Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Chồng ‘hư’ khi ở rể

09:08:20 15/02/2011

‘Mình lấy chồng 2 năm. Kinh tế khó khăn nên thuê nhà một thời gian rồi ở rể. Chồng mình lười nhưng mình chẳng dám to tiếng. Nếu không, ông ấy sẽ đòi ôm con bỏ ra ngoài’ – Nhâm chia sẻ.

Nhâm là con út. Trước cô có bà chị gái, đã yên bề gia thất từ lâu. Bố đẻ sống với vợ hai, nhà chỉ còn mình mẹ. Trước khi lấy chồng, Nhâm chia sẻ hoàn cảnh cho chồng sắp cưới. Hai vợ chồng sau đó thuê nhà ở ngay gần nhà mẹ đẻ Nhâm để tiện chăm sóc mẹ. Đến khi Nhâm mang bầu, nhà thuê cấp 4 chật chội, Nhâm chuyển hẳn về ở với mẹ cho thoáng mát. Từ đó đến nay, hai vợ chồng cô vẫn sống cùng bà ngoại.

“Chồng mình bừa bãi, mình tự dọn hết. Nếu nói gì là chồng mình tự ái ngay” – Nhâm thở dài.

Cũng phải “ngậm đắng” vì chồng ở rể là Thanh (quận 3, TP HCM). Chồng Thanh tỉnh lẻ, nhà ngoại lại neo người nên ngay sau khi cưới, vợ chồng Thanh đã dọn về bên ngoại. Chồng Thanh đi làm thì thôi, chứ hễ về đến nhà là đi thẳng lên phòng, thay quần áo, ăn cơm cùng cả nhà rồi lại ôm lấy cái laptop.

“Ngày nghỉ, chồng mình cũng ở trên phòng suốt, chẳng chuyện trò, đỡ đần gì nhà vợ. Nhờ bế con một chút đã cáu rồi. Mình góp ý thì lại dỗi: ‘Nhà cô mà, cô muốn làm gì cũng được’. Thế có chán không” – Thanh lắc đầu kể.

Nếu có nấn ná ngồi xem tivi cùng cả nhà, chồng Thanh cũng không hào hứng, chỉ im im như... thóc. Chồng làm mất điện thoại ở quán nhậu, cho bạn vay tiền mãi chưa đòi được... Thanh “cú” lắm nhưng cũng không dám nặng nhẹ. Cô sợ chuyện này đến tai bố mẹ đẻ sẽ làm chồng mất mặt.

Còn Quyên (Từ Liêm, Hà Nội) cảm thấy từ ngày về ở rể, chồng cô không còn chủ động việc nọ - việc kia nữa. “Lúc trước thuê trọ, chồng mình sắm sửa hết đồ đạc trong nhà. Bây giờ về nhà vợ rồi, muốn mua bộ ga gối mới, mình hỏi, chồng cũng ‘ừ hứ’ cho xong chuyện. Cái bóng đèn trong nhà vệ sinh lúc sáng – lúc không, nhắc năm lần bảy lượt anh ấy cũng không thay” – Quyên chán nản nói.

Quyên cáu gắt thì chồng cũng nóng giận buông lời lẽ không hay, nhất là về nhà vợ. Có khi, anh còn bảo: “Tôi sai lầm khi về ở nhà cô” khiến Quyên hoảng hốt. Sợ chồng mất thể diện, Quyên cũng không dám góp ý nữa.

Để chồng không ‘hư’ khi ở rể

Phần lớn đàn ông đều không thích ở rể. Họ muốn được tự do và chủ động trong cuộc sống riêng của mình. Khi đã ở rể thì tất nhiên, người chồng sẽ cảm thấy gò bó, không được quyền làm chủ gia đình, bởi có chuyện gì cũng phải thông qua bố mẹ vợ. Chưa kể, do tâm lý e ngại nên người chồng cũng không hào hứng với những việc ở nhà vợ. Vì thế, dễ gây cảm giác xa cách, lạnh nhạt. Nhưng không phải anh nào ở rể cũng thế. Với những anh vì hoàn cảnh phải ở rể, lại sẵn có tư tưởng thoáng, không tự ti, mặc cảm thì ít nảy sinh mâu thuẫn.

Ngược lại, với những trường hợp kể trên, người vợ cũng không nên “nối giáo cho giặc”. Không nên thương chồng theo kiểu nghĩ: “Anh ấy đã vì vợ con mà ở rể nên phải ra sức chiều chuộng”. Hoặc thấy chồng sai mà không dám góp ý. Lâu dần, người chồng sẽ được đà “lấn tới”, trong khi người vợ trở nên nhu nhược và cam chịu. Tất cả những điều này đều không có lợi cho hôn nhân.

Tốt nhất, thỉnh thoảng hãy hỏi thẳng chồng: “Anh có điều gì không thoải mái thì cứ nói với em? Em không muốn anh phải khổ sở hay mệt mỏi khi sống cùng bố mẹ”. Từ đó, sẽ hiểu được nỗi lòng của chồng để có những điều chỉnh hợp lý.

Còn nếu thấy không ổn, vợ chồng nên trao đổi để được ra riêng, sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế và mong ước của hai vợ chồng.

Ngọc Bình

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo