- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sau 2 tuần tổ chức, nhãn hàng BlueStone đã trao 4 giải “Trọn gói đa năng”, 4 ...
-
Có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo nên hàng nhập ngoại vẫn được khá đông khách ...
-
Bắp cải Đà Lạt to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn ...
-
Nói cách khác, quả lê bị nhiễm phóng xạ và điều này thật sự gây nguy hiểm đối ...
-
Thành phần của hộp sữa đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
-
Thành phần của các loại kem trộn hầu hết đều có corticoid khiến người dùng bị ...
-
Anh Tấn Minh mua liền một lúc 4 chiếc quạt về sau 2 tuần đành phải xếp xó.
-
Chỉ có vài hãng sữa được tăng giá bán, nhưng nhiều điểm bán cùng cho rằng ...
-
Chị em dễ mắc chiêu trò giảm giá khủng mà vô tình bỏ quên chất lượng sản phẩm.
Đà Lạt: Ổi xanh mướt vì hóa chất
Dù bị cấm, ổi ngâm hóa chất thành 'ổi lê' hay 'ổi đào tiên' vẫn được lén lút bán tại chợ Đà Lạt (Lâm Đồng) để lừa khách du lịch.
>> TPHCM: Quýt Trung Quốc 'đội lốt' hàng Thái
>> Hà Nội: Xúc xích nướng vỉa hè có nguy cơ ung thư
Loại ổi này vốn là ổi thường loại to, được cạo vỏ rồi ngâm một loạt dung dịch hóa chất tổng hợp gồm thuốc màu, thuốc tạo hương vị… để tạo ra một màu sắc mới với tên gọi 'ổi đào tiên' hoặc 'ổi lê' và được bán với giá gấp đôi hoặc gấp 3 giá ổi thường. |
Chị Lan (khách du lịch ở Hà Nội) cho biết, do cả tin chị đã mua 1kg ổi này với giá 30.000 đồng. Vừa mua xong bước sang hàng hoa quả bên cạnh, chị Lan ngay lập tức đã được thì thầm khuyến cáo “đừng ăn, ổi độc đó”. Bán tín bán nghi, chị Lan dạo một vòng chờ Đà Lạt để tìm hiểu xem về loại ổi này thì mới ngã ngửa ra là đã bị lừa.
Chị cho hay hầu hết người dân địa phương khi được hỏi đều lên tiếng cảnh báo “phải vứt ngay, đừng ăn ngộ độc chết người đó” và khi chị quay lại tìm người bán hàng cho mình thì người này đã dọn hàng đi mất. Hỏi những người xung quanh thì ai cũng nghi ngại lắc đầu từ chối cung cấp thông tin về người bán, có người chỉ thì thầm cho biết loại ổi này bị cấm nên một số người chỉ tìm cách bán chui.
Lúc mới mua loại ổi này có màu xanh “lạ mắt” và có mùi vị ngọt khá đặc biệt. Bổ ra, bên trong quả giống ối thường, chỉ có lớp vỏ bên ngoài khác biệt về màu sắc và mùi vị. Chỉ cần xoa nhẹ là lớp vỏ bị trớt ra và có mùi lạ. Sau một ngày, những quả ổi nhanh chóng rỉ nước và bốc mùi hóa chất, gây buồn nôn. Nếu ngâm ổi vào nước một thời gian, nước chuyển sang màu xanh nhạt và có mùi khó chịu. Lúc này, chỉ cần chạm nhẹ vào quả là lớp vỏ hóa chất bở và toét ra đồng thời bốc mùi khó chịu. |
Theo người dân địa phương, dù bị cấm một số tiểu thương vẫn cố tình “bán chui” tại chợ Đà Lạt hoặc quanh hồ Hồ Xuân Hương để lừa khách du lịch cả tin. Nhiều người biết cũng không dám lên tiếng cảnh báo khách du lịch hay báo các cơ quan quản lý vì “sợ bị trả thù”.
Thanh Hóa: Phát hiện trong cá nục có chứa hóa chất diệt côn trùng Ngày 27/12/2012, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã có văn bản báo cáo việc kiểm tra các mẫu hải sản trong đó phát hiện có sử dụng chất có tác động vị độc và hàm lượng lưu huỳnh quá cao. Tại bản báo cáo, kết luận nêu: Qua kết quả gửi mẫu đi kiểm tra các chỉ tiêu dư lượng kháng sinh cấm (Chloramphenicol, Bifenthrin, Trichlorfon, Histamine, Lưu huỳnh) thì phát hiện: một mẫu cá nục hấp phơi khô có dư lượng Trichlorfon 1264,3 µ/kg (Trichlorfon là hóa chất có tác động vị độc, khả năng thấm sâu. Loại hóa chất này diệt được nhiều loại côn trùng nhai gặm và liếm hút, được dùng trong y tế để trừ ruồi); Phát hiện chất lưu huỳnh (diêm sinh) trong sản phẩm cá khô và mực khô với hàm lượng 1,26 - 1.115 mg/kg. Đặc biệt là hàm lượng này quá cao trong sản phẩm mực khô, không phát hiện chất Bifenthrin trong sản phẩm thủy sản kiểm tra. Lý giải về nguyên nhân mất an toàn vệ sinh thực phẩm, báo cáo cho rằng, nguyên nhân là do nhận thức về an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thủy sản của chủ các cơ sở và người lao động trên địa bàn còn nhiều hạn chế. Vì vậy mà một số chủ cơ sở ở Tĩnh Gia đã lén lút sử dung một số loại hóa chất cấm trong sản xuất chế biến, bảo quản kinh doanh sản phẩm thủy sản. Trước đó, ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa cũng đã gửi 8 mẫu để phân tích đều không phát hiện có chất Bifenthrin, chất Chloramphenicol (chất bảo quản, giữ tươi) cũng như chất Trichlorfon (diệt ruồi, muỗi, côn trùng). Chỉ có mẫu cá ngừ tươi có kết quả 1.021,8 mg/kg hóa chất Histamine (đây là chất có thể gây ngứa, tiêu chảy); hóa chất lưu huỳnh (diêm sinh) có trong một mẫu cá nục khô hấp là 1,26 mg/kg và trong mẫu mực khô là 320 mg/kg... |
Theo VTC / Dân Trí
- TPHCM: Cảnh giác với cây cảnh 'đểu' (09:46:00 03/01/2013)
- Hà Nội: Thời trang, mỹ phẩm giảm giá cuối năm (13:27:00 01/01/2013)
- Thông tin 'đỉa trong cốm vi sinh' là nhảm nhí (18:37:00 30/12/2012)
- Giá dầu giảm 300 - 500 đồng/lít, xăng giữ nguyên (17:28:00 30/12/2012)
- Cẩn thận với sản phẩm nở ngực (09:29:00 28/12/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |