Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Bé chỉ nghe lời bà nội

08:24:20 05/11/2010

Được bác hàng xóm cho gói kẹo, Hân mang về cho con nhưng con bé nhất định từ chối: ‘Bà không cho con ăn đâu. Sắp đến giờ ăn cơm rồi’. Dỗ thế nào con cũng không chịu ăn, vẫn lắc đầu quầy quậy vì chưa hỏi ý kiến bà nội, Hân thấy chạnh lòng. Cô sợ tiếng nói của mình không có trọng lượng với con gái.

Bé Tina nhà Hân (Mỹ Đình, Hà Nội) năm nay vừa tròn 3 tuổi. Bận bịu với công việc ở quán cafe từ sáng tới tối mịt, Hân giao việc chăm nuôi con cho ông bà nội. Hầu như rất hiếm khi Hân xúc cơm cho con ăn hay đưa con đi chơi công viên. Bây giờ, Tina đã đến tuổi đi mẫu giáo nên Hân càng nhàn. Tuy nhiên dạo gần đây để ý, Hân mới nhận thấy, Tina rất nghe lời và sợ bà nội, chứ không bao giờ nghe lời mẹ.

“Bảo cháu lấy hộ mẹ cái khăn mặt nhưng bà nội xua tay: ‘Thôi để bà lấy cho’, mình vẫn cương quyết: ‘Bà cứ kệ cho cháu lấy’ rồi nghiêm khắc: ‘Con đứng dậy lấy khăn cho mẹ đi’ nhưng cháu vẫn lấm lét nhìn bà. Mãi đến khi bà nội bảo: ‘Con lấy khăn đi’, cháu mới làm theo” – Hân tâm sự.

Hân muốn cho con ăn cái nọ, cái kia nhưng thấy bé Tina luôn phân vân: “Bà không cho đâu”, “Con phải hỏi bà đã”... cô lại buồn và tủi thân. Có khi cô nổi cáu với con vì lúc nào con cũng “bà bảo thế này...”, “bà dặn thế kia...”.

 

Cùng cảnh với Hân, Yến (Long Biên, Hà Nội) nhiều lúc có cảm giác mình như người hàng xóm với con. “Có bất kỳ chuyện gì cháu cũng hỏi ý kiến bà nội. Nếu bà không có ở nhà, cháu phải gọi điện thoại hỏi thì mới yên tâm” – Yến cho biết.

Chẳng hạn như chuyện cu Tý nhà Yến muốn uống nước lạnh nhưng luôn bị bà nội cấm. Vì thế, thấy mẹ uống nước cam trong tủ lạnh, cu cậu cũng chỉ thòm thèm đứng bên cạnh. Yến hỏi con có muốn uống không thì cu Tý ngần ngừ: “Con phải đợi bà đi chợ về hỏi xem đã”. Dù Yến đã khẳng định: “Uống một chút bà cũng không mắng đâu. Mẹ cho phép con uống rồi” nhưng cu Tý cũng không nghe khiến Yến cảm thấy như bất lực.

Từ nhỏ cu Tý đã ở suốt cùng bà nội vì Yến mải mê với việc kinh doanh lại bận kèm anh lớn học hành. Thấy bà nội nghiêm khắc, hai bà cháu quấn nhau, cu Tý ngoan ngoãn, khỏe mạnh, Yến không bận tâm lắm. Mãi đến khi thấy con chỉ nghe lời bà mà không ngó nghiêng đến lời mẹ, Yến mới thấy nản. Cô chẳng biết phải nói thế nào để con nghe lời mình nữa.

Đừng phó mặc con cho ông bà rồi lại ấm ức

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc bé chỉ nghe lời ông bà (thường là bà) hơn lời cha mẹ. Do bố mẹ bận bịu với công việc tối ngày nên ông bà là người thường xuyên gần gũi bé hơn. Ông bà là người sẵn sàng chiều theo sở thích của bé, dạy bé nhiều điều và luôn ở cạnh bé ngay từ khi bé còn nhỏ. Do đó, tình cảm giữa ông bà và các cháu nảy nở một cách tự nhiên. Điều này cũng hình thành ý thức coi lời ông bà là nhất, phải nghe lời ông bà nếu không sẽ bị phạt, bị mắng...

Đừng giao phó toàn quyền nuôi con cho ông bà để sau này phải chạnh lòng hoặc cảm thấy bất lực. Dù bận bịu đến mấy thì ngay từ khi còn nhỏ, cũng không nên phó mặc chuyện chăm nuôi con cho ông bà. Cha mẹ nên thu xếp thời gian để có thể cùng vui chơi, trò chuyện, dạy dỗ con cái.

Nên tạo cho bé thói quen lời của ông bà và lời của bố mẹ cũng quan trọng như nhau. Chẳng hạn, nếu bạn muốn đưa con sang nhà hàng xóm chơi thì có thể hỏi bé và nhấn mạnh rằng: “Mẹ con mình cùng xin phép ông bà xem sao nhé”. Tránh tình trạng bắt ép: “Con phải nghe lời mẹ, không được nghe lời ai khác”. Với những chuyện khác, cha mẹ có thể bàn với ông bà trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

 Ngọc Bình

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo