Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Sẽ kiểm tra mực, cá khô ở nhiều địa phương

23:44:40 15/11/2012

Ông Nguyễn Như Tiệp (Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Bộ NN&PTNT) cho biết, từ thông tin chất Bifenthrin làm thuốc trừ sâu có trong mẫu mực khô và cá nục khô Thanh Hóa, Cục này sẽ kiểm tra mực khô ở Hải Phòng, Nha Trang, Bình Thuận và TP HCM. Sau mực khô, sẽ triển khai một số mặt hàng khác. Đây cũng là việc mà Bộ NN&PTNT đã có kế hoạch sẽ đi kiểm tra.

>> Măng tre, cá biển nhiễm nhiều chất độc  

Theo ông Tiệp, việc công bố phân tích là để giảm sát, biết được để khuyến cáo người dân. Nếu vượt ngưỡng tối đa, sẽ cảnh báo, sau đó nếu tiếp tục vi phạm nữa thì phải xử lý. Còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thường các nhà khoa học đưa ra ngưỡng tối đa cho phép, với hệ số an toàn cao. Thông thường là nhỏ hơn 100 lần so với ngưỡng có thể gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
 
Trước đó kết quả xét nghiệm 3 mẫu mực, cá nục khô cho thấy có chứa Bifenthrin, loại hóa chất dùng trong thuốc trừ sâu. Chất này có thể gây buồn nôn, đau đầu, thậm chí ảnh hưởng đến ADN và gene, gây viêm khớp, ung thư. Ba mẫu được chọn ngẫu nhiên để xét nghiệm là cá nục tẩm bột màu vàng, cá nục hấp, mực khô ở xã Hải Bình (huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa), nơi cung cấp lượng thực phẩm khô lớn cho Hà Nội và các tỉnh phía bắc.

Mẫu cá nục, mực sấy khô có chứa chất Bifenthrin.

Kết quả phân tích của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế) cho thấy, mực khô và cá nục có chứa chất Bifenthrin, một loại thuốc trừ sâu thuộc nhóm hoa cúc tổng hợp. Hàm lượng Bifenthrin trong mực khô tới 1,04 mg một kg, còn trong cá nục hấp sấy khô là 0,054 mg trong một kg.

Một lãnh đạo Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia cho biết, Bộ Y tế có quy định dư lượng Bifenthrin tối đa trong một số thực phẩm nhưng chưa nói cụ thể trên các loại cá, mực khô.
Cụ thể, dư lượng Bifenthrin trên cam, chanh, nho, khoai tây, thịt, mỡ, và phủ tạng của gà, sữa, thận, gan gia súc; thân ngô, lúa mạch chỉ ở mức 0,05 mg trong một kg; trên trứng gà chỉ 0,01 mg một kg; trên thân và vỏ lúa mì, cây ngô khô cũng chỉ 0,02 mg một kg. So với các thực phẩm trên thì tất cả các mẫu cá, mực khô đều vượt ngưỡng.

Theo ông Vương Trường Giang (Trưởng phòng Quản lý thuốc Bảo vệ Thực vật thuộc Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), loại thuốc Bifenthrin (min 97%), nằm trong danh mục các loại thuốc bảo vệ thực vật do bộ ban hành. Chất này có tên thương mại thuốc là Talstar 10 EC, được Tổ chức Y tế thế giới - WHO xếp vào nhóm độc 2 nếu sử dụng hàm lượng lớn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Theo một chuyên gia về an toàn thực phẩm, độc tính của Bifenthrin trên các loài có vú và con người được thấy là rất nhẹ. Nếu tích lũy nhiều trong thực phẩm có thể gây một số nguy cơ. Người ăn phải thực phẩm chứa bifenthrin lâu ngày có thể bị ngộ độc với các triệu chứng buồn nôn, đau đầu, tăng mẫn cảm với âm thanh và rung động, dị ứng ngoài da và mắt. Các nghiên cứu còn cho thấy Bifenthrin có thể gây ảnh hưởng đến ADN và gene.

Bifenthrin có thể gây ức chế chức năng LFA-1/ICAM của tế bào T, có thể dẫn đến viêm và gây các bệnh tự miễn như hen suyễn, viêm phổi, viêm khớp và ung thư.

Cũng theo vị chuyên gia này, Cơ quan bảo vệ môi sinh - EPA (Mỹ) phân loại Bifenthrin thuộc nhóm C trong phân loại các chất gây ung thư, là chất có thể gây ung thư trên người.

Theo VnExpress (TP)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo