Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

"Súng" không có "đạn"

21:53:46 17/05/2013
Yêu nhau 5 năm, Nguyễn Thanh B và Hoàng Thị Ng cùng ở xóm Cầu, xã Định Công, huyện Thanh Trì, Hà Nội, mới kết hôn. Ai cũng nghĩ hai người sẽ rất hạnh phúc, nhưng chẳng được bao lâu, gia đình nhỏ đứng trước bờ vực li hôn, chỉ vì anh... không có tinh binh. Không ít phụ nữ vẫn ngầm tự hào về sự “hoành tráng” và “mạnh mẽ” của đức lang quân nhưng mấy năm sau vẫn chưa có “kết quả” của tình yêu. Họ bắt đầu lo lắng vì nghĩ “mình có lỗi”. Nhưng khi những băn khoăn này được đưa ra “ánh sáng” thì sự tự hào trước kia bị đẩy lùi, thay vào đó là nỗi lo làm sao chạy chữa để các “tinh binh” không còn bị yểu mệnh. “Tinh binh” không “nhân” Có thâm niên yêu nhau suốt 5 năm, Nguyễn Thanh B và Hoàng Thị Ng cùng ở xóm Cầu, xã Định Công, huyện Thanh Trì, Hà Nội, mới kết hôn. Ai cũng nghĩ hai người sẽ chung sống rất hạnh phúc vì có thời gian yêu nhau khá lâu. Hơn nữa, sau khi cưới bố mẹ đã xây sẵn cho hai vợ chồng một ngôi nhà ba tầng ở gần nhà. Nhưng không ngờ thời gian chung sống hạnh phúc chỉ kéo dài được hơn một năm thì mẹ B đã thấy con trai đi sớm về muộn, suốt ngày say xỉn, thường xuyên gắt gỏng với vợ. Còn con dâu thì sang nhà mẹ đẻ ngủ lại luôn, dù nhà riêng của hai vợ chồng chỉ cách đó 2 ki-lô-mét. Khi gặng hỏi con dâu mãi, bà D (mẹ B) mới biết nỗi bất hạnh lớn mà con trai bà đang phải đối mặt là không có con, do không có “tinh binh”. Trong khi, hai bên gia đình lại cứ nghĩ hai vợ chồng mải chơi không nghĩ đến chuyện con cái, nên cứ hối thúc, khiến B buồn chán hơn. Điều mà B không lý giải nổi là tại sao ngày yêu nhau anh luôn được Ng khen là “cừ khôi”, “mạnh mẽ” nhưng sau khi kết hôn một thời gian ngắn thì “hình ảnh” này bị phá vỡ. Điều làm anh cảm thấy khổ sở và thay tính đổi nết là “thằng nhỏ”  thường xuyên trong tình trạng “trên bảo dưới không nghe” và “quân” xuất ra thì chẳng khác gì... nước lã. Cách đây gần 1 tháng, hai vợ chồng B đã đến Trung tâm Nam học và Hiếm muộn để có câu trả lời chính xác về bệnh của mình. Không ngờ kết quả xét nghiệm “tinh binh” không có “nhân” do tắc nghẽn, khiến B thật sự thất vọng về mình. Mặc dù TS. Lê Vương Vệ, Giám đốc Trung tâm đã lý giải rất rõ ràng rằng B vẫn có thể có con nếu lấy “tinh binh” từ mào tinh bằng vi phẫu thuật (MESA) hay đâm kim xuyên qua da (PESA) để “cấy” cho vợ. Dù vậy, B vẫn thấy mình không đáng mặt đàn ông, vì không những không thể làm cho vợ “hạnh phúc”, đã thế muốn sinh con lại phải nhờ vào “cách khác”. Còn với anh Mã Tuấn L, phường 6, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, nỗi bất hạnh còn lớn hơn rất nhiều. Anh cũng đã được lựa chọn và chung sống với người mình thật sự yêu thương, nhưng lại không có khả năng cho cô ấy “sản phẩm” của tình yêu dù là cách nào đi nữa. Bệnh án của anh cũng có chung tên là “tinh binh không nhân” nhưng nguyên nhân lại là không tắc nghẽn. Anh L đã đau khổ đến tuyệt vọng, khi câu trả lời của bác sĩ là anh không thể có con, do sự suy giảm quá trình sinh trưởng của “nhân tinh binh”. Theo sự giải thích của TS. Vệ thì việc điều trị vô sinh cho những cặp vợ chồng không “nhân” có thể được thực hiện bằng cách lấy “nhân” từ mào tinh (MESA, PESA) hay “túi hạt” (TESA, TESE) phối hợp với kỹ thuật tiêm “nhân” vào bào tương noãn (intracyto-plasmic sperm injection-ICSI). Tỷ lệ thành công trong điều trị thường cao ở những trường hợp không “nhân” do tắc nghẽn. Kỹ thuật này mở ra hy vọng mới cho những cặp vợ chồng vô sinh do không có “nhân”, mà trước đây hy vọng có con của họ là không có. Tuy nhiên, với trường hợp không có “nhân” do “túi hạt” giảm chức năng sinh tinh nặng (không do tắc nghẽn), khả năng lấy được “nhân tinh binh ” thấp hơn, chất lượng “nhân” kém hơn, tỉ lệ thành công thấp hơn và tỉ lệ bất thường nhiễm sắc thể ở con sinh ra cao hơn. Thủ thuật cũng phức tạp hơn, phải làm thủ thuật mở bao “túi hạt”. Sau đó, xẻ “túi hạt” và cắt lấy các phần mô nghi ngờ còn sinh tinh. Tìm và phân lập các “nhân tinh binh” từ mô “túi hạt”. “Yểu” mệnh Ngoài 34 tuổi, anh Nguyễn Thành N, xã Thụy Hùng, huyện Văn Lãng, Lạng Sơn mới kết hôn, nên gia đình đều hối thúc vợ chồng anh có con ngay. Nhưng đã qua ngày cưới hơn một năm, niềm mong mỏi của gia đình vẫn chưa thấy xuất hiện. Anh N liên tục giục vợ hết lần này đến lần khác đi khám bệnh. Dù chị M (vợ N) đưa kết quả khám là hoàn toàn bình thường, nhưng anh N vẫn không tin vì đó là kết quả khám ở bệnh viện huyện. Tuần trước anh quyết định đưa vợ xuống bệnh viện Phụ sản Hà Nội khám bệnh. Kết qủa vẫn cho biết vợ anh hoàn toàn bình thường. Khi bác sĩ đề nghị anh khám sức khoẻ, anh bắt đầu thấy sợ, dù trước khi vào phòng vẫn hài hước quay lại nói với vợ: “Này, đây “hàng” chuẩn, khám thì khám sợ gì”. Không ngờ khi bác sĩ gọi tên báo kết quả, anh mới giật mình ngã ngửa. Khuôn mặt luôn hãnh diện với vợ của anh giáo làng biến sắc, anh cầm tờ kết quả “tinh binh” bị dị dạng, ngồi phịch xuống cạnh vợ, cúi mặt nói: “Tôi xấu hổ với mình quá”. Anh Lê Tuấn H nặng tới 92kg, bán quán ăn ở thị trấn Lâm, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, đi lại với dáng vẻ ộ ệ nhưng khá vui tính. Ngồi chờ khám hiếm muộn tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội, nhưng không hề căng thẳng như nhiều người chờ khám khác, anh liên tục pha trò làm cho những người cùng cảnh cười đến vỡ bụng. Anh H trỏ tay vào một chị gầy đét ngồi đối diện, nói: “Tôi mà cho chị được 20 kg thì ai cũng đẹp chị nhỉ. Có khi lại chẳng phải đến đây ấy chứ”. Anh H được bác sĩ cho biết là chế độ dinh dưỡng của anh nhiều dầu mỡ, anh lại ít vận động, khiến chất “nam tính” giảm. Khối mỡ trong cơ thể tăng chính là nơi tích tụ những độc chất làm suy yếu “tinh binh”, nên khó có con. Trong tờ kết quả, anh chỉ có khoảng 10% “tinh binh” di động nhanh, trong khi tiêu chuẩn phải là trên 25%. Dù vậy nhưng khi được hỏi, anh H không ngần ngại tâm sự: “Buồn chỉ tổ rối thêm mà không giải quyết được việc chị ạ. Tôi nghĩ mình cứ vui vẻ để làm việc, rồi tìm cách chữa trị. Bi quan chán nản, bệnh lại thêm bệnh. Theo lời khuyên của bác sĩ, tôi sẽ thay đổi lối sống (bỏ rượu, thuốc lá, không mặc quần quá chật...) và dùng thuốc đều đặn”. Theo các bác sĩ chuyên khoa thì điều trị để có con với những trường hợp này không quá khó. Các cặp vợ chồng này có thể điều trị bằng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ đơn giản là bơm “tinh binh” vào buồng tử cung (IUI) đến phức tạp hơn là thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và tiêm “tinh binh” vào bào tương noãn (ICSI). Trong đó, hiệu quả nhất (và cũng đắt tiền nhất) là ICSI, tỉ lệ có thai cho một chu kỳ điều trị 35-40%. Hiện nay, nhiều BV thực hiện được các kỹ thuật này như BV Từ Dũ, BV Hùng Vương, BV Phụ sản quốc tế... Tỉ lệ thành công của điều trị vô sinh nam này còn phụ thuộc vào khả năng sinh sản của vợ, đặc biệt là tuổi của người vợ. Do đó, thời gian cũng đóng vai trò quan trọng. Nếu người vợ trên 35 tuổi thì không nên sử dụng phương pháp điều trị này vì hiệu quả thấp. Không “xuất quân”
Rượu bia, thuốc lá, thói quen sinh hoạt... là thủ phạm! Theo các bác sĩ chuyên ngành nam khoa thì, những trường hợp vô sinh nam do bất thường về chất lượng “tinh binh”, nhiều nhất là thiểu năng “tinh binh” thường do uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, những bệnh lây truyền qua đường tình dục, ma túy, béo phì, sử dụng kháng sinh tràn lan không đúng chỉ định. Bên cạnh đó, cuộc sống công nghiệp cũng có nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phái mạnh như khí thải công nghiệp, thuốc trừ sâu, khói xe, thuốc kích thích tăng trọng trong vật nuôi, chất bảo quản đóng hộp, sóng từ trường, sóng điện thoại di động, sóng ăng-ten, stress trong đời sống hiện đại...
Những trường hợp được nói đến ở đây là hiện tượng mất hoàn toàn sự “xuất quân” ra ngoài niệu đạo của người nam; “tinh binh” từ tuyến tiền liệt và ống dẫn không bài xuất vào niệu đạo. Không “xuất quân” là không “xuất” xuôi dòng ra miệng sáo niệu đạo cũng như không “xuất” ngược dòng vào bàng quang. Những câu chuyện thương cảm dưới đây là do các bác sĩ tại Trung tâm Nam học, Bệnh viện Việt Đức kể lại: Cẩn thận hơn rất nhiều cặp đôi khác, vợ chồng anh Trần Hải T, đường Nguyễn Trãi, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hoá, trước khi kết hôn đã cùng nhau đi kiểm tra sức khoẻ khá kỹ lưỡng. Bác sĩ cũng đã cho kết luận cả hai đều hoàn toàn bình thường, nhưng ngay trong những ngày đầu tiên bắt đầu cuộc sống vợ chồng đã có chuyện trục trặc xảy ra và kéo dài đã gần một năm: Tất cả các lần “chung đụng” T đều không thể “xuất quân”. Điều này đã gây ra những tổn thương không nhỏ trong mối quan hệ vợ chồng. Hai bên bố mẹ đều mong H (vợ T) sớm có thai. Nhưng H lại không thể nói ra rằng việc không có thai là do T không “xuất quân”. Vì vậy, H lúc nào cũng bị tâm lý đè nặng do gia đình T nghi ngờ cho rằng nguyên nhân không có thai là tại H. H cũng băn khoăn nghi ngờ không biết có phải T đã “chung đụng” với người khác trước đây và do vậy không cảm thấy “thăng hoa” với vợ nên không thể “xuất quân”(?). Khi cả hai đều cảm thấy bế tắc, H thuyết phục chồng đến Trung tâm Nam học, Bệnh viện Việt đức, để nhận được câu trả lời. Nhưng chỉ sau khi tiếp cận riêng từng người và khai thác rất nhiều yếu tố, các bác sĩ ở đây mới tìm ra nguyên nhân: Do trước khi kết hôn, T đã có thời gian du học 4 năm ở nước ngoài, trong thời gian này, anh thường xuyên “tự tạo cảm giác” và đã quen với việc đó. Đến khi kết hôn, việc thay đổi “thói quen” cùng với việc vợ quá thụ động và không đồng cảm, khiến anh không thoải mái khi “chung đụng”. Do vậy, đã không thể “xuất quân”, chỉ khi nào tự mình tạo cảm giác anh mới “xuất quân” được. Sự hiểu biết của vợ anh trong lĩnh vực này lại quá hạn chế trong khi T lại có bản tính kín đáo ít chia sẻ, đã kiến tình trạng “đồng sàng dị mộng” kéo dài suốt hơn một năm. Theo GS. Trần Quán Anh, nguyên GĐ Trung tâm Nam học, BV Việt đức thì, việc giúp đỡ cặp vợ chồng trẻ này đã phải trải qua nhiều “công đoạn” khó khăn phức tạp. Tuy nhiên, niềm vui đã đến với Trung tâm, khi H gọi điện thoại đến với giọng rất vui mừng và thông báo vợ chồng cô đã có thể cùng nhau “lên đỉnh” một cách viên mãn. Bên cạnh đó, theo GS. Trần Quán Anh thì không chỉ riêng những trường hợp thay đổi thói quen bị mất khả năng “xuất quân”, mà ngay cả những người dùng rượu quá độ, thuốc (điều trị cao huyết áp, điều trị tâm lý) hay hoá chất cũng có thể là nguyên nhân gây nên hiện tượng này. Ngoài ra, còn một nhóm nguyên nhân hay gặp mà không thể bỏ qua là nhóm nguyên nhân thần kinh như: tổn thương tuỷ sống, bệnh đa xơ củ, bệnh Parkinson. Hiện tượng không “xuất quân” cũng có thể xảy ra sau một số phẫu thuật vùng tiểu khung và niệu đạo, vì các chấn thương tại những vùng này có thể gây xơ dính ống dẫn, cản trở đường đi ra của “tinh binh”. Hậu quả nhãn tiền của bệnh không “xuất quân” là sự khủng hoảng về tâm lý như lo sợ bệnh tật hay vợ nghĩ chồng không chung thuỷ...  Tệ hơn là không “xuất quân” cũng có thể gây vô sinh nam giới trong trường hợp ống dẫn đã bị xơ dính. Khi đó, biện pháp chữa trị là chọc hút “tinh binh“ trong mào tinh để cấy vào tử cung nữ giới. Còn đối với những trường hợp không “xuất quân” do sử dụng thuốc, việc “xuất quân” sẽ tự động trở lại bình thường khi người bệnh ngưng điều trị thuốc. Tuy nhiên, với các trường hợp do nguyên nhân thần kinh, vấn đề phức tạp hơn. Các thuốc điều trị bệnh không “xuất quân” do nguyên nhân thần kinh thường kém hiệu quả. Bệnh nhân thường phải được điều trị bằng tâm lý phối hợp với các liệu pháp kích thích “xuất quân” (kích thích rung, kích thích điện).  Theo Gia Đình & Xã Hội
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo