- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Mùi sữa hoi hoi tỏa ra từ người Thủy khiến Bình không thể chịu nổi phải cắp gối ...
-
Sau thời gian ngắn sống chung, nhiều anh hoảng hồn khi thấy vợ siêu lười...
-
Không biết bao nhiêu lần, Hoa phải rơi vào tình cảnh xấu hổ đến mức chẳng biết ...
-
Sau 20 năm hen mãn tính, ông Hùng đã tìm được cách chữa trị cho mình.
-
Anh Thạch ngán ngẩm với thói đánh hơi vô tội vạ của vợ.
-
Sợ chồng 'tòm tem' bên ngoài nên dù rất mệt nhưng My vẫn đòi chồng ...
-
Phụ nữ cần sẵn sàng học cách nấu ăn theo khẩu vị, công thức của mẹ chồng...
Giao quỹ cho chồng, bớt tiêu tùy hứng
Anh Hùng đột nhiên đòi đảm nhận ‘tay hòm chìa khóa’ sau cả năm trời giao cho vợ mà cả hai không tích cóp được đồng nào.
Thơm (vợ anh Hùng) là “chúa” mua sắm. Chồng vừa đưa lương, Thơm đi chợ được mấy ngày nhưng chẳng nhớ mua gì mà tiền đã hết. Anh Hùng “tra” một hồi, vợ mới thỏ thẻ: “Cửa hàng đầu phố xả hàng mùa đông, mỗi món chỉ từ 50 tới 100 nghìn”. Anh mới hỏi: "Thế em mua mấy thứ?”, vợ thật thà mở tủ đếm: “Chỉ khoảng 10-15 thứ thôi, gồm váy liền, chân váy, quần bò, quần vải, quần ngố, khăn len, áo len...”.
Anh trách vợ hay bạ đâu mua đấy, lại mắc phải tính ham của rẻ. Cái gì Thơm cũng bảo: “Đáng bao nhiêu, có vài chục nghìn”. Thế nhưng anh Hùng cho rằng, vợ mình không giỏi căn ke tính toán đúng là mỗi thứ chỉ vài chục nghìn nhưng 15-20 thứ thì chẳng thành vài trăm rồi vài triệu sao. Thơm tự ái bảo: “Thời buổi lạm phát thế này, tiền như nắm cát vụn trong tay, chưa giữ được cát đã chảy hết. Anh muốn giữ tiền thì đi mà giữ”.
Anh Hùng đồng ý luôn. Lương cơ quan trả qua ATM, anh tự rút cho cả chồng cả vợ. Sau đó, anh bỏ tiền xăng xe, điện thoại, ăn trưa, tiêu vặt... vào ví cho vợ, thừa đồng nào thì tích lại, được một món mới đem vợ gửi tiết kiệm nhưng sổ tiết kiệm là do anh giữ.
Ban đầu, Thơm tự ái lắm vì nghĩ không được chồng tin tưởng. Nhưng sau một thời gian, số tiền hai vợ chồng tiết kiệm được đã đủ để mua tivi mới, Thơm lại được đổi xe thì cô vui ra mặt. “Thôi mình hay cao hứng mua sắm thì cứ để chồng giữ tiền cho ‘lành’. Mình cũng chẳng sợ chồng thừa tiền sinh tật gái gú đâu vì sổ tiết kiệm đều đứng tên mình hết cả” – Thơm kể.
Trang (TP Hải Phòng) cả thời con gái tuy đi làm nhưng cũng không dành dụm được gì vì mê mua sắm. Mẹ đẻ Trang vẫn còn kể câu chuyện vui: “Đưa cho nó 50 nghìn bảo bố ốm, mua cân cam về vắt nước. Nó về cầm theo vài bông hoa hồng, khoe: ‘Mẹ ơi, còn thừa tiền con không biết mua gì, đành mua hoa về cắm cho vui nhà’. Đi chợ, còn dư một vài nghìn cũng phải mua cho bằng sạch, chứ nhất định không chịu cầm tiền thừa về”.
Lúc kết hôn, Trang vẫn giữ thói quen “được đồng nào xào đồng ấy”. Chồng Trang mua tặng vợ con lợn đất, nhắn nhủ: “Tiết kiệm để sau này mua sữa bầu cho mẹ, rồi con chào đời thì mua sữa ngoại cho con”. Anh xã Trang hí hửng nên nhiệt tình đút lợn. Lạ một điều là anh càng ngày càng thấy lợn nhẹ đi. Âm thầm điều tra, anh tá hỏa vì hóa ra vợ mình “chuyên trị” dùng đầu nhọn cặp tóc khéo léo moi tiền lợn đất với lý do: “Đồ siêu thị đang giảm giá” hay “Cái áo khoác dạ ấy đang giảm một nửa, em mua cho mùa đông năm sau”...
Bị chồng mắng không biết giữ tiền, không biết tiết kiệm, Trang tự ái trao “tay hòm chìa khóa” cho chồng luôn. Trang bảo, thế cũng hay vì từ ngày không rủng rỉnh tiền trong túi, đi ngang qua những shop giảm giá, Trang chỉ ngắm thôi chứ tiền đâu mà mua. Lúc nào cần mua gì thì ghi ra giấy trước thay vì mua sắm vô tội vạ. Đúng là không có tiền thì bớt được nhiều tật xấu.
Có một thực tế là nhiều người vợ khá đoảng trong cân đối chi tiêu hàng ngày. Chuyện này ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế gia đình. Người chồng có thể thấy rằng, thói quen mua sắm không tiếc tay của vợ trước kia giờ không còn phù hợp với một gia đình riêng có trăm nghìn thứ phải tính toán, nhất là khi thu nhập hai vợ chồng không quá dư dật.
Nhiều người vợ mắc “bệnh” không thể cưỡng lại với đồ giảm giá nên chi tiền vô tội vạ dẫn tới hao hụt ngân sách. Khi đó, người chồng có thể giúp vợ quản lý tiền bạc trong nhà. Đó là mẫu chồng đảm và có trách nhiệm với gia đình nếu người chồng đó kiềm chế được thói quen vung tay quá trán của vợ, hướng vợ vào chi tiêu hợp lý chứ không phải keo kiệt, bủn xỉn, chỉ bo bo giữ của mà không chú ý đến các nhu cầu của phụ nữ. Nếu nắm giữ tiền thay vợ, đòi hỏi người chồng phải tâm lý và sáng suốt, còn người vợ khi đã giao chức thủ quỹ cho chồng thì không nên tự ái hoặc ấm ức. Suy cho cùng, việc chồng hay vợ giữ tiền cũng chỉ nhằm mục tiêu chung là đảm bảo kinh tế và hạnh phúc gia đình thì mới bền vững. Còn nếu có những ý đồ khác, gây mất tin tưởng lẫn nhau thì sớm muộn gì xung đột cũng xảy ra.
Ngọc Bình
- Lo vì con thích ngủ sấp (10:41:00 21/03/2011)
- Mất vợ sắp cưới vì tiếc tình cũ (10:51:00 18/03/2011)
- Bầu bí vẫn 'mê' làm đẹp (10:24:00 17/03/2011)
- Hài hước nói nhịu (09:00:00 17/03/2011)
- Vợ chồng chả biết nói gì (10:51:00 15/03/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |