- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sau 2 tuần tổ chức, nhãn hàng BlueStone đã trao 4 giải “Trọn gói đa năng”, 4 ...
-
Có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo nên hàng nhập ngoại vẫn được khá đông khách ...
-
Bắp cải Đà Lạt to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn ...
-
Nói cách khác, quả lê bị nhiễm phóng xạ và điều này thật sự gây nguy hiểm đối ...
-
Thành phần của hộp sữa đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
-
Thành phần của các loại kem trộn hầu hết đều có corticoid khiến người dùng bị ...
-
Anh Tấn Minh mua liền một lúc 4 chiếc quạt về sau 2 tuần đành phải xếp xó.
-
Chỉ có vài hãng sữa được tăng giá bán, nhưng nhiều điểm bán cùng cho rằng ...
-
Chị em dễ mắc chiêu trò giảm giá khủng mà vô tình bỏ quên chất lượng sản phẩm.
TPHCM: Đồ ăn chay đắt khách
Đến thời điểm này, trong khi nhiều quán ăn mặn tại TPHCM vẫn đang đóng cửa nghỉ Tết vì nhu cầu ăn nhậu đầu năm của người dân chưa cao thì hầu hết các quán chay đã mở hàng phục vụ khách từ sớm.
>> Sau Tết: Giá thịt vẫn cao, giá rau 'hạ nhiệt'
Các quán ăn chay tập trung ở đường Phan Xích Long (quận Phú Nhuận), Nguyễn Văn Đậu, Nơ Trang Long (quận Bình Thạnh), Nguyễn Kiệm (quận Gò Vấp)… phải phục vụ hết công suất khi lúc nào cũng nườm nượp khách ra vào. Quán chay quanh các ngôi chùa cũng là nơi được nhiều người dân tìm đến trong những ngày này.
Chị Lộc (bán cơm chay gần chùa Quan Âm, quận 12) cho hay, những ngày ra Tết quán bán tăng 3–4 lần ngày thường và cũng tăng hơn cả những ngày mùng Một, ngày Rằm trong năm. Do quán đầu năm chưa đủ người làm nên những lúc cao điểm người dân đi chùa cùng đổ vào thì quán phục vụ không kịp, hết chỗ hoặc hết đồ ăn.
Mỗi phần cơm, tô bún phở chị bán ra cao hơn mọi ngày trung bình 5.000 - 7.000 đồng/phần vì rau củ mua vào cũng như tiền công thuê người làm đều cao hơn mọi ngày. “Khách hiểu đầu năm còn đắt đỏ hơn nên họ chấp nhận chứ không than phiền gì. Chắc phải sau Rằm tháng giêng giá cả mới ổn định trở lại, nhưng nhiều khả năng sẽ tăng hơn năm ngoái 1.000 – 2.000 đồng/phần” - chị Lộc nói.
Không chỉ quán ăn mà thực phẩm chay dùng để chế biến hay đóng hộp ăn liền ở các chợ, siêu thị cũng bán ra mạnh hơn mọi ngày. Tại siêu thị Pháp Hoa nằm trong khuôn viên chùa Phổ Quang (quận Tân Bình) sau Tết, không chỉ lượng khách đến thưởng thức các món chay tăng mạnh mà gian hàng thực phẩm chay cũng rất hút khách.
Theo giới kinh doanh thực phẩm chay, đầu năm được xem là dịp người dân ăn chay nhiều nhất trong năm. Trong những ngày Tết dài, mọi người đều “ngán” với các món mặn truyền thống vốn rất nhiều chất béo như thịt cá, giò chả, lạp xưởng, xôi, bánh chưng… nên thực phẩm chay là một cách tốt nhất để “hạ nhiệt” cho tiêu hóa. Bên cạnh đó, còn rất nhiều người ăn chay vì tâm niệm đầu năm không sát sinh, hướng thiện.
Bà Nguyễn Thị Sáng (nhà ở Thủ Đức) cho biết, do trong những ngày Tết đã quá “khiếp” với thịt cá, bánh chưng… nên mấy ngày nghỉ cuối cùng, đại gia đình ba thế hệ nhà bà cùng thống nhất chuyển sang ăn chay. Hôm thì cả gia đình đi ra quán ăn uống, hôm thì ở nhà chế biến. Bà Sáng cho rằng, ăn chay không chỉ dễ tiêu hóa mà điều quan trọng không kém là dịp đầu năm, ăn chay giáo dục con cháu hướng đến điều thiện, cũng như để bảo vệ môi trường.
“Cũng phải nói rằng, trong những ngày Tết ăn uống thả phanh quá, con cháu đều kêu người 'nặng nề' thấy rõ vì tăng cân nên ăn chay cũng mong để giảm béo. Nhất là mấy cô con gái, con dâu nhà tôi thì lo lắm, 'cạch' thịt cá chuyển sang ăn chay để mong 'eo ót' trở lại” - bà Sáng hóm hỉnh. Tuy nhiên, bà Sáng đánh giá thực phẩm chay thời điểm này tính ra cũng khá đắt, nhất là khi rau củ ngoài chợ giá còn cao.
Theo Hoài Nam
Dân Trí
- Sau Tết: Giá thịt vẫn cao, giá rau 'hạ nhiệt' (09:57:00 31/01/2012)
- Giá rau 'mềm' hơn, hải sản 'tăng nhiệt' (11:22:00 29/01/2012)
- Dịch vụ ăn theo Tết... 'chém đẹp' (11:27:00 26/01/2012)
- 10 thay đổi nhỏ tránh cãi cọ tiền bạc (18:07:00 25/01/2012)
- Vinamilk tăng giá sữa vào mùng 1 Tết (11:37:00 24/01/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |