Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Mùi sữa hoi hoi tỏa ra từ người Thủy khiến Bình không thể chịu nổi phải cắp gối ...
-
Sau thời gian ngắn sống chung, nhiều anh hoảng hồn khi thấy vợ siêu lười...
-
Không biết bao nhiêu lần, Hoa phải rơi vào tình cảnh xấu hổ đến mức chẳng biết ...
-
Sau 20 năm hen mãn tính, ông Hùng đã tìm được cách chữa trị cho mình.
-
Anh Thạch ngán ngẩm với thói đánh hơi vô tội vạ của vợ.
-
Sợ chồng 'tòm tem' bên ngoài nên dù rất mệt nhưng My vẫn đòi chồng ...
-
Phụ nữ cần sẵn sàng học cách nấu ăn theo khẩu vị, công thức của mẹ chồng...
Những anh chồng "tượng đá"
20:59:01 17/05/2013
Thấy vợ chồng hàng xóm hớn hở ‘buôn dưa lê’ với nhau, Thúy thấy tủi thân vì sự quá kiệm lời của chồng mình.
Thúy bảo, Quang – chồng mình là mẫu đàn ông lý tưởng của gia đình. Sau giờ làm, anh cặm cụi về nhà chăm sóc vợ con nhưng hầu như rất ít nói. “Nếu mình có chủ động bắt chuyện thì ông ấy cũng câu được câu chăng hoặc chỉ ậm ừ cho qua chuyện” – Thúy cho biết.
Nghịch lý ở chỗ, tính tình Quang rất vui vẻ. Bằng chứng là những dịp rảnh rỗi, anh thường xuyên giao lưu, nhậu nhẹt với bạn bè. Thỉnh thoảng được cùng đi dự tiệc ở cơ quan chồng, Thúy vẫn thấy Quang rôm rả bắt chuyện với chị em đồng nghiệp. “Nhưng không hiểu sao lại khép kín với vợ” – Thúy phàn nàn. Về đến nhà là Quang dán mắt vào màn hình máy vi tính, nếu không lại say sưa với mấy tờ báo thể thao, vợ kể chuyện gì cũng mặc kệ.
Chồng có bản chất kiệm lờiCùng cảnh ngộ với Thúy, Mai (Từ Liêm, Hà Nội) vớ phải anh chồng thích "ngậm hột thị". Nhưng Mai biết Phú – chồng mình thuộc bản chất kiệm lời từ hồi mới yêu nhau. Mai bảo, lúc ấy, mình cứ nghĩ vì yêu nhau lâu quá nên không có chuyện để nói cũng là bình thường. Lịch hẹn hò của anh chị diễn ra đều đặn như đến hàng ăn thì “cắm mặt” vào ăn; đến quán nước cả hai lại lặng yên bên cốc nước. “Nếu mọi người xung quanh không biết, có khi cho rằng bọn mình vừa cãi nhau hoặc sắp chia tay” – Mai phân trần.
Giờ kết hôn, Mai thêm “nặng gánh” vì anh chồng ngại nói. “Có khách đến nhà là ông ấy chạy xuống bếp tìm vợ. Chứ không, ông ấy cũng chỉ tiếp khách theo kiểu rót nước để đấy đi kèm với việc hỏi han vài câu. Cả chủ cả khách cùng chán luôn” – Mai kết luận.
Chồng cũng kiệm cả nụ cườiKhông chỉ vớ được anh chồng có họ hàng với “hến” (cạy miệng không ra lời), anh chồng nhà Tâm (TP Đà Nẵng) còn “ky bo” cả nụ cười. “Xem phim hài trên tivi, cả nhà cười ngặt nghẽo, riêng anh chồng mình chỉ cười mỉm. Nếu đi làm về, có nở một nụ cười rạng rỡ chào chồng thì anh xã cũng chỉ khẽ nhếch mép mà thôi” – Tâm kể. Thêm tiếng tivi cho bớt không khí ảm đạm“Chồng mình chẳng có hứng thú trò chuyện nên giờ ăn cơm thật tẻ nhạt. Ngoài âm thanh của tiếng nhai, nuốt thức ăn thì cũng chỉ có thêm tiếng động do bát đũa chạm vào nhau” – Oanh (Nghệ An) tâm sự. Để phá vỡ không khí ảm đạm của vợ chồng son (chưa vướng bận con cái), cứ đến giờ cơm là Oanh nhanh tay bật tivi.
Mối nguy khi chồng kiệm lờiViệc vợ chồng ít giao tiếp với nhau tuy không trực tiếp phá hoại hạnh phúc gia đình nhưng nó lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ lớn. Sự tẻ nhạt và xa cách sẽ làm hao mòn tình cảm vợ chồng một cách từ từ. Từ đó, vợ chồng rơi vào vòng luẩn quẩn: ít trò chuyện nên sinh ra thói quen chán nhau; lại chính vì chán nhau cho nên vợ chồng càng ít trò chuyện. Hoặc chính vì vợ chồng ít giao tiếp nên không có cơ hội hiểu nhau; lại vì không thông cảm được cho nhau nên cả hai hình thành suy nghĩ “chẳng nói cho xong”…
Trong bất kỳ mối quan hệ nào, giao tiếp cũng là nhu cầu kết nối tình cảm con người. Qua đó, đôi bên mới có cơ hội thấu hiểu, thông cảm cho tâm tư và đáp ứng mong ước, nguyện vọng của nhau. Nhiều người vợ mắc sai lầm khi so sánh “sao ngày xưa anh ấy nói hay lắm mà giờ lại lặng thinh” rồi tự suy diễn “chắc anh ấy hết yêu vợ rồi” hoặc “sao anh ấy tươi cười hớn hở với các cô gái khác mà lại im lặng với vợ” rồi sinh ra chán ghét, oán trách chồng…
Người vợ nên tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục chồng lại kiệm lời:
- Nếu đó là tính cách riêng của chồng thì người vợ nên dung hòa và tôn trọng chồng. Người vợ nên khơi gợi những chủ đề khiến chồng hứng thú và quan tâm để tăng cơ hội giao tiếp với nhau. Một anh chồng dù có ít lời đến mấy nhưng nếu được “gãi đúng chỗ ngứa” thì anh ấy cũng sẵn lòng “diễn thuyết” với vợ; tất nhiên, đó phải là những lĩnh vực nằm trong sở thích và sở trường của chồng. Chăm chú lắng nghe và biết cách đặt câu hỏi đúng chỗ cũng khiến chồng hay nói hơn.
- Nhiều anh chồng không thích nói chuyện với vợ vì cảm thấy vợ chồng không hiểu nhau. Đó là vì bản thân người vợ chưa thực sự thông cảm với chồng, thích ngắt lời hoặc chê bai chồng. Cũng có thể do vợ chồng khác biệt về trình độ văn hóa, lối sống, cách nghĩ nên sau một vài lần nói chuyện không hợp nên tự nguyện “cấm khẩu”.
- Những mâu thuẫn về gia đình hai bên, tài chính, chăm sóc con cái… không được giải tỏa kịp thời cũng khiến chồng ức chế mà xa lánh vợ. Tùy từng trường hợp cụ thể, người vợ nên khắc phục nguyên nhân để vợ chồng thích trò chuyện với nhau hơn.
Ngọc Bình
Ảnh minh họa. |
Tin liên quan
- Tìm 'tình' cho chồng khi mình mang thai (21:17:30 17/05/2013)
- Ông bà nội 'đòi' quyền nuôi cháu (21:17:21 17/05/2013)
- Đánh ghen ở 'trình độ cao' (21:17:15 17/05/2013)
- Con không 'thiết' bố (21:17:10 17/05/2013)
- Osin: lợi - hại (21:17:05 17/05/2013)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Những anh chồng 'tượng đá'
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo