Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Mai Thu Huyền dạy con đón Tết cổ truyền

10:57:10 22/01/2014

Cô Trúc của ' Những ngọn nến trong đêm' có cách dạy con cởi mở, hiện đại nhưng vẫn dựa trên nền tảng giá trị lâu đời của dân tộc.

- Nếp đón Tết của gia đình Mai Thu Huyền sẽ như thế nào?

- Thì mình vẫn cứ nghiêm chỉnh làm theo phong tục Tết cổ truyền của dân tộc. Ngày 23 tháng Chạp có rơi vào ngày thường hay cuối tuần thì tôi vẫn cố gắng chuẩn bị một mâm cơm cúng ông Táo thật tươm tất rồi cả mũ mão và cá chép để có được buổi chia tay cuối năm thật “hoành tráng” với ông thần cai quản mọi việc trong nhà. Bọn trẻ nhà tôi mê nhất việc thả cá chép xuống sông để cá hóa rồng đưa ông Táo về trời. Cả năm các con luôn ý thức phải chăm ngoan, làm nhiều điều hay nên đếm từng ngày đến 23 tháng Chạp để được ông Táo “bẩm tấu” mọi việc tốt với Ngọc Hoàng. Trẻ con nhiều khi làm mình bất ngờ và phải bật cười với niềm tin ngây thơ, dễ thương.

Mai Thu Huyền dạy con trang trí cành đào để bé thỏa sức sáng tạo và hòa cùng niềm vui không khí Tết.

- Món ngon ngày Tết nào mang thương hiệu Mai Thu Huyền mà ông xã và bọn trẻ đều thích?

- Về khoản đảm đang thì tôi kém xa bà ngoại và mẹ nhưng cũng có riêng mấy “món tủ” ngày Tết đủ để mình tự hào. Bữa cơm cúng ông bà ngày 30, dù bận đến mấy, tôi cũng phải tìm mua cho bằng được mấy quả gấc thật ngon để đồ xôi thắp hương dâng lên bàn thờ tổ tiên. Đó là món ăn ngày Tết đã theo tôi suốt thời thơ ấu và giờ đây các con tôi cũng mê. Ngoài ra, mâm cơm đầu xuân phải có bát canh măng mà phải là măng lưỡi lợn bà ngoại cất công gửi từ Hà Nội vào. Ngày thường, bọn trẻ còn tuyệt đối không cho mẹ nấu canh măng vì đấy là món ngon mang đậm hương vị ngày Tết, nấu ngày thường thì ngày Tết ăn sẽ chẳng thấy ngon nữa.

Cùng con đón Tết theo cách truyền thống cũng là “nếp nhà” mà cô luôn tâm niệm gìn giữ cho các con.

- Chị quan niệm thế nào về việc vất vả chuẩn bị ngày Tết?

- Tôi và ông xã luôn cho rằng, dẫu sống trong thời đại công nghiệp thì cũng phải chú ý giữ gìn những giá trị truyền thống, đặc biệt là phong tục Tết cổ truyền. Những trải nghiệm quý giá mà tôi từng có khi còn thơ bé, bây giờ tôi rất muốn các con tôi cũng được trải qua. Vì thế, có chút bận rộn, vất vả thì tôi và ông xã cũng không nề hà gì cả.

- Qua bao nhiêu năm cùng tham gia với bố mẹ trong mọi công đoạn chuẩn bị Tết, các con chị “thuộc" nhất phong tục Tết nào?

- Thật ra, điều quan trọng là con có được những cái Tết đáng nhớ. Tôi và ông xã cũng bất ngờ vì khi cùng bố mẹ chuẩn bị Tết, lũ trẻ cũng học được rất nhiều điều hay từ phong tục Tết và lại còn nhớ rất lâu. Trí tò mò của chúng có bao giờ ngừng hoạt động đâu và liên tục nghĩ ra bao nhiêu câu hỏi “vì sao” về Tết rất ngộ nghĩnh như: "Vì sao nhân bánh chưng nhiều thứ thế hả mẹ?". Thế là mẹ lại tỉ tê kể chuyện về chàng hoàng tử Lang Liêu, về triết lỹ ngũ hành tương sinh trong nhân bánh chưng, về ý nghĩa đoàn kết, tương trợ, thờ cúng tổ tiên. Những điều này thật ra khô khan nhưng qua việc trẻ tận tay được làm, tận mắt được thấy trong dịp Tết thì lại dễ hiểu, dễ nhớ vô cùng. Tôi cảm thấy mừng vì tuổi thơ của các con đã có được những ngày Tết trọn vẹn nhất. Theo tôi, chỉ cần bố mẹ giữ lại một vài nếp sinh hoạt truyền thống trong khả năng cho phép, lớp con trẻ sẽ được thừa hưởng không chỉ niềm vui Tết đáng nhớ của tuổi thơ, mà cả những bài học đầu đời làm người sâu sắc.

Theo Ngôi Sao

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo