- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sau 2 tuần tổ chức, nhãn hàng BlueStone đã trao 4 giải “Trọn gói đa năng”, 4 ...
-
Có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo nên hàng nhập ngoại vẫn được khá đông khách ...
-
Bắp cải Đà Lạt to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn ...
-
Nói cách khác, quả lê bị nhiễm phóng xạ và điều này thật sự gây nguy hiểm đối ...
-
Thành phần của hộp sữa đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
-
Thành phần của các loại kem trộn hầu hết đều có corticoid khiến người dùng bị ...
-
Anh Tấn Minh mua liền một lúc 4 chiếc quạt về sau 2 tuần đành phải xếp xó.
-
Chỉ có vài hãng sữa được tăng giá bán, nhưng nhiều điểm bán cùng cho rằng ...
-
Chị em dễ mắc chiêu trò giảm giá khủng mà vô tình bỏ quên chất lượng sản phẩm.
Nhiều mặt hàng giảm giá sau Tết
Thời kinh tế khó khăn, sau Tết giá cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm không tăng, thậm chí, nhiều mặt hàng hạ giá.
Hà Nội: 'Khách chẳng thấy đâu'
Những ngày đầu năm mới, nhiều chợ truyền thống và siêu thị tại Hà Nội mở cửa trở lại, trong khi nhiều chợ nhỏ vẫn đóng cửa. Tuy nhiên, hoạt động mua bán thưa thớt. Điều ngạc nhiên là, các mặt hàng như: Thịt lợn, rau xanh không tăng giá.
Tại chợ Bưởi, chợ Ngọc Hà, chợ Khâm Thiên (Hà Nội)…, các mặt hàng thực phẩm tươi sống như: Thịt, hải sản, rau, quả đều giữ giá ổn định. Thậm chí một số mặt hàng rau xanh giảm giá mạnh như: Hoa súp lơ: 4.000 đồng/cây, su hào 2.500 đồng/củ.
Chị Bích Hợp, tiểu thương bán thịt lợn tại chợ Ngọc Hà cho biết, do kinh tế khó khăn người dân thắt chặt chi tiêu nên hàng hóa sau Tết không thể tăng giá. “Chưa năm nào buôn bán ế ẩm như hiện nay. Tết là dịp cuối cùng trong năm, nhưng số lượng bán không nhiều. Tôi mở hàng từ mùng 2 với hy vọng năm mới buôn bán đắt hàng hơn, nhưng cả buổi không bán được yến thịt. Giá thịt lợn không tăng so với trước Tết, khách chẳng thấy đâu” - chị Hợp nói.
Còn chị Nguyễn Thu Hằng, bán rau tại chợ Bưởi cho hay, do trước và sau Tết nắng ấm nên rau xanh phát triển tốt; lượng rau từ nhà vườn ra chợ dồi dào, trong khi sức mua giảm nên giá ngoài chợ giảm. “Hoa súp lơ, rau cải xanh không bán hết trong ngày để hôm sau nở hoa chỉ có đổ đi. Hy vọng những ngày tới trời lạnh để giá rau nhích lên và rau không chóng hỏng. Chứ đầu năm buôn bán thế này thì chán quá” - chị Hằng nói.
Chị Đinh Thị Thúy - một người đi chợ Phùng Khoang (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ, chưa năm nào giá rau sau Tết lại rẻ như năm nay. Trong khi người đi chợ vui mừng vì giá rau “như bèo” sau Tết, người nông dân lại đứng ngồi không yên.
Tại làng rau Mễ Trì, nhiều nông dân bán rau tại ruộng buồn rầu, nói: “Trước Tết, bán cả ruộng rau không mua nổi nồi bánh chưng; nay ra Tết thời tiết nắng ấm khiến rau nẩy mầm nhanh. Nhiều thương lái lợi dụng hạ giá rau. Chỉ mong sau thời tiết thuận lợi để người nông dân bớt lỗ”.
|
Khác với chợ truyền thống, siêu thị như Big C, Fivimart… tung ra nhiều chương trình khuyến mại đầu năm thu hút khách hàng. Tại Big C Thăng Long, hơn 1.000 mặt hàng được giảm giá 5–35%. Giá một số mặt hàng thực phẩm khô giảm 20%, thực phẩm tươi sống, đông lạnh giảm 25%...
Đại diện siêu thị Big C cho biết, năm nay có nhiều mặt hàng tự sản xuất như đồ đông lạnh, thực phẩm khô… phục vụ người dân mua hàng với giá ổn định, tránh sự tăng giá từ các chợ truyền thống.
Ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Cty Vissan cho biết, sau Tết chuẩn bị 10.000 con heo hơi để phục vụ bà con, các sản phẩm chế biến sẵn như: Giò, lạp xườn, xúc xích… đều giảm 10 – 20%.
Thông lệ hằng năm, người bán hàng thường lợi dụng giá cả thực phẩm tăng để đẩy giá đồ ăn sáng 10 – 30% so với ngày thường. Tuy nhiên, năm nay, tình hình khác trước, khi giá chỉ tăng nhẹ.
Anh Phạm Duy Khánh (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Mùng 4 Tết, tôi đi ăn sáng trên phố Trần Thái Tông. Thật ngạc nhiên khi thanh toán bát bún cá 27.000 đồng, chỉ cao hơn ngày thường 2.000 đồng/bát”.
“Trước Tết, bán cả ruộng rau không mua nổi nồi bánh chưng; nay ra Tết thời tiết nắng ấm rau nẩy mầm nhanh nhưng nhiều thương lái lợi dụng hạ giá rau” - chị Đinh Thị Thúy nói.
Dạo qua nhiều cửa hàng bán đồ ăn sáng trên phố Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng, Hàng Da… (Hà Nội), giá các mặt hàng: Cháo, bún, phở, bánh mì… tăng 2.000 – 3.000 đồng tùy từng loại.
Chị Nguyễn Thị Sang, bán bún trên phố Trần Duy Hưng (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Cửa hàng chỉ tăng hết ngày mùng 6 Tết, sang mùng 7, các cơ quan làm việc trở lại, nhiều cửa hàng cũng mở cửa bán hàng như ngày thường nên giá đồ ăn lại trở lại như trước Tết. Chúng tôi muốn tăng giá tranh thủ mấy ngày Tết, nhưng cũng phải nhìn tình hình chung. Năm nay, người dân ít tiền nên chi tiêu tiết kiệm”.
Thậm chí, nhiều cửa hàng bán đồ ăn sáng cho biết, thời buổi khó khăn, bữa chính, người dân còn tự nấu ăn ở nhà mang đồ đến công sở. Bữa sáng ra quán hiện nay, nhiều khi do lỡ bữa vợ nấu ở nhà. Sau Tết mà tăng giá cao, sợ mất khách.
TPHCM: Thịt lên giá, rau ế ẩm
Không như trước, giá thực phẩm đầu năm nay tại các chợ ở TPHCM không nhiều biến động, thậm chí nhiều nơi giảm giá nhưng sức mua vẫn yếu khiến nhiều tiểu thương, nhất là các tiểu thương ở chợ đầu mối điêu đứng.
Theo khảo sát của PV, ngày 5/2, nhiều chợ trên địa bàn TPHCM bắt đầu mở cửa trở lại. Tuy nhiên, người mua bán vẫn thưa thớt và giá cả không có nhiều biến động.
Tại các chợ “nhà giàu” như chợ Tân Định, chợ Tôn Thất Đạm (quận 1) nhiều mặt hàng rau xanh, thịt cá bày bán khắp chợ với giá chỉ tăng nhẹ khoảng 10% so với ngày thường. Theo đó, bắp xúp lơ được bán với giá 30.000 đồng/ kg; xà lách 50.000 đồng/kg; cà chua 30.000 đồng; thịt heo 80.000- 90.000 đồng/kg….
Bà Hà, tiểu thương chợ Tân Định cho biết, năm nay giá thực phẩm ở chợ không tăng cao như mọi năm mà chỉ nhích nhẹ 5- 10 ngàn đồng tùy loại. “Giá năm nay khá bình ổn vậy mà sức mua vẫn kém lắm, mấy hôm nay tiểu thương chúng tôi có dám lấy hàng đâu mà vẫn bán không hết”, bà Hà nói.
Cũng theo bà Hà, “nguyên do hàng bán ế ẩm là trước Tết, người dân dự trữ thực phẩm khá nhiều nên đến giờ vẫn còn, có người thì đi chơi xa, về quê ăn Tết chưa vào lại thành phố nên đến nay sức mua vẫn yếu hơn ngày thường. Bên cạnh đó, do kinh tế năm nay còn nhiều khó khăn nên nhiều người rất dè chừng khi đi chợ”.
Tại chợ Tân Thuận, quận 7, giá cả cũng không nhiều biến động. Trong khi đó, tại các quầy bán ở vỉa hè, giá thực phẩm lại đội lên khá cao. Tại một điểm bán lẻ thực phẩm trên đường Lê Trọng Tấn (quận Bình Tân), giá rau củ quả ở đây cao hơn ngày thường 30- 40%.
Cầm mớ rau sống trên tay, anh Nhân tỏ vẻ ngạc nhiên bởi giá đội lên gần gấp đôi. “Nếu như ngày thường, mớ rau này chỉ 5.000- 7.000 đồng nhưng hôm nay tôi phải mua tới 15.000 đồng”, anh Nhân nói.
Tương tự, tại một điểm bán thực phẩm bên ngoài chợ Thủ Đức, người dân cũng phát sốt với giá thực phẩm được bán ở đây. Anh Quốc cho biết, thường ngày giá thịt heo chỉ 70.000- 80.000 đồng/ kg nhưng hôm nay phải mua với giá 100- 120.000 đồng/kg, khiến anh phải dè chừng chọn mua.
Trong khi các chợ bán lẻ còn lai rai cầm chừng thì tại chợ đầu mối Thủ Đức (quận Thủ Đức), nhiều tiểu thương nơi đây đang méo mặt vì hàng tồn kho quá nhiều. Trưa 5/2, tại chợ đầu mối Thủ Đức, các loại thực phẩm như cà chua, su hào, bắp cải, xúp lơ… chất đầy các kho hàng.
Bà Dương Thị Ánh, tiểu thương nói: “Chưa năm nào như năm nay, hàng tồn kho từ trước Tết mà bán mãi không hết, đã thế còn rớt giá kinh khủng nữa chứ”.
Theo bà Ánh, năm nay cửa hàng của bà tồn đến cả tấn rau quả… Giá bắp cải trước Tết là 9.000 đồng/kg giờ chỉ còn 3.000 đồng/kg; đậu cô ve từ 15.000 đồng xuống còn 3.000- 5.000 đồng/kg; cà chua chỉ hơn 1.000 đồng/kg… vậy mà vẫn không có người mua.
Ngồi bên đống bắp cải khô héo, bà Ánh cho biết, đợt hàng này gia đình bà lỗ gần 200 triệu đồng. “Giờ phải thuê nhân công để bóc vỏ bắp cải cho tươi, đậu cô ve, cà chua thì phải tẩm nước, che đậy cẩn thận để mong sao bán cho hết, chứ không thì chỉ biết đem đi đổ thôi… Trong khi đó, giá xe vận chuyển, nhân công mấy ngày Tết cao gấp đôi so với ngày thường, coi như năm nay làm để trả nợ”, bà Ánh nói.
Tương tự bà Ánh, cửa hàng của bà Út Vân kế bên cũng trong tình trạng tồn hàng lỗ gần cả trăm triệu đồng.
Tại một điểm bán thực phẩm bên ngoài chợ Thủ Đức, người dân cũng phát sốt với giá thực phẩm được bán ở đây. Anh Quốc cho biết, thường ngày giá thịt heo chỉ 70.000- 80.000 đồng/ kg nhưng hôm nay phải mua với giá 100- 120.000 đồng/kg.
Theo Gia Đình & Xã Hội (TP)
- TP HCM: Phí trông trẻ cận Tết 350.000 đồng một ngày (15:08:00 25/01/2014)
- Sức mua hàng Tết yếu (12:14:00 25/01/2014)
- Lưu ý khi mua thời trang giảm giá (14:11:00 22/01/2014)
- Đồ trang trí cá chép, ngựa đắt khách (09:19:00 21/01/2014)
- Inspiron 23 – bản rút gọn hoàn hảo của siêu máy tính XPS 27 (11:36:00 15/01/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |