- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sau 2 tuần tổ chức, nhãn hàng BlueStone đã trao 4 giải “Trọn gói đa năng”, 4 ...
-
Có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo nên hàng nhập ngoại vẫn được khá đông khách ...
-
Bắp cải Đà Lạt to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn ...
-
Nói cách khác, quả lê bị nhiễm phóng xạ và điều này thật sự gây nguy hiểm đối ...
-
Thành phần của hộp sữa đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
-
Thành phần của các loại kem trộn hầu hết đều có corticoid khiến người dùng bị ...
-
Anh Tấn Minh mua liền một lúc 4 chiếc quạt về sau 2 tuần đành phải xếp xó.
-
Chỉ có vài hãng sữa được tăng giá bán, nhưng nhiều điểm bán cùng cho rằng ...
-
Chị em dễ mắc chiêu trò giảm giá khủng mà vô tình bỏ quên chất lượng sản phẩm.
Khoai tây Trung Quốc biến thành khoai Đà Lạt
Khoai tây Trung Quốc sau khi rửa sạch đất đen (hoặc nâu) sẽ được thả vào thau đất bột đỏ. Đất đỏ này sẽ bám quanh củ khoai, khiến khoai trông mịn màng, đẹp mắt.
>> Hà Nội: Bắp cải Trung Quốc 'đội lốt' Đà Lạt
>> Mứt Trung Quốc đội lốt đặc sản Đà Lạt
Trưa 2/11, có mặt tại Chợ nông sản Đà Lạt (Tự Phước, phường 11, TP Đà Lạt), chứng kiến hàng tấn khoai tây có xuất xứ từ Trung Quốc được chị em tiểu thương "hóa kiếp" thành khoai tây Đà Lạt.
Khoai Trung Quốc khi nhập về được đóng trong thùng giấy hoặc xốp, có những lô hàng củ khoai được bọc giấy xốp trắng tựa như bọc quả táo. Khi về tới chợ nông sản Đà Lạt, khoai này được đổ ra chất thành đống và lần lượt được "khoác áo mới" màu hồng đỏ thành khoai Đà Lạt.
"Nguyên liệu" để biến khoai tây Trung Quốc thành khoai tây Đà Lạt là đất đỏ. Dọc theo đường đi giữa hai dãy sạp chợ là đất đỏ được phơi nắng. Khi đất khô, các tiểu thương sẽ tán mịn đất này rồi bỏ vào thau để làm nguyên liệu "nhuộm" màu cho khoai. Khi đất bám quanh củ khoai tây khô đều, các tiểu thương mới đóng vào túi nilon (10kg/túi) để đưa về TP HCM và các tỉnh tiêu thụ.
Qua tìm hiểu, khoai tây Trung Quốc nhập về tới Đà Lạt có giá chỉ 14.000 - 15.000 đồng/kg, nhưng sau khi "hóa kiếp" mang danh khoai tây Đà Lạt sẽ bán được 32.000 - 35.000 đồng/kg...
Hiện nay khoai tây Đà Lạt chưa đến vụ thu hoạch, còn ở huyện Đức Trọng (cách Đà Lạt 30km) cũng chỉ mới vào vụ thu hoạch khoai tây hai tuần qua nhưng sản lượng không nhiều.
"Hóa kiếp" khoai tây Trung Quốc thành khoai tây Đà Lạt nhờ vào thau bột đất đỏ. |
Khoai tây Trung Quốc "made in Đà Lạt" chuẩn bị đưa đi tiêu thụ. |
Thạc sĩ Nguyễn Văn Sơn (Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lâm Đồng) cho rằng, tình trạng khoai tây Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam và tại Đà Lạt đã có khá lâu. Khoai tây Trung Quốc được nhập về nhiều ở những tháng mùa mưa của Đà Lạt, là thời gian trái vụ. Sở Nông nghiệp Lâm Đồng phối hợp với Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng của tỉnh đã một số lần lấy mẫu khoai tây Trung Quốc đem phân tích và chưa phát hiện những hóa chất độc hại cần báo động.
"Tuy nhiên kết quả này còn phụ thuộc vào thiết bị kiểm định. Cá nhân tôi cho rằng khoai tây Trung Quốc chắc chắn phải sử dụng đến những hóa chất bảo quản sau thu hoạch. Điều đó khoai Đà Lạt từ trước tới nay chưa có" - ông Sơn nhấn mạnh.
Theo ông Sơn, dù là khoai tây Trung Quốc hay khoai tây Đà Lạt thì người tiêu dùng không nên mua những củ có da màu xanh hay đã nảy mầm, vì trong củ khoai lúc này sẽ có những độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Khoai tây cũng là loại cây mẫn cảm với thời tiết, quá trình canh tác phải sử dụng nhiều đến các loại thuốc nấm bệnh. So với các loại rau xanh thì khoai tây ít để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, do đặc điểm là rau dạng củ nằm sâu dưới đất.
Thạc sĩ Nguyễn Văn Sơn cho biết thêm, Đà Lạt đang sử dụng 2 giống khoai tây là PO3 và Alantic. Các loại giống này không thích hợp trồng vào mùa mưa, khi đem vào nhà kính, nhà lưới canh tác thì hiệu quả kinh tế thấp. Sở Nông Nghiệp Lâm Đồng đang phối hợp với các cơ quan khoa học chuyên ngành nghiên cứu loại giống khoai tây mới thích hợp với điều kiện thời tiết trái vụ để có sản phẩm cung ứng cho thị trường.
Cách nhận diện khoai Trung Quốc và khoai Đà Lạt:
Khoai tây Trung Quốc được "áo" một lớp đất đỏ Đà Lạt để ngụy trang thành hàng nội. Một đặc điểm nữa để nhận biết là giống khoai của Trung Quốc có mắt ở củ to hơn khoai Đà Lạt. Ruột khoai Trung Quốc cũng trắng hơn khoai nội địa. |
Vỏ khoai tây Đà Lạt mỏng hơn nên thường bị trầy xước nhiều ngay khi thu hoạch và trong quá trình đóng hàng, vận chuyển. |
Theo Gia Đình & Xã Hội (VEF) / VnExpress
- Chưa phát hiện thịt lợn tiêm 'thuốc an thần' (05:16:00 05/11/2012)
- Tắm trắng bằng tổ yến không 'kỳ diệu' như quảng cáo (11:48:00 02/11/2012)
- Việt Nam yêu cầu kiểm nghiệm mì ăn liền Hàn Quốc (10:49:00 01/11/2012)
- TPHCM: Giá gạo tăng nhẹ (00:08:00 01/11/2012)
- Siêu thị thu hồi mì Hàn Quốc chứa chất gây ung thư (10:52:00 30/10/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |