- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sau 2 tuần tổ chức, nhãn hàng BlueStone đã trao 4 giải “Trọn gói đa năng”, 4 ...
-
Có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo nên hàng nhập ngoại vẫn được khá đông khách ...
-
Bắp cải Đà Lạt to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn ...
-
Nói cách khác, quả lê bị nhiễm phóng xạ và điều này thật sự gây nguy hiểm đối ...
-
Thành phần của hộp sữa đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
-
Thành phần của các loại kem trộn hầu hết đều có corticoid khiến người dùng bị ...
-
Anh Tấn Minh mua liền một lúc 4 chiếc quạt về sau 2 tuần đành phải xếp xó.
-
Chỉ có vài hãng sữa được tăng giá bán, nhưng nhiều điểm bán cùng cho rằng ...
-
Chị em dễ mắc chiêu trò giảm giá khủng mà vô tình bỏ quên chất lượng sản phẩm.
Cảnh giác với dâu tây Trung Quốc
Bà Nguyễn Thanh Hà (Phó Giám đốc kinh doanh chợ đầu mối nông sản Thủ Đức - quận Thủ Đức) khẳng định, trong danh mục hàng hóa về chợ không có dâu tây Trung Quốc. Tuy nhiên, tại thị trường TP HCM vẫn có nhiều điểm bán dâu tây trên các tuyến đường Trần Huy Liệu, Huỳnh Văn Bánh (quận Phú Nhuận), Nguyễn Thông (quận 3) và một số chợ lẻ, người bán giới thiệu là dâu tây Đà Lạt, có nơi bán giá 130.000 - 170.000đ/kg nhưng cũng có nơi bán chỉ 50.000 - 60.000đ/kg. Trên nhiều trang mạng cũng rao bán dâu tây Đà Lạt, dâu Pháp, Nhật, Úc, New Zealand… 'cam kết' giá rẻ hơn thị trường.
>> Hoa quả Trung Quốc nhiễm độc vẫn bán khắp nơi
Dâu tây giá rẻ bày bán trên nhiều tuyến đường. |
Mới đây, hơn 11.000 học sinh Đức đã bị ngộ độc thực phẩm và Viện Robert Koch (Robert Koch Institut - RKI) khẳng định, dâu tây Trung Quốc nhiễm khuẩn norovirus chính là nguyên nhân gây ra vụ này. Vì thế, người dân một số nước gần như tránh xa loại quả nhập từ Trung Quốc này.
Chị Trâm (bán dâu tây Đà Lạt tại số 199 Trần Huy Liệu, quận Phú Nhuận) có nhà vườn tại Đà Lạt chuyên trồng dâu tây và phân phối hàng cho một số điểm bán ở TP HCM, cho biết, thời điểm này đang trái mùa, dâu tây Đà Lạt không thể có giá đó.
Norovirus là một nhóm siêu vi khuẩn gây ra chứng viêm dạ dày ruột cấp tính, nếu đã bám trên quả dâu tây thì sẽ không rửa sạch được. Bác sĩ Trần Văn Ký (Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm VN - Văn phòng phía Nam), cho biết: “Về mặt y khoa, rửa chỉ để làm sạch bụi bẩn bám trên hoa quả chứ không diệt khuẩn được. Tuyệt đối không được dùng thuốc tím để sát khuẩn rau, quả vì thuốc tím không được rửa sạch, còn tồn dư trên rau, quả sẽ gây ung thư”.
Tại điểm bán của chị, mỗi ngày cũng chỉ có khoảng 10-20kg dâu tây bán theo từng loại 1-2-3 với giá lần lượt là 170.000đ, 150.000đ, 130.000đ. Dâu tây Đà Lạt có giá khoảng 50.000 - 60.000đ/kg khi vào mùa (trừ các tháng 8-10).
Giới chuyên doanh dâu tây Đà Lạt khẳng định, ở thời điểm này, dâu tây có giá 50.000 - 60.000đ/kg chắc chắn là dâu Trung Quốc. Không chỉ riêng chợ đầu mối phân phối trái cây cho TP, có nhiều công ty nhập trái cây ngoại về không qua chợ mà phân phối trực tiếp đến các điểm kinh doanh nên dâu tây Trung Quốc có thể ra thị trường từ nguồn này. Tại các siêu thị, ngoài dâu tây Đà Lạt (giá 100.000 - 200.000đ/kg) còn có bán dâu tây Mỹ, New Zealand giá 250.000 - 300.000đ/kg, không bán dâu tây Trung Quốc.
Theo chị Trâm, dâu tây Đà Lạt có hai loại là dâu hương (còn gọi là dâu Pháp) ruột mềm, vị ngọt, vỏ màu hồng nhạt và dâu đá quả cứng, vị chua, vỏ màu đỏ. Dâu Đà Lạt có quả to - quả nhỏ, vỏ sần sùi, trong khi dâu tây Trung Quốc quả to đều nhau, vỏ mướt; màu đỏ tươi; cuống, lá to; ruột bở xốp chứ không mềm giòn, mọng nước như dâu tây Đà Lạt.
Rau củ Trung Quốc vẫn bán đầy ở chợ
Thời tiết thất thường khiến giá rau củ trong nước tăng chóng mặt, trong khi rau củ Trung Quốc đứng giá, thậm chí rẻ chỉ bằng một nửa hàng trong nước. Tuy nhiên, khi về tới các chợ lẻ ở TP HCM, nhiều loại rau củ Trung Quốc được bán với giá tương đương giá rau củ nội địa.
So với một tháng trước đây, nhiều loại rau, củ trong nước hiện đã tăng giá gấp đôi, thậm chí gấp ba. Chẳng hạn như rau muống từ 8.000đ/bó (1kg) hiện đã lên đến 15.000 - 17.000đ/kg, xà lách từ 25.000đ/kg đã lên đến 80.000đ/kg… Bất chấp giá rau củ trong nước tăng phi mã, rau củ có nguồn gốc từ Trung Quốc vẫn đứng giá, chỉ một số ít chủng loại tăng giá, nhưng mức tăng không đáng kể. Ví dụ: carrot có giá 13.000đ/kg, nay tăng thêm 2.000đ/kg; khoai tây từ 15.000đ/kg lên 17.000đ/kg, tỏi giữ giá 25.000đ/kg… Giá hầu hết những loại rau, củ này thấp hơn 10.000 - 30.000đ/kg so với hàng hóa từ các tỉnh đưa về chợ.
Hành tây được sơ chế tại chợ đầu mối trước khi đưa về chợ lẻ.
Điều đáng nói, nếu như ở các chợ đầu mối có sự phân biệt rõ ràng rau củ Trung Quốc với rau củ trong nước, nhưng khi về tới các chợ lẻ thì như nhau. Tại một số chợ lẻ khu vực nội thành TP HCM như Thanh Đa, Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), Tân Định (quận 1), Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình)… hầu hết các tiểu thương đều khẳng định là bán hàng trong nước, tuy nhiên nếu đem đối chiếu với mức giá tại các chợ đầu mối thì có thể biết được họ đang bán hàng có nguồn gốc từ đâu. Thông thường giá bán tại chợ lẻ cao hơn chợ đầu mối 40 - 60%, và có thể gấp đôi. Chẳng hạn, khoai tây Đà Lạt tại chợ Bình Điền có giá 35.000đ/kg, khoai Trung Quốc chỉ có 15.000đ/kg. Tại các chợ nội thành, mặt hàng này có giá phổ biến là 38.000 - 40.000đ/kg. Nếu lấy khoai Đà Lạt cộng với công vận chuyển, mặt bằng, phí chợ… chắc chắn những tiểu thương này sẽ chẳng thể bán với giá như vậy. Thậm chí, trong khi các chủ vựa tại các chợ đầu mối khẳng định một số mặt hàng như hành tây hiện không có hàng trong nước, vì từ tháng 11 mới vào vụ, nhưng tiểu thương ở nhiều chợ lẻ vẫn bán hàng... Đà Lạt.
Do giá rau củ trong nước và Trung Quốc chênh lệch nhiều nên lượng hàng đưa từ Trung Quốc về nhiều hơn, tập trung vào các mặt hàng: khoai tây, carrott, bắp cải, xúp lơ, nấm…
Theo nhiều tiểu thương tại khu nhà lồng B, chợ đầu mối Tam Bình (quận Thủ Đức, TP HCM), các loại rau củ Trung Quốc có những khác biệt nhất định so với rau củ trong nước. Một số loại như nấm (đông cô, kim châm) hàng Trung Quốc gần như độc quyền nên dễ nhận biết, ngoài ra có thể căn cứ vào hình dạng, màu sắc hay chênh lệch mùa thu hoạch giữa hàng trong nước với hàng Trung Quốc để phân biệt. Chẳng hạn, carrot Đà Lạt thường củ nhỏ hơn, màu sẫm, có những vệt đen, da không nhẵn bóng, tươi như hàng Trung Quốc và cuống loại củ này thường được giữ lại trung bình khoảng 10cm, trong khi carrot Trung Quốc thì bị cắt sát cuống vào đầu thân củ nhằm tiết kiệm diện tích để vận chuyển được nhiều hơn. Khoai tây Đà Lạt củ nhỏ, xù xì hơn so với khoai Trung Quốc. Hành tây Đà Lạt chỉ có nhiều khi vào vụ từ tháng 11 âm lịch đến Tết Nguyên đán, trong khi hàng Trung Quốc thì gần như có quanh năm...
Theo Nguyễn Cẩm - Hưng Yên
Phunuonline
- Vi sinh vật bò loạn xạ trong thịt lợn nấu chín (09:58:00 18/10/2012)
- TPHCM: Giá hoa tươi đang nhích dần (13:57:00 17/10/2012)
- TPHCM: Ngô luộc đầy hóa chất (09:33:00 16/10/2012)
- Cách nhận biết tiền giả (200.000 đồng) (09:25:00 15/10/2012)
- 50.000 đồng phí đổi một lượng vàng SJC méo (11:37:00 13/10/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |