Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Mùi sữa hoi hoi tỏa ra từ người Thủy khiến Bình không thể chịu nổi phải cắp gối ...
-
Sau thời gian ngắn sống chung, nhiều anh hoảng hồn khi thấy vợ siêu lười...
-
Không biết bao nhiêu lần, Hoa phải rơi vào tình cảnh xấu hổ đến mức chẳng biết ...
-
Sau 20 năm hen mãn tính, ông Hùng đã tìm được cách chữa trị cho mình.
-
Anh Thạch ngán ngẩm với thói đánh hơi vô tội vạ của vợ.
-
Sợ chồng 'tòm tem' bên ngoài nên dù rất mệt nhưng My vẫn đòi chồng ...
-
Phụ nữ cần sẵn sàng học cách nấu ăn theo khẩu vị, công thức của mẹ chồng...
Chồng chỉ nghe lời mẹ
21:52:21 17/05/2013
Em ghét nhất cái điệp khúc mẹ bảo của anh. Tại sao lúc nào anh cũng Mẹ bảo cái này, mẹ bảo cái kia. Mẹ có ở với chúng ta đâu mà lúc nào an cũng bảo chúng ta phải làm cái này, cái kia? Mà nếu mẹ có ở với chúng ta thì chúng ta cũng có cuộc sống của mình chứ. Tại sao phải suốt ngày làm theo những điều mẹ bảo thế?
Không có việc gì khó...Tất cả hãy giải quyết bằng sự thông cảm, thấu hiểu nhau, từ tình yêu thương. Rồi thì cũng sẽ vượt qua.
Vừa hét lên với chồng, Lan vừa khóc, cô đang trút hết mọi nỗi ấm ức đã kéo dài suốt cả năm trời sau đám cưới vào những câu nói ấy. Trong khi đó anh Siinh đứng sựng giữa nhà.
Anh không thể nào hiểu nổi được cơn giận dữ của Lan. Bởi với anh, đã là một điều hiển nhiên: Mẹ là tất cả. Anh luôn nghe lời mẹ, làm theo ý mẹ từ ngày còn là một cậu bé. Và anh cho rằng đó là nghĩa vụ của mình đáp lại tình yêu thương mà mẹ đã dành cho anh suốt cả cuộcđời của mẹ.
Và như một lẽ tất yếu, anh nghĩ rằng Lan cũng phải kính trọng yêu thương và nghe theo những gì mà mẹ anh muốn làm. Anh không hề ngờ được phản ứng ấy của vợ mình.
Khi người yêu là con trai có hiếu
Những bức xúc dồn nén của Lan là có nguyên nhân hết sức rõ ràng của nó. Từ ngày còn yêu nhau, Lan đã đôi lần thoáng ngại ngùng trước sự phụ thuộc quá nhiều của người yêu mình vào mẹ. Anh thường tự hào khoe với Lan: Tất cả quần áo đồ đạc của anh, từ cái nhỏ đến cái lớn đều là mẹ anh mua cho.
Vài lần sinh nhật anh, Lan mua cho anh những món quà mà cô đã hết sức cân nhắc chọn lựa. Khi cô đến chơi nhà, mẹ anh khéo léo xa gần rằng anh không hợp màu này, rằng đàn ông không nên dùng dầu thơm, không nên xịt keo lên tóc. Sau đó, không bao giờ Lan thấy Sinh dùng những thứ cô mua. Hỏi anh, anh bảo: "Mẹ không quen nhìn thấy anh dùng đồ của người khác. Nhưng em đừng buồn, mẹ sẽ quen dần thôi..."
Cũng trong suy nghĩ: Bà mẹ nào chẳng ích kỷ khi con trai mình được người phụ nữ khác chăm sóc, Lan kiên nhẫn chờ đợi sự nới lỏng quản lý của mẹ chồng tương lai dành cho người yêu của mình. Dù không ít lần trong lúc đi chơi với nhau, cô đã phải cố gắng kiềm chế vì những cuộc điện thoại kiểm tra và báo cáo liên tục của Sinh cho mẹ. Những câu mà cô nghe đến nhàm tai là: Con đang ở đâu? Chừng nào con về...Mỗi lúc thấy vẻ mặt khó chịu của Lan, anh lại cười cầu hoà: Mẹ có mỗi mình anh nên lúc nào cũng lo lắng. Lan chỉ biết nói: Sao mẹ coi anh như trẻ con vậy?
Đã có những lần, Lan đem chuyện này tâm sự với bạn bè, gia đình. Nhiều người lại khuyên Lan: Vậy là nó có hiểu biết thương yêu và nghe lời mẹ. Con trai có hiếu với mẹ thì cũng biết chăm sóc và yêu thương gia đình vợ con. Lan đành tạm yên tâm với điều an ủi này và quyết định lấy Sinh - người đàn ông ngoan ngoãn làm chồng.
Hạnh phúc luôn trong thì tương lai
Cho đến ngày ra toà, bằng chứng mà Hồng, một phụ nữ trẻ có chồng là giám đốc một công ty khá lớn và một con trai nhỏ, đưa ra cho toà để xin ly hôn là những bức mail mà hai vợ chồng họ thường gửi cho nhau.
Lấy nhau được năm năm, thế nhưng vợ chồng Hồng dường như không bao giờ có được những giây phút riêng tư với nhau. Tuần trăng mật của hai người ở Đà Lạt có kèm theo...mẹ chồng. Căn nhà riêng của họ xây ra có ngay phòng cho cả mẹ lẫn người chị chồng khá lớn tuổi mà chưa lập gia đình. Và cuộc sống của họ diễn ra như thế suốt năm năm, Mẹ chồng chị không thích hai vợ chồng nói chuyện âu yếm, nhẹ nhàng với nhau.
Đi làm về, anh phải vào nhà thưa mẹ, thưa chị trước. Cơm nước xong thì ngồi hầu chuyện với mẹ và chị cho đến khuya, hoặc cùng họ xem tivi, hay thậm chí đọc báo, cũng phải trong căn phòng khách rộng thênh thang mà lạnh lẽo.
Có những khi chị đi làm về đau mệt trong người, anh cũng không bao giờ được bước vào phòng hỏi thăm, chăm sóc cho đến tận giờ đi ngủ. Vì mẹ chồng chị luôn cho rằng chị đang kiếm cớ để chiếm giữ chồng một mình.
Tất cả mọi việc lớn nhỏ trong nhà, mẹ chồng và chị chồng chị đều là người định đoạt, bắt đầu từ việc mua sắm những món đồ nhỏ cho đến việc nuôi con, chăm sóc con, sửa chữa nhà cửa, tiêu pha tài chính trở đi.
Kể chuyện trước toà, chị nghẹn ngào: "Ngày tôi sinh con, anh ấy không hề vào bệnh viện thăm tôi đến một lần. Mẹ chồng tôi thuê người chăm sóc tôi và bảo: Đàn ông ra vào mấy chỗ đàn bà để làm gì cho nó hèn người ra. Mãi đến khi tôi về nhà thì thấy mẹ tôi xếp một cái giường gần kề vách nhà bếp cho tôi nằm. Còn con tôi thì ngủ trong phòng với bố nó, mẹ và chị trực tiếp chăm sóc. Họ hầu như không cho tôi được gần con, ngoài những lần cho bú. Cứ như thế cho đến khi con tôi lớn, tôi hầu như không được trực tiếp chăm sóc con là mấy. Nó được dạy dỗ chỉ biết có bà, bà ngoại và dì mà thôi...
Không phải anh Hoàng , chồng chị không còn yêu thương chị. Trong những bức email gửi cho vợ từ nơi làm việc, anh luôn năn nỉ chị: "Vợ chồng mình còn trẻ, còn khối dịp để lo lắng yêu thương nhau. Trong khi đó mẹ anh ngày xưa, khi ba anh bỏ mẹ con anh, bà đã không lập gia đình, chỉ biết sống cho anh và chị. Nên anh xin em. Mẹ chẳng còn bao lâu nữa. Hãy nhất nhất nghe lời mẹ. Rồi sau này, anh sẽ bù đắp cho em..."
Năm năm chịu đựng, chị Hồng không muốn chịu đựng hơn nữa. Chị đã ra khỏi nhà mà không đưa con đi cùng. Hàng tuần, phải khó khăn lắm chị mới nhìn được con mình. Còn anh giấu giếm mẹ tiếp tục gửi cho chị những bức email động viên chị Cố gắng chịu đựng.
Trong phiên toà ấy, chị Hồng chỉ đấu tranh với một điều: giành được con cho mình. Còn anh Hoàng thì cứ chốc chốc, mỗi khi toà hỏi ý kiến, anh lại đưa mắt nhìn những cái gật và lắc của mẹ để trả lời với toà.
Cuộc chiến không cân sức
Chẳng lẽ có hiếu với cha mẹ là có tội? Dường như đó luôn là điều mà các ông chồng nghe lời mẹ thường kinh ngạc hỏi lại vợ mình. Khi lấy chồng, tôi nghĩ rằng mình đã có một chỗ dựa tinh thần lớn cho cuộc sống. Bản tính tôi vốn là người yếu đuối. Tôi thường mong muốn chồng mình phải cứng cáp, vững chãi hơn mình. Ấy thế mà thay vào đó, tôi lại thấy bên cạnh mình là một chú nhóc còn cần phải nhắc nhở giờ đi vệ sinh và học bài. Làm sao tôi chịu đựng được điều đó. Chị Lan đã thẳng thừng nói với mọi người điều đó trong những lần hoà giải trước ly hôn của mình.
Anh ấy không thể tự quyết định được việc gì. Cái gì cũng phải hỏi ý kiến của mẹ. Và nói thực, ngay cả khi mẹ anh ấy không sai, tôi cũng không chịu được điều ấy. Tôi muốn có một gia đình riêng của mình. Những quyết định riêng của mình, cuộc sống riêng của mình.
Không chỉ có thế, có một điều dễ nhận ra là những người mẹ thích điều khiển con trai mình và những người con trai quá phụ thuộc vào mẹ đều có những hoàn cảnh sống khá đặc biệt.
Họ thường là những bà mẹ đơn thân. Và con trai giống như một thứ tài sản riêng của họ, Vì thế trong một lúc nào đó họ tạm chấp nhận người con dâu. Nhưng về lâu về dài họ thường có một sự đấu tranh ngấm ngầm vị trí quyền lực trong lòng con trai mình. Cuộc cạnh tranh ấy thường khiến họ đưa ra những yêu cầu, đòi hỏi không mấy hợp lý vì cuộc sống riêng của con trai mà vì lòng ích kỷ của họ là phần nhiều. Và điều ấy sớm hay muộn sẽ làm nảy sinh ra những mâu thuẫn không thể nào giải quyết được.
Trong cuộc hoà giải giữa hai vợ chồng Lan và Sinh, nhận thấy mâu thuẫn kéo dài mới chỉ hơn một năm, nhận thấy vợ chồng họ vẫn còn yêu thương nhau và điều kiện thuận lợi là hai anh chị chưa sống chung cùng mẹ, vị thẩm phán đã khéo léo động viên Lan và giải thích cho Sinh nghe những điều khiến vợ anh không thể chịu đựng được không phải là không có lý của nó. Và dường như điều ấy đã có tác động tốt đến cuộc sống của họ: mẹ là mẹ, vợ là vợ.
Sinh và Lan thường xuyên về thăm mẹ, thường xuyên cùng nhau nói chuyện với mẹ để bà bớt đi cảm giác cô đơn, thậm chí thay vì cùng chồng về thăm, Sinh lại giả đi công tác xa để vợ một mình về thăm mẹ. Lan thích thủ thỉ với mẹ rất nhiều chuyện cô muốn chăm sóc chồng mà không biết cách. Cô hỏi ý kiến mẹ chồng từ chuyện nhỏ đến chuỵện lớn. Từ từ, người mẹ đã cảm thấy mình có một đồng minh chứ không phải là một người tới cướp con mình mang đi.
"Không có việc gì khó...Tất cả hãy giải quyết bằng sự thông cảm, thấu hiểu nhau, từ tình yêu thương". Rồi thì cũng sẽ vượt qua. Lan tươi cười nhắc lại những ngày tháng khó chịu của mình. Dù rằng trong nụ cười ấy không phải không ẩn giấu bao khó nhọc của một cuộc chiến không cân sức.
Làm gì khi chồng nghe mẹ hơn nghe mình?
Trước tiên bạn hãy xác định thật rõ trong tư tưởng của mình: Đây không phải là một cuộc chiến. Nếu bạn luôn tức tối, giành giật, muốn chiếm vị trí thượng phong trong gia đình bạn sẽ gây ra nhiều tai hoạ: Chồng bạn ở một thế vô cùng khó khăn khi cứ phải đứng giữa hai người, chồng bạn sẽ có khả năng nghiêng về mẹ nhiều hơn. Và bạn sẽ là người thua thiệt hoàn toàn.
Bạn sẽ vô cùng căng thẳng, lo lắng và luôn luôn bực tức trước một kẻ thù quá là vô lý (Sao lại phải biến mẹ chồng và chồng thành kẻ thù?) Ngay cả nếu bạn là người chiến thắng, bạn nghĩ rằng chiến thắng ấy có ý nghĩa gì hay không khi chồng bạn sẽ không bao giờ thanh thản, và nhất là sẽ có lúc, anh ấy cảm thấy hận bạn? Vì thế, hãy coi đây là tình huống gia đình cần khéo léo giải quyết. Chúng ta đứng chung một phe, chứ không phải là cuộc chiến giành giật.
Hãy tranh thủ tình cảm của mẹ chồng bằng mọi cách. Thể hiện sự tôn trọng của mình với những ý kiến của bà và khéo léo tìm điểm để tán thành trước khi phản bác.
Đừng rủ rỉ với chồng sau lưng mẹ chồng những điều bạn không hài lòng về mẹ chồng. Nếu không đồng ý, hãy thật dịu dàng và khéo léo trò chuyện thẳng với mẹ chồng. Đừng để mẹ chồng nghĩ bạn là con rắn độc, con dao hai lưỡi đâm sau lưng.
Với chồng, bạn cũng luôn luôn nên áp dụng chính sách lùi một bước tiến hai bước như thế. Đầu tiên là ca ngợi và đồng ý, sau khéo léo thêm vào những gì bạn chưa ưng ý.
Theo Sức Sống Mới
Tin liên quan
- Không nhận con vì đã ly thân (22:10:39 17/05/2013)
- Đêm chia ly tình cũ (22:10:27 17/05/2013)
- Giữ chồng đúng cách (22:10:23 17/05/2013)
- Mối họa vợ giỏi hơn chồng (22:10:11 17/05/2013)
- Chồng siêng việc chú bác (22:10:05 17/05/2013)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Chồng chỉ nghe lời mẹ
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo