Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Con lười bú, mẹ cho ăn dặm sớm

13:30:20 20/02/2011

Vân ít sữa nên cu Tít được 3,5 tháng tuổi, Vân tập cho con bú bình. Có hôm cu Tít ăn ‘thun thút’ nhưng hôm lại khóc ngằn ngặt không ăn sữa dù rất đói khiến Vân sốt ruột.

Đến cửa hàng bán sữa và đồ dùng cho bé, thấy có hộp bột dành cho bé mới ăn dặm, Vân mua luôn. Về nhà bón thử, Vân thấy cu Tít ăn ngon lành. Từ đó, Vân cho con ăn lưng bát bột vào buổi tối để con không bị đói đêm.

Cũng có con trai được 3 tháng 10 ngày lười “ti mẹ”, lại không chịu bú bình, Hiền (Hà Đông, Hà Nội) thử đút bột sữa thì thấy con ăn rất nhanh. “Bé nhà mình hay bị trớ. Bú bình được bao nhiêu lại trớ hết. Cho bú lại thì không chịu, thành thử mình nghĩ, ăn đặc một chút sẽ không bị trớ nữa” – Hiền tâm sự.

Hiền bảo, cho con tập ăn dặm cho quen để mẹ còn đi làm, con không bị đói. Mỗi lần, bé “chê” sữa, bà nội bảo: “Chắc nó chán sữa, thèm ăn bột rồi đấy”. Thế là Hiền chuyển sang cho con ăn bột luôn. Bé gái lớn nhà Hiền cũng được cho ăn bột từ 3,5 tháng tuổi.

Mối nguy khi cho con ăn dặm sớm

Vì nhiều lý do, không ít người mẹ cho con ăn bột sớm, thường từ 3,5 đến trước 4 tháng tuổi. Có người còn nhầm tưởng rằng, ăn bột sớm sẽ khiến bé mau lớn, cứng cáp, bụ bẫm. Một số mẹ không chọn mua bột ăn dặm bán sẵn mà tự dùng nước cháo, nước cơm cho con tập ăn với suy nghĩ chúng bổ dưỡng, lỏng nên dễ tiêu hóa.

Các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo, chỉ nên bắt đầu cho bé ăn dặm khi bé được 4-6 tháng tuổi. Tốt nhất, nên hỏi trực tiếp bác sĩ về thời điểm ăn dặm của con. Một số bé sinh non được khuyên nên bắt đầu ăn dặm muộn hơn.

Nếu cho ăn dặm sớm (trước 4 tháng tuổi) dù là ăn bột hay nước cơm, nước cháo, bé rất dễ bị tiêu chảy, nôn trớ, đi ngoài phân sống. Nguyên nhân là do từ khi chào đời, bé chỉ quen tiêu hóa sữa. Ăn dặm là “thức ăn lạ” nếu làm quen quá sớm khiến hệ tiêu hóa còn nơn nớt của bé quá tải, gây rối loạn tiêu hóa.

Bé ăn dặm sớm tuy bụ bẫm nhưng có thể suy dinh dưỡng. Ăn bột làm bé no bụng, gây giảm cảm giác thèm bú, dẫn tới kém bú. Trong khi bột (phần lớn là tinh bột và một số chất dinh dưỡng khác) không thể đáp ứng nguồn dinh dưỡng dồi dào cho sự phát triển của bé như sữa. Nếu bú kém, ăn bột nhiều dễ gây hiện tượng bụ bẫm, nhưng thực ra bé lại suy dinh dưỡng, còi xương do thiếu chất. Ăn nhiều bột còn gây tình trạng loạn chuyển hóa - tăng đào thải canxi ra nước tiểu, gây còi xương. 

Một số bé cơ địa dễ dị ứng, nếu cho ăn dặm sớm còn làm tăng nguy cơ dị ứng ở bé. Kèm theo dị ứng là đau bụng và tăng tỷ lệ bị bệnh chàm.

Ăn dặm đúng thời điểm

Cha mẹ cần kiểm tra kỹ độ tuổi của con trước khi tập cho bé ăn dặm. Khi bé đủ 4 tháng tuổi, bước sang tháng thứ 5 là thời điểm sớm nhất để tập cho bé ăn dặm. Muộn nhất là trước 6 tháng tuổi. Sau 6 tháng tuổi, nếu chưa cho bé ăn dặm là muộn vì thời điểm này, sữa không đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng của bé.

Tuần đầu tiên, mỗi ngày cho bé ăn một vài thìa bột lỏng, rồi tăng lên vài thìa đến nửa bát bột con. Sao cho bát bột chỉ đặc hơn sữa một chút là được. Đến tuần thứ 3-4 thì tăng làm 2 bữa bột trong ngày. Đến tháng thứ 6, khi bé đã quen với ăn dặm và hệ tiêu hóa tốt lên, có thể tăng làm 3 bữa bột trong ngày cho bé.

Ngoài bột ăn dặm, bạn có thể hấp chín một số loại củ quả như carrot, bí ngô, táo tây, quả lê, xay nhuyễn với một ít nước thành hỗn hợp sền sệt cho bé thử. Nhiều người mẹ cho biết, những loại củ quả có vị ngọt này làm thức ăn vỡ lòng cho bé rất hợp lý.

 Ngọc Bình

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo