Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Dọa dẫm khiến con hoảng

08:14:20 22/02/2011

Thấy con gái hay cắn móng tay đến trơ cả lớp thịt bên trong, nhiều khi còn rướm máu, Diệp rất xót con. Cô tìm mọi cách khắc phục mà chưa thành công.

Một lần, Diệp dọa: “Con còn gặm móng nữa là đầu ngón tay bị rụng đấy”. Nghe mẹ dọa, bé Su Hào sợ, không còn dám gặm móng nữa. Một lần, Su Hào ngủ dậy gào khóc thảm thiết. Diệp dỗ 10 phút con không nín. Gần nửa tiếng đồng hồ sau, Su Hào sụt sịt: “Mẹ ơi, ngón tay của con sắp rụng hết rồi”. Diệp tá hỏa thì bé kể: “Lúc nãy ngủ dậy, con quên mất, con lại gặm móng tay”. Dù đã giải thích ngón tay của con không sao nhưng Diệp thấy Su Hào vẫn hoảng sợ.

Ảnh minh họa.

Cũng vì muốn con chừa thói bốc thức ăn mà không chịu rửa tay, Lan (Thanh Trì, Hà Nội) dọa: “Nếu không chịu rửa tay, trong bụng con sẽ đầy vi khuẩn”. Bé nhà Lan ngơ ngác hỏi lại mẹ: “Vi khuẩn là gì hả mẹ?”. Lan đáp: “Là con sâu ăn thịt người ấy”.

Một lần, Lan vừa đi làm về thì thấy con khóc. Gặng hỏi, cu cậu hoảng hốt nói: “Con vừa ăn kẹo mà chưa kịp rửa tay. Có con sâu ăn thịt người trong bụng con rồi”.

Những kiểu dọa nạt không nên nói với bé

Người lớn thường dọa nạt với mục đích buộc các bé phải ngoan. Tuy nhiên, có những câu dọa “quá đà” có thể ảnh hưởng đến tinh thần còn non nớt của bé. Khiến bé sợ hãi, hoảng loạn thậm chí bị ám ảnh không phải cách dạy con khoa học.

Cha mẹ không nên nghĩ cứ dọa thế để bé sợ, còn sau này khi lớn, bé sẽ tự biết đâu là sự thật. Theo các chuyên gia tâm lý, nếu hiểu không chính xác, bé sẽ có những hành vi sai lệch như sờ vào nước nóng, ngã xuống ao hồ, leo trèo gây ngã... Đó là vì cha mẹ dạy con dựa trên quan điểm của mình mà không chú ý đến nhận thức của bé.

Nên nhớ, từ một câu dọa của cha mẹ, bé lập tức liên tưởng đến những điều gây sợ hãi khác như con sâu có nhiều nanh vuốt, có miệng rộng chuyên ăn thịt mà bé nhìn thấy trên tivi... Từ đó, bé sẽ sợ hãi, bất an, hạn chế khám phá và vui chơi. Có những nỗi sợ ở bé mà cha mẹ không biết được hoặc có biết thì khi giải thích bé cũng không hiểu hết được. Do đó, bé vẫn thấy sợ và hoài nghi với lời trấn an của mẹ.

Với các bé, sự hiểu biết về cuộc sống thật và trí tưởng tượng còn chưa rõ ràng. Đó là lý do vì sao phần lớn các bé đều sợ ma quỷ ở gầm giường, sợ bóng tối hay một cái bóng, sợ khủng long và chim ăn thịt người... Nếu dọa “Không rửa tay sẽ bị rụng ngón tay”, bé sẽ bị ám ảnh khủng khiếp. Nhiều bé còn sợ cả rửa tay do liên tưởng đến lời dọa kia của cha mẹ.

Tất nhiên, cha mẹ có thể giải thích cho con về vi khuẩn, bệnh tật, nước sôi, an toàn khi sang đường... nhưng cần nói nghiêm túc, dễ hiểu và khoa học để bé có nhận thức nhất định và biết cách ứng phó. Chẳng hạn, khi bé hỏi: “Vi trùng là gì?”, mẹ có thể giải thích: “Vi trùng có trên bàn tay bẩn, đồ vật bẩn... mà hai mẹ con mình không nhìn thấy được. Nếu con không rửa tay, vi trùng sẽ chui vào bụng làm con đau bụng, bị sốt, bị ốm...”.

Ngọc Bình

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo