- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sau 2 tuần tổ chức, nhãn hàng BlueStone đã trao 4 giải “Trọn gói đa năng”, 4 ...
-
Có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo nên hàng nhập ngoại vẫn được khá đông khách ...
-
Bắp cải Đà Lạt to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn ...
-
Nói cách khác, quả lê bị nhiễm phóng xạ và điều này thật sự gây nguy hiểm đối ...
-
Thành phần của hộp sữa đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
-
Thành phần của các loại kem trộn hầu hết đều có corticoid khiến người dùng bị ...
-
Anh Tấn Minh mua liền một lúc 4 chiếc quạt về sau 2 tuần đành phải xếp xó.
-
Chỉ có vài hãng sữa được tăng giá bán, nhưng nhiều điểm bán cùng cho rằng ...
-
Chị em dễ mắc chiêu trò giảm giá khủng mà vô tình bỏ quên chất lượng sản phẩm.
Hà Nội: Mứt sen nhuộm phẩm màu công nghiệp
Để bảo quản hạt sen khô khỏi bị mối mọt, chủ một cơ sở chế biến ở xã Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm) rắc hóa chất cấm dùng trong thực phẩm - nhôm sulfat; để mứt có màu vàng, họ nhuộm bằng phẩm màu công nghiệp.
>> 'Công nghệ' chế biến tôm khô tẩm hóa chất
Thượng úy Nguyễn Đức Đan (cán bộ Đội 4 Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm - PCTP về môi trường, CATP Hà Nội) cho biết, đầu tháng 1, trinh sát Đội 4 phát hiện cơ sở Phương Vui (thôn 8, xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm) chuyên sản xuất mứt sen có biểu hiện vi phạm các quy định về VSATTP.
“Chúng tôi xác định, quá trình sản xuất mứt sen, cơ sở sử dụng phẩm màu công nghiệp để nhuộm vàng sản phẩm, tạo mẫu mã đẹp đánh lừa người tiêu dùng” - thượng úy Nguyễn Đức Đan cho hay.
Để làm rõ các vi phạm, chiều 9/1, Đội 4 Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường, phối hợp Đội QLTT số 13 - Chi Cục QLTT Hà Nội, đã tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định về VSATTP tại cơ sở sản xuất mứt sen Phương Vi. Tại thời điểm kiểm tra, tổ công tác ghi nhận cơ sở đang hoạt động, 3 công nhân đang chao hạt sen qua nước đường. Ông Nguyễn Khoa Phương (chủ cơ sở) thừa nhận, chưa có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chưa được đào tạo, tập huấn về ATVSTP song vẫn được UBND xã Ninh Hiệp cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP. Kiểm tra thực tế tại khu vực sản xuất mứt sen, trinh sát phát hiện, thu giữ nhiều loại phụ gia thực phẩm gồm: chất tạo màu, tạo mùi không rõ nguồn gốc xuất xứ.
“Mứt sen ngon, hạt nhỏ, vỏ ít đường có giá 100.000 đồng/kg thường có màu xám, mẫu mã không bắt mắt. Loại hàng này chủ yếu sản xuất để bán cho người thân và hàng xóm xung quanh sử dụng” - ông Phương cho hay. Tuy nhiên, do mứt loại một đắt tiền nên việc tiêu thụ khá chậm.
Phẩm màu công nghiệp được thu giữ trong khu vực chế biến mứt sen
Vợ chủ cơ sở - bà Đàm Thị Vui cho biết thêm, cứ dịp giáp Tết, một số khách hàng lại đến đặt sản xuất loại mứt rẻ, giá chỉ 35.000-45.000 đồng/kg. Để hạ giá thành sản phẩm, hạt sen khô sau khi luộc bở sẽ tẩm nhiều đường để tăng trọng lượng. Hạt sen loại 1 “ra lò” chỉ to bằng đầu ngón tay út, nhưng loại 2 và 3 tẩm đường xong to gần gấp đôi. Riêng loại 3 (35.000 đồng/kg), thực chất sen bọc đường chỉ nửa hạt. Sau khi luộc, ủ, chao nhiều lớp đường, nửa hạt sen sẽ to, tròn như hòn bi ve, người mua khó phát hiện ra “cốt” bên trong”.
Theo chủ cơ sở, ngoài “độn” đường để tăng trọng lượng, hạ giá thành sản phẩm, muốn hạt sen loại 2-3 bóng bẩy, ưa nhìn hơn loại 1, cơ sở này tưới một loại phẩm màu vàng mua trôi nổi ngoài thị trường.
“Theo xác định ban đầu của cơ quan công an, đây là phẩm màu công nghiệp, chứa chất có thể gây ung thư, cấm sử dụng trong thực phẩm” - Thượng úy Nguyễn Đức Đan khẳng định.
Không chỉ vi phạm các quy định về VSATTP trong chế biến mứt sen, lực lượng công an còn phát hiện cơ sở này sử dụng hóa chất nhôm sulfat để bảo quản hạt sen khô tránh mối mọt. “Nếu không sử dụng hóa chất này, nửa tháng hạt sen sẽ bị mối mọt hết” - bà Vui khẳng định.
Về những dấu hiệu nhận biết mứt sen không đảm bảo chất lượng, đại diện Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường cho biết, mứt sen ngon thường nhỏ, lớp đường mỏng có thể nhìn rõ phần hạt bên trong, màu hơi xám. Loại hạt sen màu vàng tươi, được tẩm nhiều đường, đóng gói thủ công, giá rẻ... người tiêu dùng không nên lựa chọn vì khả năng đã tẩm hóa chất, “độn” đường để hạ giá thành. Cách chọn măng an toàn Còn tại Việt Nam lưu huỳnh được xác định là hóa chất độc hại không được phép sử dụng. Tuy nhiên, vì lợi nhuận, để bảo quản được măng lâu, nhiều người vẫn cố tình sử dụng lưu huỳnh để bảo quản măng. Cách chọn măng an toàn: Nguyên liệu măng truyền thống thường là măng nứa, tre, vầu được khai thác hầu hết từ các tỉnh miền núi, trung du chủ yếu được khai thác quanh năm nhưng tập trung chủ yếu vào tháng 7-9 trong năm do người dân vào rừng khai thác măng sau đó để tươi, luộc lên (măng chua) hoặc phơi khô lên để bán cho các chủ thu mua tùy theo mục đích sử dụng mà người ta có thể bảo quản bằng cách (ngâm nước), phơi khô hoặc sấy (măng sợi, măng khô) để bán cho người sử dụng. - Măng có màu vàng nâu nhạt, xuất hiện màu hổ phách, đường vân tỉ mỉ, bề rộng thịt dày. Khi sờ vào không có cảm giác ẩm tay, có thể bẻ gãy được. - Măng còn lưu giữ mùi thơm đặc trưng, không có mùi lạ, không bị mốc. - Chỉ nên mua măng khô được bảo quản trong túi nilon có nhãn mác, có địa chỉ, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. - Măng sấy bằng lưu huỳnh sẽ có mùi khét đặc trưng. - Măng ngâm hóa chất thường có độ bóng, trông bắt mắt, không bao giờ bị ẩm mốc. - Không nên mua măng có màu sắc khác thường. - Hạn chế mua măng chua trái mùa thu hoạch thông thường. - Chỉ nên mua măng khô được bảo quản trong túi linon có nhãn mác, có địa chỉ, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nên luộc măng trước khi chế biến: Theo các chuyên gia, trước khi sử dụng măng cần được rửa thật kỹ bằng nước sạch (riêng đối với măng khô cần rửa sạch sau đó đổ ngập nước ngâm bằng nước ấm hoặc nước gạo (ngâm thời gian khoảng một đêm). Tiếp đó luộc măng 2–3 lần, mỗi lần khoảng 30 phút, sau khi luộc xong thay nước, luộc lại. Với măng đã bị hỏng, mốc thì nên bỏ, không dùng.
Kết thúc buổi kiểm tra, lực lượng chức năng đã lập biên bản tạm giữ toàn bộ các phụ gia dùng để sản xuất mứt sen không có nguồn gốc xuất xứ, tạm giữ số mứt sen thành phẩm, lấy mẫu gửi cơ quan chức năng phân tích chất lượng sản phẩm, làm căn cứ xử lý.
Thạc sĩ Cao Văn Trung (Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế) cho biết, kết quả giám sát an toàn thực phẩm đối với sản phẩm măng khô, măng tươi trên phạm vi cả nước đã phát hiện nhiều mẫu măng khô có tồn dư hóa chất lưu huỳnh và sulfite có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Lưu huỳnh (người dân thường gọi là diêm sinh) thường được sử dụng trong quá trình sấy khô măng để chống ẩm mốc, tạo màu vàng đẹp cho măng hơn hoặc ngâm hóa chất tẩy trắng để làm cho sản phẩm măng trắng hơn đánh lừa người tiêu dùng.
Trong khi đó, theo khuyến cáo của WHO, hàm lượng lưu huỳnh trong chế biến và bảo quản thực phẩm không nên vượt quá 20mg cho một kg sản phẩm. Nếu người tiêu dùng sử dụng thực phẩm có chứa chất lưu huỳnh có nồng độ cao, lâu dài mà không biết sẽ gây tổn thương về thần kinh, thay đổi hành vi; ảnh hưởng hệ tuần hoàn, chức năng tim mạch, tổn thương mắt, giảm thị lực, ảnh hưởng chức năng sinh sản, hệ miễn dịch, tuyến nội tiết, ảnh hưởng đến sự phát triển của não. Nếu cấp tính, thì có biểu hiện ngạt mũi, chảy nước mắt, đau đầu, tức ngực... hoặc lưu huỳnh số lượng lớn, sử dụng ở nồng độ cao nó sẽ phản ứng với hơi ẩm để tạo ra axit Sunfurơ có thể gây tổn thương cho phổi, mắt thậm chí còn gây nhiễm độc máu, suy thận…
Một số chuyên gia về lĩnh vực an toàn thực phẩm khuyến cáo cách lựa chọn, sử dụng, chế biến măng đảm bảo an toàn đó là:
Theo An Ninh Thủ Đô / Dân Trí
- Chọn giường cho bé (20:51:00 09/01/2013)
- 'Công nghệ' chế biến tôm khô tẩm hóa chất (10:33:00 09/01/2013)
- Quạt sưởi đắt hàng, loạn giá vì đại hàn (15:12:00 08/01/2013)
- Các siêu thị cam kết giữ giá dịp Tết (10:25:00 08/01/2013)
- Cách phát hiện gà loại thải nhập lậu (13:47:00 06/01/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |