- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sau 2 tuần tổ chức, nhãn hàng BlueStone đã trao 4 giải “Trọn gói đa năng”, 4 ...
-
Có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo nên hàng nhập ngoại vẫn được khá đông khách ...
-
Bắp cải Đà Lạt to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn ...
-
Nói cách khác, quả lê bị nhiễm phóng xạ và điều này thật sự gây nguy hiểm đối ...
-
Thành phần của hộp sữa đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
-
Thành phần của các loại kem trộn hầu hết đều có corticoid khiến người dùng bị ...
-
Anh Tấn Minh mua liền một lúc 4 chiếc quạt về sau 2 tuần đành phải xếp xó.
-
Chỉ có vài hãng sữa được tăng giá bán, nhưng nhiều điểm bán cùng cho rằng ...
-
Chị em dễ mắc chiêu trò giảm giá khủng mà vô tình bỏ quên chất lượng sản phẩm.
"Kêu trời" vì mua hàng ở Hotdeal
Theo phản ánh của nhiều khách hàng, hiện trên các trang mạng mua sắm rao bán khá nhiều sản phẩm giá rẻ, nhưng thực chất là hàng giả hoặc hàng chất lượng kém.
Chị Hương (ở Bình Thạnh, TP HCM) đăng ký mua hàng trên nhanhmua.vn một bàn là du lịch Philips ký hiệu GZ 500 giá giảm gần 50%, chỉ còn 119.000 đồng/chiếc. Về đến nhà, chị mới phát hiện lớp sợi bọc dây bàn là có mùi khó chịu, xem kỹ catalogue là tờ giấy photocopy in chữ tiếng Thái khá mờ, chữ và hình trên vỏ hộp cũng không sắc nét như vỏ hộp chiếc bàn là cũ mà chị từng mua.
Bàn là nhãn hiệu Philips ký hiệu GZ 500 đã được văn phòng đại diện hãng Philips ở TP HCM xác nhận là hàng giả.
Tương tự, chị Ngân (ở quận 1, TP HCM) đặt mua hàng trên mạng Hotdeal đĩa xoay eo tập thể dục cũng với mức giá giảm 50%, từ 190.000 đồng giảm còn 85.000 đồng. Nhận hàng và mang về nhà xoay thử, chị Ngân phát hiện sản phẩm khác hẳn với loại hàng đang bày bán tại các shop dụng cụ thể dục thể thao, khớp xoay không trơn, bề mặt đĩa xoay phủ lớp nhựa cứng có gai sắc đến độ đứng trên đĩa xoay mà không mang dép thì lòng bàn chân bị đau…
Theo phản ánh của một số khách hàng, trên các mạng mua sắm hiện nay bán khá nhiều sản phẩm có giá rẻ, nhưng chất lượng là loại 2, loại 3 được nhà sản xuất làm ra để tương xứng với mức giá rẻ đó. Đơn cử áo chống nắng giá đang bán ở các sạp chợ khoảng 80.000 – 120.000 đồng/chiếc, giá bán trên mạng chỉ có 65.000 đồng. Tuy nhiên, loại áo này chất liệu vải mỏng, đường may xiên xẹo.
Cố tình làm ra sản phẩm có chất lượng thấp, độn hàng để bán với giá rẻ đã đành, đáng chú ý nhất là tình trạng hàng giả bày bán tràn lan trên các mạng mua sắm. Chẳng hạn trên mạng rao bán máy tính xách tay Macbook Air với giá siêu rẻ mà không có siêu thị điện máy hay cửa hàng nào cạnh tranh nổi đã giảm 48%, còn 5.990.000 đồng. Kem nền che khuyết điểm hiệu MAC ở các shop mỹ phẩm giá trên 1,5 triệu đồng, thì trên mạng rao bán giá 130.000 đồng (giảm 50%), chỉ còn 65.000 đồng. Những nhãn hiệu thời trang cao cấp thế giới được bán với giá “shock” như túi xách hiệu Dior 750.000 đồng, túi xách Chanel 980.000 đồng, đồng hồ Omega mặt sapphire chống trầy giá 250.000 đồng, đồng hồ Movada 450.000 đồng… Hàng đẳng cấp như đồng hồ Tag Heure cũng chỉ có 750.000 đồng, bút Monblanc từ 250.000 tới 600.000 đồng…
Lỡ mua, lỡ... chịu
Với trường hợp chiếc bàn là chị Hương đã mua, ông Nguyễn Đạo Cánh (Trưởng phòng Chăm sóc khách hàng của Công ty Philips Việt Nam) cho biết: “Philips không có bàn là Model GZ 500, cũng như không có bàn là nào bán với mức giá khoảng trên 100.000 đồng. Đó là bàn là giả hiệu Philips, gần đây công ty đã phát hiện ra một số trang web bán bàn là giả mạo Philips và công ty đang tiến hành khởi kiện những đơn vị này”.
Ông Trần Quốc Chung (Tổng giám đốc Công ty Phương Phát - đơn vị đang độc quyền phân phối mỹ phẩm, nước hoa của hơn 40 nhãn hiệu toàn cầu tại Việt Nam) khẳng định: “Hàng có thương hiệu nổi tiếng được bán giá rẻ trên mạng đều là hàng giả, vì các hãng nổi tiếng không có chính sách giảm giá trên mạng lên đến 50%. Hàng hiệu không có sản phẩm nào giá dưới 10 USD (khoảng 210.000 đồng), bình quân phải từ 40 USD tới 45 USD/sản phẩm”.
Tình trạng người tiêu dùng mua phải hàng dỏm, hàng giả trên mạng đành chịu thiệt đang trở nên khá phổ biến, nhưng đa phần đều chọn cách bỏ món hàng, chứ không mất thời gian kiện cáo. Ghi nhận tại Hội Chống gian lận thương mại và hỗ trợ người tiêu dùng TP HCM (AFCA), từ đầu năm đến nay có hàng trăm cuộc điện thoại phản ánh mua nhầm hàng trên mạng, nhưng chỉ có hơn mười người tiêu dùng gửi hồ sơ đầy đủ nhờ hội giải quyết. Sau khi AFCA liên hệ với nơi bán hàng thì họ thường trả lại tiền hoặc đổi hàng mới cho người tiêu dùng.
Ông Nguyễn Tường Minh (Tổng thư ký AFCA) cho biết: “Pháp luật đã có các quy định rõ ràng về việc mua bán hàng trên mạng, nhưng công tác quản lý chất lượng hàng hoá trên các mạng này còn chưa chặt nên khi mua phải sản phẩm giả, chất lượng kém, người tiêu dùng không biết phải kêu ai…”
Một đại diện sở Công thương TP HCM cho rằng: “Việc giám sát và kiểm tra chất lượng hàng hoá trên các trang web khá phức tạp, vì món hàng bày là hàng hoá ảo, nên chỉ khi nào người tiêu dùng đã mua, xác định được rõ món hàng là hàng giả, hàng kém chất lượng thì cơ quan quản lý có thẩm quyền mới có thể xử lý đơn vị bán hàng”.
Theo Sài Gòn Tiếp Thị
- Hà Nội: Tràn lan 'bột khai' không nguồn gốc (11:00:00 26/07/2012)
- TPHCM: 'Hoa mắt' các sản phẩm sữa non (10:33:00 25/07/2012)
- Bỏ tiền triệu mua mỹ phẩm 'tế bào gốc' (09:39:00 24/07/2012)
- Giá vàng giảm nhẹ (16:33:00 23/07/2012)
- Gà thải đội lốt gà ta (13:13:00 22/07/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |