Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Ông bà nội "đòi" quyền nuôi cháu

20:58:41 17/05/2013
Cả tuần nay, Hiếu mất ăn mất ngủ vì bố mẹ chồng đòi chăm sóc cháu. Bé Bông (con gái Hiếu) lên 2 tuổi và đang ở với ông bà nội. Vì vợ chồng Hiếu bận bịu công việc kinh doanh nên bố mẹ chồng đề xuất: “Để con bé ở hẳn bên này, cho bố mẹ chăm sóc”. Các cụ có ý định, chăm nuôi bé Bông cho đến khi bé bước vào bậc tiểu học sẽ “trả lại” cho bố mẹ. Khác với Hiếu, Phương (Bắc Giang) lỡ có con trước hôn nhân. “Hồi đấy, ông bà không đồng ý nên mình quyết định nuôi con một mình” – Phương cho biết. Nhưng bây giờ, Quân - bố của bé đã kết hôn mà chưa sinh được con. Bố mẹ Quân nhiều lần sang nhà Phương “đòi” cháu nội nhưng chưa thành công. Phương bị bên nhà Quân thúc ép nhiều nên cũng hoang mang: “Ông bà bên ấy bảo, sẽ mang kết quả giám định AND, rồi kiện lên tòa án cho đến khi nào giành được quyền nuôi cháu mới thôi”.
Ảnh minh họa.
Ông bà nội không trả lại cháu
Hoàn cảnh của Huyền (Nghệ An) còn gian nan hơn nhiều. Huyền cho biết, khi bé Tôm (con trai Huyền) cai sữa, Huyền gửi bé cho bố mẹ chồng (ngoài Thanh Hóa) chăm sóc. Mỗi tuần, vợ chồng tranh thủ về thăm con. Có điều, càng ngày, bé Tôm càng thờ ơ với cha mẹ mà lại quấn quýt với bà nội hơn. “Bé chẳng chịu gọi mình là mẹ. Thấy mình toàn quay mặt đi” – Huyền than thở.
Lúc đưa ý định, đón bé Tôm về nhà, để bé chuẩn bị đi học mẫu giáo, Huyền bị bố mẹ chồng phản đối quyết liệt. “Mẹ chồng mình bảo, cứ để cháu học mẫu giáo ở đây. Bao giờ, bé Tôm học lớp 1 thì đón về cũng chưa muộn. Nhưng đợi đến khi ấy thì có khi, con mình không nhận mẹ mất rồi” – Huyền kể tiếp. Ứng xử khi ông bà nội đòi nuôi cháu
Những cặp vợ chồng trẻ ngày nay thường thích ra riêng cho thoải mái. Khi ấy, mô hình gia đình theo kiểu truyền thống “tam đại đồng đường” có nguy cơ giảm dần. Đó là lý do, ông bà nội không còn cơ hội gần gũi, chăm sóc cháu. Thêm vào đó, những bận bịu trong công việc khiến nhiều cặp vợ chồng không có thời gian chăm con. Không ít ông bà nội cảm thấy bất an vì giao phó toàn quyền chăm cháu cho osin. Ở gần, ông bà có thể qua lại chăm sóc cháu hàng ngày. Nếu ở xa hơn, ông bà nội không duy trì được việc chăm sóc cháu hàng ngày nên có ý định muốn “giành” toàn quyền trông cháu.
Không thể phủ nhận, ngoài bố mẹ thì ông bà là người chăm sóc tốt nhất cho các bé. Ông bà vừa có thời gian, kinh nghiệm lại nhất mực thương yêu con cháu. Hơn nữa, ở bên cạnh các cháu, ông bà thường cảm thấy bớt cô đơn, vui vẻ hơn (nhất là với những gia đình ít con cháu). Tuy nhiên, giao con cái cho ông bà cũng dễ mắc phải một số khuyết điểm như: người già thường chăm bé dựa vào kinh nghiệm nhiều hơn là kiến thức khoa học; người già cũng thường bảo thủ và thường nuông chiều cháu thái quá khiến các bé dễ hư…
Trừ những hoàn cảnh đặc biệt, nếu không, bạn vẫn nên thu xếp thời gian để chăm sóc con. Nên trao đổi rõ ràng tư tưởng không muốn xa con và kế hoạch để có khả năng chăm sóc con cái tốt cho ông bà yên lòng. Trường hợp, bị bố mẹ chồng thúc ép chuyện chăm nuôi con cái, người vợ nên trao đổi với chồng để tìm cách giải quyết phù hợp. Trường hợp đặc biệt hơn như, phải nuôi con một mình mà bố mẹ chồng luôn đe dọa “cướp con” thì con dâu cũng nên bình tĩnh. Xét về mặt pháp luật, cha mẹ mới là người trực tiếp quyết định quyền nuôi con (ông bà chỉ được xếp ở hàng thứ yếu). Ngọc Bình
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo