Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Măng tre, cá biển nhiễm nhiều chất độc

09:38:40 13/11/2012

Trong khi nỗi lo rau quả nhập khẩu tồn dư hóa chất còn chưa lắng thì người tiêu dùng lại phải gánh thêm nhiều nỗi lo khác trong thực phẩm. Bò khô chứa sudan, măng tre có cyanua hay cá biển có histamin… là những loại chất kịch độc, có khả năng gây ngộ độc cao và ung thư.

>> Ngô luộc đầy hóa chất
>> Thúc quả chín nhanh bằng hóa chất cực độc


Hạn chế ăn măng tre tươi sống

Ông Nguyễn Xuân Hồng (Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật) cho biết, trong tháng này, Cục đã lấy 50 mẫu, trong đó gồm 27 mẫu măng khô và 21 mẫu măng tươi, măng chua và 2 mẫu măng ớt để kiểm tra việc sử dụng lưu huỳnh khi sơ chế. Các mẫu trên được lấy tại 5 thành phố gồm Hà Nội, Hòa Bình, Lạng Sơn, Quảng Ninh và Thanh Hóa để kiểm nghiệm các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm như kim loại nặng, cyanua, lưu huỳnh và sunfite… Kết quả cho thấy, 27/27 mẫu măng khô đều phát hiện có lưu huỳnh và sunfite. Đối với cyanua thì 100% mẫu măng đều có.

Ông Nguyễn Xuân Hồng cho biết: “Đến nay, Việt Nam vẫn chưa có quy định về giới hạn tối đa cho phép của lưu huỳnh, sunfite và cyanua trên thực phẩm. Tuy nhiên, theo Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex) thì các mức phát hiện đều ở ngưỡng an toàn”.

Hiện nay, trên thế giới, rất nhiều nước cho phép sử dụng lưu huỳnh để sơ chế, bảo quản nông sản. Đơn cử như Trung Quốc, từ 27/12/2011, nước này cho phép 11 loại dược liệu được sử dụng lưu huỳnh để sấy.

“Việc sử dụng lưu huỳnh để sấy nông sản khá phổ biến, không những trong nước và quốc tế, ngay cả Mỹ, cũng cho phép dùng lưu huỳnh để bảo quản rau quả. Không phải cứ sử dụng hóa chất để sơ chế, bảo quản nông sản là độc hại. Nhiều loại hóa chất giúp kéo dài thời gian bảo quản, chất lượng cũng tốt hơn” - ông Hồng nói.

Cũng theo Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, đáng lo ngại nhất đối với măng tre là chất cyanua. Tất cả các mẫu măng lấy trên thị trường đều có cyanua. Cyanua vào cơ thể sẽ làm rối loạn sự trao đổi oxy ở tế bào, ảnh hưởng hệ thần kinh và tuần hoàn máu.

Ông Hồng khuyến cáo: “Cyanua có thể phân hủy đến 96% ở nhiệt độ cao khi đun nấu. Bởi vậy, để an toàn, người dân nên hạn chế ăn măng tươi, măng sống, đặc biệt là măng tre”.

Cá biển để lâu nhiều nguy cơ ngộ độc

Liên quan đến thông tin người dân sử dụng ure để ướp cá biển giúp tươi lâu, ông Nguyễn Như Tiệp (Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và nghề muối - QLCS NLTS&NM) cho biết, trong tháng, Cục đã lấy 90 mẫu cá biển trong đó 28 mẫu lấy ở tàu cá, cảng cá, bến cá; 62 mẫu lấy tại các chợ bán buôn và bán lẻ. Các loại cá được lấy mẫu là những loại có sản lượng đánh bắt lớn, tiêu thụ nhiều như cá thu, các nục, cá ngừ, cá bạc má.

Kết quả phân tích cho thấy, 54/60 mẫu cá phát hiện có ure nhưng ở mức rất thấp. “Bản thân trong con cá đã chứa ure. Với dư lượng phát hiện ở mức thấp như vậy có thể khẳng định do nội sinh, không phải người đánh bắt, buôn bán cho vào. Ở mức thấp như vậy, không có khả năng gây ngộ độc cho người ăn” - ông Tiệp phân tích. Tuy nhiên, Việt Nam không cho phép sử dụng ure để bảo quản thực phẩm, trong đó có cá. Nếu cá nhân, tổ chức nào sử dụng, sẽ bị xử lý theo quy định.

“Đáng lo ngại đối với sản phẩm cá biển không phải là ure mà là histamin, một hoạt chất nội sinh trong quá trình lưu trữ và bảo quản cá. Histamin là một chất cực độc, ở nồng độ thấp gây ngứa ngáy cơ thể, nếu ở nồng độ cao có thể gây tử vong. Hơn nữa, histamin rất bền trong nhiệt, dù nấu chín cũng không hết” - ông Tiệp cảnh báo.

Theo đó, 14/45 mẫu cá biển được Cục QLCL NLTS&NM phát hiện có histamin vượt ngưỡng tối đa cho phép. Đặc biệt, tại các chợ bán lẻ, chiếm đến 55% số mẫu lấy để kiểm tra phát hiện có histamin vượt ngưỡng, ở các chợ bán buôn tỷ lệ này thấp hơn. Trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, Cục này đã lấy 12 mẫu cá bạc má thì phát hiện 10 mẫu có histamin vượt ngưỡng tối đa cho phép.

Theo ông Tiệp, thời gian bảo quản cá càng lâu, trong điều kiện không thuận lợi (môi trường nóng nực) thì lượng histamin sinh ra trong cá biển càng lớn. Các vụ ngộ độc ở TP Hồ Chí Minh thời gian qua đều liên quan đến histamin do sử dụng cá thu mua ở chợ chiều về chế biến cho công nhân. Do vậy, để an toàn, người dân nên mua cá biển được bảo quản trong điều kiện lạnh, thời gian ngắn.

Trước thực trạng trên, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho rằng, cần sớm hoàn thiện các văn bản liên quan đến quản lý an toàn thực phẩm, làm căn cứ để  ngày một siết chặt hơn lĩnh vực này. “Trong tháng 11, các cục và  tổng cục sẽ tập trung kiểm tra chất lượng 3 mặt hàng chính gồm rau lá ăn sống, mực khô và mật ong. Đặc biệt, trọng tâm ở khâu bán lẻ, vì đây là khâu phát sinh nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm”, ông Phát cho biết.

Huế: Phát hiện một tấn mực khô có ký sinh trùng gây bệnh.

Ngày 25/10, tin từ Đội Cảnh sát môi trường Công an TP Huế cho biết, đơn vị vừa phát hiện và thu giữ một số lượng lớn mực tẩm xé và mực tẩm nguyên con có dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng gây bệnh, vi sinh vật gây bệnh quá giới hạn cho phép.

Vào sáng ngày 18/10, tại 287 đường Đào Duy Anh (phường Phú Bình), đội Cảnh sát môi trường Công an TP Huế phối hợp Công an phường Phú Bình đã tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh mua bán hàng thực phẩm do bà Võ Thị Phương Hà (sinh năm 1967) làm chủ.


Công an kiểm tra thực phẩm tại nhà bà Hà.

Tại đây, qua kiểm tra phát hiện lô hàng gồm 850kg mực khô, 70kg bò khô, 20kg mực tẩm xé, 10kg mực tẩm nguyên con. Lô hàng này không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc.

Lực lượng Công an TP Huế đã lập biên bản và niêm phong toàn bộ lô hàng. Đồng thời lấy mẫu đi kiểm nghiệm. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, 2 mẫu mực tẩm xé và mực tẩm nguyên con bị nhiễm ký sinh trùng vượt qua giới hạn cho phép. Đây là những thực phẩm nhiễm ký sinh trùng mà bằng mắt thường rất khó phát hiện.


Mực xé có ký sinh trùng gây bệnh và nhiều vi sinh vật vượt quá giới hạn cho .

Theo bà bà Hà, cơ sở của bà kinh doanh, mua bán hàng thực phẩm này nhiều năm. Số thực phẩm trên được nhập chủ yếu từ tỉnh Khánh Hòa về Huế. Sau đó, bán lại cho các cơ sở khác trên địa bàn. Hiện Công an TP Huế đang phối hợp cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ và xử lý vụ việc trên.

Quảng Nam: Lòng trắng trứng vịt có màu tím đỏ

Mấy ngày qua, nhiều người dân thôn 1 và thôn 3 (xã Tiên Cảnh huyện Tiên Phước) đã phản ánh với cơ quan chức năng về lòng trắng trứng vịt có màu tím đỏ như màu cánh sen.

Anh Huỳnh Văn Thương (thôn 1, Tiên Cảnh) cho biết, trứng vịt anh mua tại một tiệm tạp hóa gần nhà, sau khi luộc chín đã phát hiện lòng trắng trứng có màu tím đỏ. Trong khi đó chủ tiệm tạp hóa trên cho biết trứng được nhập từ một thương lái quê Tiên Lộc (Tiên Phước). Thương lái thì giải thích trứng để lâu nên có màu lạ.

Sở Y tế tỉnh đã cử cán bộ xem xét, đồng thời khuyến cáo người dân không nên ăn loại trứng này.


Theo An Ninh Thủ Đô / Dân Trí / Phunuonline

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo