- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sau 2 tuần tổ chức, nhãn hàng BlueStone đã trao 4 giải “Trọn gói đa năng”, 4 ...
-
Có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo nên hàng nhập ngoại vẫn được khá đông khách ...
-
Bắp cải Đà Lạt to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn ...
-
Nói cách khác, quả lê bị nhiễm phóng xạ và điều này thật sự gây nguy hiểm đối ...
-
Thành phần của hộp sữa đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
-
Thành phần của các loại kem trộn hầu hết đều có corticoid khiến người dùng bị ...
-
Anh Tấn Minh mua liền một lúc 4 chiếc quạt về sau 2 tuần đành phải xếp xó.
-
Chỉ có vài hãng sữa được tăng giá bán, nhưng nhiều điểm bán cùng cho rằng ...
-
Chị em dễ mắc chiêu trò giảm giá khủng mà vô tình bỏ quên chất lượng sản phẩm.
Hoa quả Trung Quốc nhiễm độc vẫn bán khắp nơi
Bất chấp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố phát hiện một số mẫu hoa quả nhập khẩu từ Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép gồm các loại mận tươi, lựu và nho, các loại quả này (đặc biệt là nho) vẫn được bày bán ở rất nhiều tuyến đường tại TP HCM.
>> TPHCM: Cherry Trung Quốc giả hàng Mỹ, Canada
>> Nho Trung Quốc 6000 đồng/kg 'đội lốt' nho Mỹ
Một số kênh phân phối chính như các chợ đầu mối cho biết, lượng rau quả Trung Quốc về chợ đã giảm từ nhiều ngày nay. Ông Nguyễn Doãn Phú (Phó Giám đốc công ty quản lý chợ đầu mối Bình Điền) cho biết, hiện rau quả Trung Quốc về chợ hàng ngày chỉ chiếm 2-3%, còn lại là hoa quả từ đồng bằng sông Cửu Long và từ các vùng miền khác. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thanh Hà (Phó Giám đốc Công ty quản lý chợ đầu mối Tam Bình, Thủ Đức) thì dù hoa quả Trung Quốc về chợ có giảm so với cùng kỳ và trước đây nhưng vẫn còn khá nhiều. Trong số 300 tấn hoa quả nhập khẩu từ các nước về chợ thì hoa quả Trung Quốc chiếm đến hơn 1/3. Trong đó, riêng mặt hàng nho Trung Quốc là 100 tấn/đêm.
Theo khảo sát của chúng tôi, nếu trước đây, các loại quả giá rẻ của Trung Quốc được bán tràn lan ở các tuyến đường khắp các quận huyện của TP HCM, thì hiện nay, do nhiều người tiêu dùng đã dè chừng nên những người bán đã chuyển địa bàn sang những khu vực đông học sinh, sinh viên, người lao động… Trong ngày 18/9 tại một số tuyến đường như Quang Trung (đoạn trước nhà thờ Hạnh Thông Tây), Tân Sơn, Nguyễn Văn Nghi… của quận Gò Vấp, Tô Ký (vùng giáp giữa quận 12 và Hóc Môn), ngã tư Bình Triệu, đường Bình Chiểu (quận Thủ Đức)… đầy rẫy những sạp nho được người bán treo biển giá rẻ bất ngờ. Nho xanh được người bán gọi là nho ngọt có giá 15.000-16.000đ/kg; nho đỏ, giá 30.000đ/kg. Mức giá này thậm chí không bằng một nửa so với giá bán sỉ tại chợ đầu mối. Nho xanh tại chợ Tam Bình có giá 32.000đ/kg, nho đỏ 46.000đ/kg. Giải thích sự chênh lệch này, bà Nguyễn Thanh Hà cho rằng, tất cả các loại quả nhập khẩu về chợ rồi ra thị trường đều đóng thành thùng, có đầy đủ hóa đơn chứng từ, phiếu kiểm dịch. Những loại quả bày bán vệ đường rất có thể là nguồn nho nhập lậu hay hàng tồn, hàng loại được thương lái tìm cách đẩy ra thị trường. Những loại quả giá rẻ này khó có thể truy nguyên nguồn gốc cũng như các loại giấy tờ chứng nhận đã qua kiểm dịch.
Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Phong (cán bộ Phòng Công nghệ sau thu hoạch, Viện Cây ăn quả miền Nam), nhiều loại quả nhập khẩu hiện nay mập mờ về nguồn gốc, sử dụng những chất như chất tạo ngọt, chất bảo quản tồn dư… rất khó kiểm soát vì có chất được phép sử dụng, có chất không. Đã vậy, lại khó kiểm tra được tất cả vì lượng hàng nhập khẩu nhiều, rồi hàng nhập lậu, nhập tiểu ngạch… Những chất này không gây tác hại tức thì nhưng về lâu dài sẽ có thể tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe. Để đề phòng nhiễm các loại hóa chất này, tiến sĩ Phong khuyến cáo, trong trường hợp người tiêu dùng lỡ mua phải những loại rau quả không rõ ràng về nguồn gốc thì nên rửa sạch bằng nước muối, ozon… trước khi sử dụng. Hà Nội: Đình chỉ cơ sở sản xuất snack từ đường độc Cuối tuần qua, đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm Hà Nội kiểm tra đột xuất Công ty TNHH SASA tại xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức. Đây là công ty chuyên sản xuất snack các loại. Tại khu sản xuất, phối trộn nguyên liệu, đoàn kiểm tra phát hiện 3 bao đường Cyclamate đang sử dụng dở. Đây là một loại chất tạo ngọt nhân tạo Bộ Y tế đã cấm dùng trong chế biến thực phẩm. Trong tài liệu của Viện Vệ sinh y tế công cộng TP HCM ghi rõ, cyclamate có thể gây ra ung thư gan, ung thư phổi, dị dạng bào thai, ảnh hưởng đến các yếu tố di truyền... Tại Mỹ năm 1969, cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm cũng đã đưa chất này vào danh mục cấm sử dụng. Đoàn cũng phát hiện nhiều loại phụ gia thực phẩm dùng sản xuất có ghi chữ nước ngoài và không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt. Cơ sở cũng chưa xuất trình được hồ sơ, hóa đơn, hợp đồng nguồn gốc nguyên liệu dùng sản xuất snack. Nhãn mác cũng không đúng với nội dung trong hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm đã được duyệt. Cơ quan chức năng đã lấy 3 mẫu nguyên liệu, phụ gia và 2 mẫu snack thành phẩm tại khu vực sản xuất và kho thành phẩm để kiểm nghiệm. Kết quả xét nghiệm nhanh mẫu ớt bột dùng sản xuất cho kết quả dương tính với phẩm màu công nghiệp. Đoàn đã yêu cầu công ty tạm ngừng sản xuất để tiếp tục làm việc với cơ quan chức năng.
Kiểm tra một công ty chuyên sản xuất bánh snack ở Hoài Đức, cơ quan chức năng phát hiện nơi đây sử dụng đường Cyclamate, một loại đường hóa học bị cấm.
Cơ quan chức năng phát hiện 3 bao đường cyclamate đang sử dụng dở.
Theo Phunuonline / VnExpress
- Giá hàng hoá ở chợ, siêu thị bắt đầu tăng (15:18:00 19/09/2012)
- TPHCM: Tương ớt 4.000 đồng/lít toàn độc chất (10:06:00 18/09/2012)
- Hà Nội: Dân đua nhau bán vàng (10:24:00 17/09/2012)
- Honda Super Cub 110 đời 2013 có ở Việt Nam (00:47:00 17/09/2012)
- TPHCM: Chọn rau sạch kiểu 'may - rủi' (10:23:00 14/09/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |