồi chỉ trỏ, hỏi đủ điều, không thì cũng đòi cái nọ, đòi cái kia khiến mẹ phát cáu. “Đang ngồi đọc báo trên ghế thì bé từ đâu chạy tới giật bay tờ báo của mẹ, ném xoạch sang bên cạnh. Mình nằm nghỉ chút cũng bị con giật tóc kéo dậy, gọi ‘mẹ, mẹ”... Ở nhà ‘đánh vật’ với con còn mệt gấp mấy lần đi làm” – Minh kể.
Minh hay kể với mọi người rằng, bé Nâu nhà mình ngủ thì đáng yêu nhất, chứ cứ hễ mở mắt là mồm hoạt động theo rồi.
Nhiều lần Hiền đề nghị: ‘Con trật tự cho mẹ xem phim” hoặc “Con giữ yên lặng cho mẹ nghe điện thoại”... nhưng chỉ được độ 3-5 phút, Cuti cương quyết hỏi. Hiền vờ như không nghe thấy thì cu cậu càng hỏi mỗi lúc một to hơn, cho đến khi được trả lời hoặc bị mắng mới thôi.
Không chỉ riêng Hiền, cả chồng Hiền và ông bà nội cũng bị stress với “hàng ngàn câu hỏi vì sao” mỗi ngày của Cuti. Cũng không chỉ Hiền bực với con, mà người lớn trong nhà ai cũng có lúc phải quát mắng cu cậu vì chịu không nổi. Biết con tò mò là tốt và không nên cáu gắt khi bé hỏi nhưng lúc bực bội, Hiền không làm được.
Quyên (25 tuổi, Hà Nội) cũng từng muốn “nổ tung” vì con cứ lẽo đẽo theo mẹ hỏi hết chuyện nọ đến chuyện kia. Tuy nhiên bây giờ, Quyên học được cách bình tĩnh hơn. Quyên và chồng thay nhau trả lời mọi thắc mắc của con một cách thỏa đáng nhất. Bởi nếu trả lời qua loa, giải đáp cho có lệ thì bé sẽ hỏi tiếp cho thỏa trí tò mò. Điều Quyên lo lắng là sau này, con không đủ kiên nhẫn để học hành, rồi cứ nói suốt ngày thế thì liệu đi học có bị liệt vào hàng “hay nói chuyện riêng trong lớp” không nữa...
Bởi vì bé nhà Quyên gần 3 tuổi rất hiếu động, chân tay, mồm miệng không để yên khi nào. Lúc mồm đầy thức ăn, bé cũng hỏi: “tại sao, tại sao”... Khi đi ngủ, chui vào chăn rồi vẫn không ngừng hỏi về các nhân vật trong câu chuyện vừa được nghe: “Mẹ ơi, tại sao thỏ ăn carrot? Sao thỏ có tai dài?”...
Không ít bé khiến cha mẹ phát mệt khi bước vào tuổi học nói. Bên cạnh những bé ít nói và trầm tính thì cũng có bé hiếu động, ham nói. Đó là đặc điểm tâm lý rất bình thường, trừ khi bé hiếu động quá mức khiến cha mẹ lo lắng thì mới cần đưa con đi khám. Còn khi bé đặt câu hỏi, cha mẹ nên kiên nhẫn với con bởi đó là cách dạy con tốt nhất.
Không nên vờ như không nghe thấy hoặc đánh lạc hướng bé sang việc khác vì bé tưởng mẹ chưa nghe được nên càng cố hỏi thật to hơn. Cũng không nên trả lời đúng – sai thế nào cũng được vì sẽ khiến nhận thức của bé bị lệch lạc. Chính những câu trả lời không thỏa đáng càng làm bé tò mò, băn khoăn và càng muốn hỏi nữa. Khi bé hỏi và nhận được câu trả lời tức là bé đã tư duy, biết liên kết, so sánh và phân tích sự việc – những điều này rất tốt cho bộ não. Bé rất khoái trí khi được giải thích thỏa đáng và được cha mẹ trả lời cho những quan tâm của bé. Đồng thời, hỏi – đáp giữa mẹ và bé làm vốn từ vựng của bé phong phú hơn, kích thích phát triển ngôn ngữ.
Ngoài ra, bé nói và hỏi liên tục cũng là muốn nhận được sự quan tâm của mẹ. Khi thấy mẹ xem tivi, đọc báo hay làm gì đó, bé muốn gây sự chú ý và lôi kéo mẹ quan tâm đến mình.
>> Giải đáp khéo thắc mắc của bé
Ngọc Bình
Tin liên quan
- Chiều chồng già như chiều... cha (09:21:00 28/03/2011)
- Ngại với chồng vì chảy dãi khi ngủ (10:03:00 25/03/2011)
- Khi chị chồng 'sát vách' (08:00:00 25/03/2011)
- Vợ đẹp, chồng hay ghen (10:45:00 24/03/2011)
- Giao quỹ cho chồng, bớt tiêu tùy hứng (09:40:00 22/03/2011)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Stress vì con nói nhiều
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo