Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Sau 2 tuần tổ chức, nhãn hàng BlueStone đã trao 4 giải “Trọn gói đa năng”, 4 ...
-
Có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo nên hàng nhập ngoại vẫn được khá đông khách ...
-
Bắp cải Đà Lạt to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn ...
-
Nói cách khác, quả lê bị nhiễm phóng xạ và điều này thật sự gây nguy hiểm đối ...
-
Thành phần của hộp sữa đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
-
Thành phần của các loại kem trộn hầu hết đều có corticoid khiến người dùng bị ...
-
Anh Tấn Minh mua liền một lúc 4 chiếc quạt về sau 2 tuần đành phải xếp xó.
-
Chỉ có vài hãng sữa được tăng giá bán, nhưng nhiều điểm bán cùng cho rằng ...
-
Chị em dễ mắc chiêu trò giảm giá khủng mà vô tình bỏ quên chất lượng sản phẩm.
Huế: Nước rửa bát độc hại
10:19:40 27/09/2012
Thời gian qua, trên địa bàn thành phố Huế (Thừa Thiên - Huế) và các vùng lân cận, xuất hiện các sản phẩm nước rửa bát (rửa chén) không rõ nguồn gốc, với nhiều hiểm họa rình rập.
Tràn lan thị trường
Đến cổng phụ chợ Đông Ba, chúng tôi bắt gặp nhiều mặt hàng nước rửa bát không xuất xứ, nhãn mác, bày bán chung với các nhãn hàng nổi tiếng. Tuy nhiên, giá các sản phẩm này rẻ đến bất ngờ, chỉ 22.000 đồng cho một can 5 lít (bằng 1/5 so với những loại nước rửa bát thông thường). Khi chúng tôi hỏi về chất lượng sản phẩm, người bán thản nhiên đáp: “Tất nhiên là không bằng những thương hiệu nổi tiếng rồi, nhưng bù lại giá nó rẻ”. Còn các thông tin về xuất xứ, thành phần sản phẩm... người bán cũng hoàn toàn mù tịt.
Được biết, các mặt hàng này bán rất chạy với số lượng lớn, người mua phần nhiều là các chủ nhà hàng, quán nhậu trên địa bàn. Nhiều chợ vùng ven như chợ Thuận An (thị trấn Thuận An), chợ An Dương (xã Phú Thuận, huyện Phú Vang) cũng bày bán các mặt hàng này.
Một chủ cửa hàng bán hóa chất ở thành phố Huế cho biết, các sản phẩm nước rửa bát trôi nổi trên thị trường đều có chung một thành phần, chủ yếu là chất hoạt động bề mặt (LAS), xút (NaOH), chất tạo bọt, chất thơm (thường là hương chanh tổng hợp), chất tạo màu và một số phụ gia kết dính.
Chủ cửa hàng này cũng cho biết thêm, nếu ai có nhu cầu sản xuất thì khi đến mua nguyên liệu sẽ được chỉ dẫn công thức pha chế cụ thể, tuy nhiên vì lợi nhuận mà nhiều cơ sở tùy tiện pha chế theo công thức khác nhằm giảm chi phí.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, khi pha cần phải cho thêm chất chống ăn mòn da tay, nhưng giá cả thành phần này khá đắt, chỉ có người sử dụng trong gia đình mới mua, còn các cơ sở kinh doanh thường bỏ qua công đoạn này để tăng lợi nhuận.
Nguy hiểm rình rập
Phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Lan (Trưởng bộ môn Hóa học hữu cơ, khoa Hóa học, Đại học Khoa học Huế) cho biết: “Có rất nhiều trường hợp mắc các bệnh da liễu như tổ đỉa, chàm, lở loét da do dùng nước rửa bát độc hại. Theo tôi, người tiêu dùng nên cẩn thận, đừng thấy giá rẻ mà sử dụng những loại nước rửa bát độc hại này”.
Trong thành phần của các loại nước rửa bát này có các chất LAS, NaOH, là những chất ăn mòn mạnh, có thể tác động trực tiếp lên da người sử dụng.
Theo phản ánh của người dân, sau khi sử dụng các loại nước rửa bát tự pha này, da tay của người dùng có biểu hiện phồng rộp, nổi mẩn đỏ, thậm chí gây ngứa. Bà Trần Thị Như Liên (chủ một nhà hàng) cho biết: “Ban đầu thấy sản phẩm rẻ nên tôi mua thử một ít về dùng, nhưng sau khi sử dụng thấy da tay có biểu hiện bị ăn mòn rõ rệt nên ngừng không mua nữa”. Cũng theo bà Liên, các loại nước rửa bát này khi rửa thường gây nhờn rít trên bề mặt bát, phải rửa thật nhiều nước mới hết nhờn.
Các loại nước rửa bát không nhãn mác được bán tràn lan ở chợ Đông Ba. |
Đến cổng phụ chợ Đông Ba, chúng tôi bắt gặp nhiều mặt hàng nước rửa bát không xuất xứ, nhãn mác, bày bán chung với các nhãn hàng nổi tiếng. Tuy nhiên, giá các sản phẩm này rẻ đến bất ngờ, chỉ 22.000 đồng cho một can 5 lít (bằng 1/5 so với những loại nước rửa bát thông thường). Khi chúng tôi hỏi về chất lượng sản phẩm, người bán thản nhiên đáp: “Tất nhiên là không bằng những thương hiệu nổi tiếng rồi, nhưng bù lại giá nó rẻ”. Còn các thông tin về xuất xứ, thành phần sản phẩm... người bán cũng hoàn toàn mù tịt.
Được biết, các mặt hàng này bán rất chạy với số lượng lớn, người mua phần nhiều là các chủ nhà hàng, quán nhậu trên địa bàn. Nhiều chợ vùng ven như chợ Thuận An (thị trấn Thuận An), chợ An Dương (xã Phú Thuận, huyện Phú Vang) cũng bày bán các mặt hàng này.
Một chủ cửa hàng bán hóa chất ở thành phố Huế cho biết, các sản phẩm nước rửa bát trôi nổi trên thị trường đều có chung một thành phần, chủ yếu là chất hoạt động bề mặt (LAS), xút (NaOH), chất tạo bọt, chất thơm (thường là hương chanh tổng hợp), chất tạo màu và một số phụ gia kết dính.
Chủ cửa hàng này cũng cho biết thêm, nếu ai có nhu cầu sản xuất thì khi đến mua nguyên liệu sẽ được chỉ dẫn công thức pha chế cụ thể, tuy nhiên vì lợi nhuận mà nhiều cơ sở tùy tiện pha chế theo công thức khác nhằm giảm chi phí.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, khi pha cần phải cho thêm chất chống ăn mòn da tay, nhưng giá cả thành phần này khá đắt, chỉ có người sử dụng trong gia đình mới mua, còn các cơ sở kinh doanh thường bỏ qua công đoạn này để tăng lợi nhuận.
Nguy hiểm rình rập
Phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Lan (Trưởng bộ môn Hóa học hữu cơ, khoa Hóa học, Đại học Khoa học Huế) cho biết: “Có rất nhiều trường hợp mắc các bệnh da liễu như tổ đỉa, chàm, lở loét da do dùng nước rửa bát độc hại. Theo tôi, người tiêu dùng nên cẩn thận, đừng thấy giá rẻ mà sử dụng những loại nước rửa bát độc hại này”.
Trong thành phần của các loại nước rửa bát này có các chất LAS, NaOH, là những chất ăn mòn mạnh, có thể tác động trực tiếp lên da người sử dụng.
Theo phản ánh của người dân, sau khi sử dụng các loại nước rửa bát tự pha này, da tay của người dùng có biểu hiện phồng rộp, nổi mẩn đỏ, thậm chí gây ngứa. Bà Trần Thị Như Liên (chủ một nhà hàng) cho biết: “Ban đầu thấy sản phẩm rẻ nên tôi mua thử một ít về dùng, nhưng sau khi sử dụng thấy da tay có biểu hiện bị ăn mòn rõ rệt nên ngừng không mua nữa”. Cũng theo bà Liên, các loại nước rửa bát này khi rửa thường gây nhờn rít trên bề mặt bát, phải rửa thật nhiều nước mới hết nhờn.
Theo quan sát của chúng tôi, một số sản phẩm nước rửa bát loại này khi để lâu không sử dụng, hoặc tiếp xúc với không khí lâu sẽ kết tủa lại gần giống như sáp. Bên cạnh đó, thành phần chất tạo màu công nghiệp cũng là một chất gây ung thư nguy hiểm đã được cảnh báo từ lâu.
Theo Nông Thôn Ngày Nay
Tin liên quan
- 90% gà tại chợ Hà Nội là hàng thải loại từ Trung Quốc (09:19:00 26/09/2012)
- 'Đỉa băm nhỏ trộn vào sữa' là tin nhảm nhí (00:54:00 26/09/2012)
- Một số nhãn sữa tăng giá (10:01:00 25/09/2012)
- Chưa đến rằm, bánh trung thu đã... mua 1 tặng 2 (17:32:00 23/09/2012)
- Hoa quả Trung Quốc nhiễm độc vẫn bán khắp nơi (09:36:00 21/09/2012)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Huế: Nước rửa bát độc hại
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo