- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sau 2 tuần tổ chức, nhãn hàng BlueStone đã trao 4 giải “Trọn gói đa năng”, 4 ...
-
Có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo nên hàng nhập ngoại vẫn được khá đông khách ...
-
Bắp cải Đà Lạt to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn ...
-
Nói cách khác, quả lê bị nhiễm phóng xạ và điều này thật sự gây nguy hiểm đối ...
-
Thành phần của hộp sữa đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
-
Thành phần của các loại kem trộn hầu hết đều có corticoid khiến người dùng bị ...
-
Anh Tấn Minh mua liền một lúc 4 chiếc quạt về sau 2 tuần đành phải xếp xó.
-
Chỉ có vài hãng sữa được tăng giá bán, nhưng nhiều điểm bán cùng cho rằng ...
-
Chị em dễ mắc chiêu trò giảm giá khủng mà vô tình bỏ quên chất lượng sản phẩm.
Giá sữa lại tăng trước khi giảm
Theo lộ trình đến ngày 21/6, người tiêu dùng sẽ được mua sữa với giá thấp hơn hiện tại sau 10 ngày áp trần giá sữa. Tuy nhiên, điều này người tiêu dùng không mấy hào hứng, còn các chủ buôn sữa vẫn điềm nhiên vì trước đó giá sữa đã tăng, có giảm cũng là mức không đáng kể.
Nhiều chiêu lách giá trước 'giờ G'
Từ ngày 1/6, Bộ Tài chính đã ban hành quyết định áp trần giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Theo đó, ngày 11/6 sẽ tiến hành áp trần giá bán buôn, ngày 21/6 tiến hành áp trần giá bán lẻ. 25 sản phẩm sữa của 5 doanh nghiệp sẽ chính thức được áp trần như nhóm các mặt hàng nằm trong bảng giá trần gồm có Dielac Alpha, Frisolac, Nan Pro, Friso Gold, Enfa Grow, Abott Grow, Similac. Trong đó, mức giá rẻ nhất đối với loại 900g là sữa Dielac Alpha 123 HT có giá trần tối đa 167.000 đồng, loại 400g Dielac Alpha 123 HT rẻ nhất là 72.000 đồng. Loại đắt nhất với dòng 900g là sữa IMP Frisolac Gold 1 có giá 406.000 đồng/hộp, đối với 1,8kg Enfa Grown A+3 hương vani có giá 563.000 đồng. Loại đắt nhất trong bảng giá trần là Similac Gain Plus IQ 1,7kg có mức giá 692.000 đồng.
|
Những sản phẩm sữa khác của trẻ em dưới 6 tuổi, doanh nghiệp sẽ phải kê khai, đăng ký giá. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính sẽ tính toán tiếp và sẽ có hướng dẫn cụ thể để doanh nghiệp thực hiện. Cách xác định giá bán lẻ sẽ là giá nhập buôn, cộng thêm không quá 15%.
Nhiều người tiêu dùng cho rằng, với quy định của Bộ Tài chính và độ chậm trễ nhất định, các chủ buôn cũng như cửa hàng, đại lý bán lẻ sẽ có nhiều chiêu để lách giá. Tuy nhiên ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho rằng, sở dĩ có khoảng thời gian này là cơ quan quản lý đang tạo cơ hội cho chính doanh nghiệp “tháo hàng”.
Trước đó, một số doanh nghiệp đã có những động thái “lách” bằng việc “thay tên, đổi họ” sản phẩm để tăng giá. Cụ thể, Mead Johnson có sản phẩm mới là Enfamil A+ 360* Brain Plus và Enfagrow A+ 360* Brain Plus (tiền thân là Enfa grown A+). Enfa grown A+ hộp 900g, số 1, 2, 3, 4 có giá bán lần lượt là: 510.000 đồng/hộp; 468.000 đồng/hộp... hay Enfamil A+ 900g có giá 534.000 đồng/hộp. Sau khi có tên mới, bổ sung thêm dưỡng chất, nhãn sữa mới Enfamil A+ 360* Brain Plus có giá tới... 605.000 đồng/hộp.
Sữa Abbott thì giảm trọng lượng tới 50g, từ hộp 900g xuống còn 850g đối với dòng sữa Pediasure nhưng giá vẫn giữ nguyên 580.000 đồng. Loại hộp lớn hơn Pediasure trọng lượng 1,7kg giá 980.000 đồng giảm trọng lượng xuống còn 1,6kg, với giá không đổi.
Giá sữa sắp giảm, chủ kinh doanh vẫn 'bình chân'
Chị Nguyễn Thị Nhung - chủ đại lý bán buôn bán lẻ sữa Hà Anh (phố Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội) tâm sự: “Bán sữa có chậm hơn so với những tháng trước, có thể do người tiêu dùng có tâm lý chờ đợi giá xuống sau khi có quyết định giảm giá sữa của Bộ Tài chính. Thực ra, là những người bán hàng, chúng tôi cũng chỉ mong sữa giảm giá để có nhiều người mua. Chúng tôi bán hàng và ăn phần trăm theo doanh số. Càng bán được nhiều, hoa hồng càng cao, còn bán ít thì chỉ nhặt tiền lẻ”.
Chủ đại lý sữa Bình Nguyên (phố Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội) thì thẳng thắn rằng: “Sữa nhập rồi nhưng đến ngày giảm giá phải bán giảm thì tôi cũng chẳng lo vì cách đây 1 tháng, các nhãn sữa đã tăng giá lên ở mức cao. Bây giờ, giảm giá cũng chỉ giảm dưới mức đã tăng, hơn nữa lại có độ trễ nhất định nên không thấy lo”.
Từ phía khách hàng, chị Đỗ Bích Thúy (phố Vũ Thạnh, quận Đống Đa, Hà Nội) tâm sự: “Giá sữa hiện tại quá cao, nhất là so với mức thu nhập trung bình của các ông bố, bà mẹ làm công nhân viên chức nhà nước có con nhỏ. Lương bậc 3 của tôi, chỉ tính tiền mua sữa cho con đã mất nửa tháng lương. Tôi rất mong giá sữa giảm. Nhưng ngại nhất là các chiêu trò làm giá của những người kinh doanh mặt hàng này vì cách đây một tháng họ đã điều chỉnh tăng giá. Sau ngày 21/6, e là giá sữa giảm không đáng bao nhiêu, thậm chí rất ít so với mức giá đã tăng”.
Đại diện Hiệp hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho rằng, quyết định của Bộ Tài chính cũng khiến nhiều doanh nghiệp than thở. Nhưng công bằng mà nói, trước đây khi giá sữa “nhảy múa”, người tiêu dùng “chịu đủ” thì doanh nghiệp cũng đã “kiếm đủ” rồi.
Vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều với quyết định này. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, sau khi sữa được cho vào danh mục bình ổn giá, người tiêu dùng có thể tạm yên tâm vì giá sữa sẽ không “giật đùng đùng” như trước đây nữa.
“Giá sữa giảm cũng không thể giảm bằng mức giá sữa cũ của cách đây hơn 1 tháng khi các hãng chưa điều chỉnh tăng. Trước đây tôi thường mua cho con hộp to 900g, nhưng bây giờ tôi chọn hộp nhỏ bằng một nửa cho con uống đủ trong thời gian chờ đợi” - chị Lý Thị Thanh Yên (Khu Đô thị Mỹ Đình II, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ.
Theo GĐXH
- Người tiêu dùng tẩy chay hàng Tàu chuộng hàng Thái (08:13:00 31/05/2014)
- Đồ bơi cũ giá bèo hút người mua (16:39:00 26/05/2014)
- Từ 1/6: Áp giá trần cho sữa trẻ em (12:49:00 22/05/2014)
- Từ 1/7 sẽ phạt người đội mũ bảo hiểm không đủ 3 lớp (15:07:00 20/05/2014)
- Chiếu điều hòa, màn điều hòa ‘hút’ khách mùa nóng (08:22:00 15/05/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |