Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

"Công nghệ" chế biến tôm khô tẩm hóa chất

10:16:40 09/01/2013

Những ngày gần Tết, tôm khô bán rất chạy do là mặt hàng 'sang trọng', giá cao (600.000 đồng/kg). Công nghệ chế biến nó lại rất đơn giản và cực kỳ... bẩn.

>> Đà Lạt: Ổi xanh mướt vì hóa chất

Thị trấn Vàm Láng (huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) nằm cách TP HCM khoảng 90km là nơi có nhiều cơ sở chế biến tôm khô. Băng qua nhiều ngõ ngách chật hẹp của con đường xuyên chợ Vàm Láng là đến một hộ làm nghề sản xuất tôm khô từ 10 năm nay. Cái sân xi-măng trước hiên nhà rộng thênh thang đang phơi đầy tôm còn nguyên vỏ. Do đây là tôm biển nên con nào con nấy to bằng ngón tay trỏ. Sân phơi không hề được che lót bằng tấm thảm nilon nên trông những con tôm lấm lem rất bẩn.

Phơi tôm trên nền sân xi-măng khoảng 2-3 ngày trước khi đập tách vỏ trở thành tôm khô.


Chủ hộ cho hay, cứ khoảng 10-11kg tôm tươi nguyên liệu sau quá trình sơ chế 2-3 ngày sẽ cho ra một kg tôm khô. Quy trình như sau: Ban đầu mua tôm biển đông lạnh từ các vựa về đưa cho lao động nữ tập trung ngồi xoay vòng “chích” lấy hết cát trên lưng; sau đó mang đi rửa sạch, rồi cho vào chảo to luộc chừng 10 phút, vớt mang ra ngoài sân trần phơi khô, nắng tốt thì 2 ngày, còn nắng yếu mất 3 ngày.

Luộc tôm trước khi phơi, đây là giai đoạn bỏ hóa chất vào.

Cuối cùng là mang vào nhà “đập” bóc vỏ tôm ra là thành “tôm khô”. Tất cả các công đoạn nói trên đều sử dụng bằng tay (không mang găng) và lao động toàn là nữ bởi đặc thù công việc đòi hỏi công phu, tỉ mỉ.

Các lao động nữ ngồi quây quần lấy cát ở trên lưng từng con tôm.

“Những lỗi thường thấy nhất đối với các hộ sản xuất tôm khô, ruốc khô ở địa phương là họ sử dụng phẩm màu công nghiệp để tẩm. Tuy nhiên sau khi kiểm tra thì cơ quan chức năng chỉ dừng lại ở mức nhắc nhở, chứ chưa lần nào lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính một hộ nào cả” - bà Nguyễn Thị Thu (Phó chủ tịch UBND thị trấn Vàm Láng) khẳng định.
“Ngày bình thường chúng tôi chế biến khoảng 300-400kg tôm tươi, còn bắt đầu từ tháng một này thì sản lượng tăng gấp đôi. Vì thế, lao động ngày thường chỉ có 10 người thì nay tăng lên 20 chị em mà làm hàng vẫn không đủ giao” - ông chủ nói.

Giải thích điều kiện lao động làm việc không đảm bảo như trang phục tự do, bảo hộ lao động tối thiểu là găng tay, khẩu trang không có, không đảm bảo vệ sinh thực phẩm cho con tôm khô, chủ hộ cười nhăn nhó: “Trong điều kiện sản xuất truyền thống tại gia đình rất khó thực hiện”.

Chị Hường (một chủ vựa thu mua tôm biển ở chợ Vàm Láng) tiết lộ, tất cả các hộ làm tôm khô ở đây đều lấy từ biển. Tôm biển có hai loại: tôm bạc và tôm huyết, trong đó nhiều nhất là tôm bạc vì đánh bắt gần bờ, còn tôm huyết do đánh bắt xa bờ nên lâu lâu mới có.

Đặc điểm vỏ tôm bạc có màu vàng trắng nên trước khi luộc tôm các hộ sản xuất đều có bỏ vào chút ít phẩm màu đỏ công nghiệp để cho màu con tôm đỏ, hấp dẫn. Ngay cả tôm đất tự nhiên đánh bắt trong các ao nước lợ, do có màu đỏ nhạt nên họ cũng làm như vậy. “Chúng tôi bán một kg tôm biển đông lạnh bình quân 40.000 đồng; sau khi mang về nhà chế biến theo tỷ lệ 10kg tươi = 1kg khô, họ bán ra 500.000 đồng, lãi 100.000 đồng một kg” - chị Hường nói. 

Ở khu phố Lăng 1, chủ một hộ chuyên sản xuất tôm khô thừa nhận, tùy theo “nhận thức” kinh doanh của mỗi người mà sử dụng các loại hóa chất khác nhau. Người nào ham lãi cao thì dùng phẩm màu đỏ giá 20.000 đồng một kg; còn lãi thấp hơn thì dùng hóa chất có tên Willton giá bán 200.000 đồng một kg.

“Nói thật, ai bảo sản xuất tôm khô mà không tẩm hóa chất màu đỏ là không đúng. Nhưng chúng tôi sử dụng loại đắt tiền thì chắc cũng không độc hại gì” - ông chủ này cho biết. Thật ra, hóa chất Willton mà ông nói là chai nhựa, in toàn tiếng Anh, không có hướng dẫn bằng tiếng Việt, mua từ một cửa hàng tại chợ hóa chất Kim Liên (quận 5, TP HCM).

Tùng (một lao động tại đây) lấy cái vợt vớt tôm ra từ cái chảo đang đun nước sôi sùng sục. Ông chủ chỉ vào tôm giải thích: “Theo quy trình, người ta chỉ bỏ hóa chất một lần vào chảo đun sôi để tẩm màu đỏ con tôm, còn sau khi phơi khô có muốn tẩm thêm nữa cũng không được vì lúc đó vỏ tôm đã khô rồi”.

Đa số những hộ sản xuất tôm khô mặc dù một ngày cho ra lò cả tạ tôm khô nhưng do quy mô gia đình, không đăng ký kinh doanh nên ngoài tầm kiểm tra, kiểm soát của chính quyền địa phương. Ngay cả việc kiểm tra an toàn thực phẩm cũng bị động, lúc nào có “chiến dịch” từ Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh xuống thì xã mới phối hợp cùng tham gia.

Khánh Hòa: Phát hiện cơ sở giết mổ dùng hóa chất nhuộm vàng da gà

Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an tỉnh Khánh Hòa sáng 5/1 bắt quả tang cơ sở giết mổ gia cầm của bà Đặng Thị Thanh Vân (ở thôn Thủy Tú, xã Vĩnh Thái, Nha Trang) giết mổ gia cầm sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở này đang giết mổ 330 con gà, trong đó có nhiều con đã được dùng hóa chất nhuộm vàng da. Ngoài ra, cơ sở cũng không xuất trình được giấy cam kết bảo vệ môi trường, không đảm bảo về các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cơ quan chức năng cũng phải hiện cơ sở thải trực tiếp nước thải chưa xử lý ra ngoài gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Hiện cơ quan chức năng đã tạm giữ toàn bộ tang vật và hoàn tất các thủ tục pháp lý để xử lý cơ sở giết mổ này.

Theo Nông Nghiệp Việt Nam / VnExpress

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo