- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sau 2 tuần tổ chức, nhãn hàng BlueStone đã trao 4 giải “Trọn gói đa năng”, 4 ...
-
Có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo nên hàng nhập ngoại vẫn được khá đông khách ...
-
Bắp cải Đà Lạt to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn ...
-
Nói cách khác, quả lê bị nhiễm phóng xạ và điều này thật sự gây nguy hiểm đối ...
-
Thành phần của hộp sữa đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
-
Thành phần của các loại kem trộn hầu hết đều có corticoid khiến người dùng bị ...
-
Anh Tấn Minh mua liền một lúc 4 chiếc quạt về sau 2 tuần đành phải xếp xó.
-
Chỉ có vài hãng sữa được tăng giá bán, nhưng nhiều điểm bán cùng cho rằng ...
-
Chị em dễ mắc chiêu trò giảm giá khủng mà vô tình bỏ quên chất lượng sản phẩm.
Hàng đông lạnh bị ăn gian trọng lượng
Tình trạng lập lờ, ăn gian trọng lượng hàng đông lạnh đã diễn ra khá nhiều nhưng chưa được các cơ quan quản lý quan tâm đúng mức.
Cuối tháng 2, ông Tâm (ở đường Lê Văn Thọ, quận Gò Vấp, TP HCM) đến một siêu thị ở Gò Vấp mua một gói mực đông lạnh 500g. Về nhà sau khi rã đông, ông ngạc nhiên phát hiện trọng lượng của số mực trong gói chỉ còn chưa tới 200g. Phải nhiều lần đi lại khiếu nại, ông Tâm mới được siêu thị giải quyết bằng cách hoàn lại số tiền đã mua.
“Gói mực tôi mua giá 90.000 đồng, rã đông xong chỉ còn chưa tới 200g thì quá đắt. Hơn nữa, sản phẩm sau khi rã đông mà hao hụt đến hơn phân nửa trọng lượng, rất vô lý” - ông Tâm bức xúc.
Gian lận... hợp pháp
Trao đổi với chúng tôi, các doanh nghiệp sản xuất thủy hải sản đông lạnh cho biết nguyên nhân là ông Tâm đã mua phải sản phẩm được mạ băng quá cao. Sản phẩm càng kém tươi thì sau khi mạ băng, tỉ lệ hao hụt càng cao. Trong kỹ thuật chế biến thủy hải sản, sản phẩm được mạ băng để kéo dài thời gian bảo quản. Tỉ lệ mạ băng theo đúng quy trình bảo quản chỉ khoảng 5-10% (trọng lượng sản phẩm sẽ tăng thêm 5-10% sau khi mạ băng).
Tuy nhiên, do các quy định về đóng gói cũng như tỉ lệ mạ băng cụ thể chưa có cho từng mặt hàng thủy hải sản đông lạnh nên nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng mạ băng nhiều lần và lập lờ cách ghi trọng lượng để hưởng lợi nhuận từ chênh lệch trọng lượng. Nếu muốn, nhà sản xuất có thể mạ băng đến 25-30%. Hiện tượng này đã xảy ra nhiều năm nay nhưng chưa được cơ quan chức năng cũng như người tiêu dùng quan tâm. Một số doanh nghệp còn lạm dụng các chất phụ gia giữ nước để làm tăng trọng lượng thủy hải sản trước khi sơ chế bán cho người tiêu dùng.
Bà Lê Thanh Lâm (Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Sài Gòn Food) cho biết, làm ăn thời khó khăn, doanh nghiệp tính toán rất sát giá thành để có giá bán cạnh tranh nhất nên không thể có cùng một sản phẩm mà giá bán giữa doanh nghiệp này và doanh nghiệp khác chênh lệch đến trên 10%. Trong trường hợp này, nhiều khả năng sản phẩm bán rẻ hơn mặt bằng chung là sản phẩm chất lượng kém hoặc ăn gian trọng lượng. Do quy định không bắt buộc nhà sản xuất ghi rõ khối lượng tịnh sau khi rã đông trên bao bì nên một số doanh nghiệp lợi dụng mạ băng nhiều để hưởng lợi nhiều.
“Trước đây, các siêu thị thường thắc mắc tại sao sản phẩm của Sài Gòn Food bán giá cao. Sau này, chúng tôi chứng minh công ty bán hàng đúng chất lượng, ghi rõ trên bao bì nên nhà phân phối chấp nhận và dần tẩy chay các sản phẩm ăn gian trọng lượng. Chúng tôi đã ghi rõ trên bao bì trọng lượng tịnh (sau khi rã đông) và dán tem bảo đảm 100% trọng lượng sau rã đông như một cam kết với khách hàng” - bà Lê Thanh Lâm cho hay.
Có thể khiếu nại
Theo các siêu thị trên địa bàn TP HCM, không riêng sản phẩm đông lạnh mà cả hàng công nghệ, thực phẩm đóng hộp… nhà sản xuất cũng không thống nhất ở cách ghi nhãn. Có nhà sản xuất chỉ ghi trọng lượng/khối lượng tịnh, có nhà sản xuất vừa ghi trọng lượng/khối lượng tịnh và trọng lượng/khối lượng chung. Với cách ghi nhãn không thống nhất này, nhà sản xuất “có ý đồ” rất dễ trục lợi.
Theo luật gia Phan Thị Việt Thu (Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP HCM), ít có người tiêu dùng hiểu rằng bao bì sản phẩm ghi chung chung là trọng lượng hoặc khối lượng nghĩa là tính luôn bao bì và trọng lượng gia tăng do đông đá; ghi trọng lượng tịnh là trọng lượng sau khi trừ bao bì và các khoản hao hụt. Đa số người tiêu dùng không có thói quen cân lại sản phẩm đông lạnh sau khi rã đông nên nếu nghi ngờ, có thể cân lại và khiếu nại nếu phát hiện sai trọng lượng công bố.
Theo các doanh nghiệp thủy hải sản, không chỉ hàng đông lạnh bán ở thị trường nội địa gặp các vấn đề về trọng lượng, chất lượng mà cả hàng xuất khẩu cũng gặp tình trạng này. Trước những cảnh báo và nguy cơ mất thị trường xuất khẩu vì những bê bối trong chất lượng, việc xây dựng và ban hành các quy định về kiểm soát chất lượng hàng đông lạnh xuất khẩu và tiêu dùng nội địa là cần thiết.
Theo Đông Nghi
Người Lao Động
- Nguyên tắc tài chính trong hôn nhân (10:34:00 14/03/2013)
- Rủi ro đặt thời trang ngoại qua mạng (10:56:00 13/03/2013)
- Kinh nghiệm mua thực phẩm ngon, rẻ (09:25:00 12/03/2013)
- TPHCM: 'Bẫy' giảm giá, học bổng tiếng Anh (10:44:00 11/03/2013)
- TPHCM: Mũ bảo hiểm dỏm tràn lan (10:50:00 07/03/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |