- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sau 2 tuần tổ chức, nhãn hàng BlueStone đã trao 4 giải “Trọn gói đa năng”, 4 ...
-
Có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo nên hàng nhập ngoại vẫn được khá đông khách ...
-
Bắp cải Đà Lạt to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn ...
-
Nói cách khác, quả lê bị nhiễm phóng xạ và điều này thật sự gây nguy hiểm đối ...
-
Thành phần của hộp sữa đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
-
Thành phần của các loại kem trộn hầu hết đều có corticoid khiến người dùng bị ...
-
Anh Tấn Minh mua liền một lúc 4 chiếc quạt về sau 2 tuần đành phải xếp xó.
-
Chỉ có vài hãng sữa được tăng giá bán, nhưng nhiều điểm bán cùng cho rằng ...
-
Chị em dễ mắc chiêu trò giảm giá khủng mà vô tình bỏ quên chất lượng sản phẩm.
Nguyên tắc tài chính trong hôn nhân
Dù mới cưới hoặc sắp cưới thì bạn cũng cần dành thời gian để trao đổi với người bạn đời về tài chính. Đừng xem nhẹ vấn đề này vì bất đồng tiền bạc được coi là một trong số nhiều nguyên nhân ly hôn.
>> Mẹo cải thiện xung đột trong hôn nhân
>> 3 thách thức lớn trong hôn nhân
10 gợi ý ngăn chặn tranh cãi về tiền nong ngay từ sớm:
1. Trung thực về cách chi tiêu của bạn
Thông thường với một cặp đôi, luôn có một người tiêu nhiều hơn người còn lại. Điều quan trọng là phải trung thực về cách tiêu tiền của bạn và thống nhất với đối phương về chuyện này. Ở độ tuổi 30, cãi cọ bắt đầu khi một người muốn tiết kiệm cho hưu trí, trong khi người còn lại thích một kỳ nghỉ sang trọng mỗi năm.
2. Tiết kiệm cùng nhau
Hai bạn cần có khoản tiết kiệm hàng tháng. Hãy ngồi xuống và vạch ra các khoản chi tiêu của gia đình. Cố gắng bỏ tiết kiệm dựa trên số lương của vợ chồng. Đồng thời, có một khoản đề phòng những tình huống bất ngờ.
3. Chia sẻ trách nhiệm
Thay vì âm thầm tự xử lý các hóa đơn, bạn cần nói chuyện với chồng bạn ít nhất một lần/tuần về chuyện tiền nong. Kiểm soát tiền bạc theo “kiểu mẹ - con” (phụ nữ luôn là người chi trả) không phải cách khôn ngoan. Người bạn đời là ngang hàng với bạn và cần có tiếng nói trong việc chi tiêu.
4. Thiết lập giới hạn
Tất nhiên bạn không phải hỏi ý kiến chồng bạn mỗi khi muốn uống một cốc sinh tố. Nhưng phải có giới hạn trong chi tiêu và điều này cần được đôi bên ưng thuận. Cố sắm một chiếc bàn giá 15 triệu đồng trong khi chồng bạn đang lo trả lãi ngân hàng không phải cách tiêu tiền hợp lý. Hãy thiết lập một giới hạn, dù đó là 2 triệu hay 20 triệu đồng, tùy tình hình tài chính riêng của hai bạn.
5. Dành thời gian để nói chuyện
Thay vì đòi hỏi hoặc tranh cãi về tiền mỗi ngày, hãy sắp xếp thời gian để nói về chuyện này mỗi tuần.
6. Sử dụng thẻ thanh toán
Một trong những cách để ngăn chặn cãi vã về tiền bạc là sử dụng các hình thức thanh toán qua thẻ. Khi ấy, một số hóa đơn cố định hàng tháng sẽ được tự động trừ vào tài khoản ngân hàng.
7. Thoát khỏi cảnh nợ nần
Nợ là một gánh nặng rất lớn. Nếu đang chịu cảnh này, việc trả nợ của vợ chồng bạn nên được ưu tiên hàng đầu. Càng sớm thoát khỏi cảnh nợ nần, vợ chồng bạn càng ít có cơ hội lục đục vì tiền.
8. Có quỹ dành cho giải trí
Một số cặp vợ chồng không tính chi phí giải trí vào trong ngân sách chung. Điều này khiến tiền tiêu nhiều ở lĩnh vực này nhưng lại thiếu hụt ở lĩnh vực khác. Tùy điều kiện, hãy dành một khoản để giải trí hàng tuần (hàng tháng hoặc hàng năm). Đừng nghĩ là đã kết hôn, nghĩa là không quan tâm đến đời sống tinh thần của nhau nữa.
9. Tập trung vào giải pháp
Khi tranh cãi về tiền bạc, đôi bên có thể nói ra những điều khiến cả hai bị tổn thương. Do đó vợ chồng bạn chỉ nên tập trung vào cách tìm ra giải pháp, thay vì đổ lỗi và chỉ trích. Dù ở hoàn cảnh nào, vợ chồng bạn cũng nên bình tĩnh trao đổi, tìm kiếm kế hoạch rõ ràng để có tương lai ổn định về tài chính.
10. Nhận trợ giúp chuyên nghiệp
Nếu thấy khó khăn trong việc quản lý tài chính, bạn có thể tìm đến nhà tư vấn tài chính chuyên nghiệp. Họ sẽ giúp bạn phát triển kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm. Đừng để tiền bạc là lý do ly hôn của hai bạn. Một khóa học về quản lý ngân sách gia đình cũng giúp bạn tránh được xung đột tiền bạc.
Ngọc Diệp
- Rủi ro đặt thời trang ngoại qua mạng (10:56:00 13/03/2013)
- Kinh nghiệm mua thực phẩm ngon, rẻ (09:25:00 12/03/2013)
- TPHCM: 'Bẫy' giảm giá, học bổng tiếng Anh (10:44:00 11/03/2013)
- TPHCM: Mũ bảo hiểm dỏm tràn lan (10:50:00 07/03/2013)
- TPHCM: Giá quà tặng giảm, hoa tươi tăng (09:59:00 06/03/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |