- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sau 2 tuần tổ chức, nhãn hàng BlueStone đã trao 4 giải “Trọn gói đa năng”, 4 ...
-
Có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo nên hàng nhập ngoại vẫn được khá đông khách ...
-
Bắp cải Đà Lạt to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn ...
-
Nói cách khác, quả lê bị nhiễm phóng xạ và điều này thật sự gây nguy hiểm đối ...
-
Thành phần của hộp sữa đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
-
Thành phần của các loại kem trộn hầu hết đều có corticoid khiến người dùng bị ...
-
Anh Tấn Minh mua liền một lúc 4 chiếc quạt về sau 2 tuần đành phải xếp xó.
-
Chỉ có vài hãng sữa được tăng giá bán, nhưng nhiều điểm bán cùng cho rằng ...
-
Chị em dễ mắc chiêu trò giảm giá khủng mà vô tình bỏ quên chất lượng sản phẩm.
Sau Tết: Giá thịt vẫn cao, giá rau "hạ nhiệt"
Đã thành thông lệ, cứ ra Tết, giá cả các loại thực phẩm, rau xanh đều tăng cao so với thường ngày. Tuy nhiên, so với những ngày Tết, mức giá các loại thực phẩm và rau xanh đã giảm nhẹ và dần ổn định.
Hà Nội: Thực phẩm giữ giá, rau củ ổn định
Trên địa bàn Hà Nội, giá cả đến ngày mồng 7 Tết đã có phần ổn định, mặc dù vẫn cao hơn so với thường ngày đôi chút, song nhìn chung các bà nội trợ đều vui vẻ chấp nhận. Giữ giá khá cao so với ngày thường là thịt bò và các loại xương lợn, phần vì ra Tết nhu cầu ăn lẩu của nhiều gia đình khá cao, phần vì nguồn cung vẫn còn eo hẹp. Giá các loại thịt bò đều tăng từ 50.000 – 100.000 đồng/kg so với ngày thường.
Chị Thủy - bán thịt bò ở chợ Khương Đình cho biết, giá thịt bò thăn hiện là 300.000 đồng/kg, đắt hơn so với ngày thường 100.000 đồng/kg, tuy nhiên, giá đã rẻ đi nhiều so với mức 400.000 đồng/kg vào thời điểm cận Tết và mồng 2, mồng 3 Tết.
Giá các loại thịt lợn cũng chỉ nhích lên so với ngày thường 10.000 đồng/kg. Theo đó, thịt lợn thăn, nạc vai có giá 140.000 đồng/kg, xương có giá 80.000 đồng/kg, riêng thịt mông, ba chỉ vẫn giữ giá 100.000 đồng/kg.
Các loại cá cũng đội giá so với ngày thường từ 10.000 – 20.000 đồng/kg. Cụ thể, cá chép loại 1kg trở lên có giá từ 70.000 – 80.000 đồng/kg, cá trắm khúc tăng lên 100.000 đồng/kg, cá trắm đen 230.000 đồng/kg. Các loại tôm sú có mức giá ngất ngưởng so với ngày thường song vẫn ít hàng. Hiện một kg tôm sú loại 30 con có giá trên 400.000 đồng/kg.
Nhìn chung, giá cả đã dần ổn định so với dịp Tết. Ảnh: TX.
Trong khi đó, giá gà ta đã giảm nhẹ so với những ngày cận Tết. Hiện giá gà ta chưa làm là 130.000 đồng/kg. Gà làm sẵn vẫn giữ giá 100.000 đồng/kg như ngày thường.
Thời tiết sang xuân, có mưa nhẹ nên các loại rau xanh như rau cải, cải cúc, rau mùi… sinh trưởng khá nhanh nên giá cũng khá ổn định. Cá biệt có những loại như su su có giá khá mềm 5000 đồng/kg. Tuy nhiên, những loại rau, củ phục vụ ăn lẩu lại tăng cao do nhu cầu lớn. Rau cần tăng lên 7.000 đồng/bó, cải xoong cũng tăng lên 10.000 đồng/bó, cải ngọt 17.000 đồng/kg, cà rốt 10.000 đồng/kg, cà chua 15.000 đồng/kg, khoai môn 22.000 đồng/kg…
Chị Hà (nhà ở phố Khương Trung) nhận xét, ra Tết nhưng giá cũng khá chấp nhận được. Mặc dù vẫn tăng hơn so với ngày thường, nhưng so với những ngày cận Tết thì mức giá đã có giảm nhiều.
Thanh Hóa: Méo mặt vì điệp khúc tăng giá
Tại các chợ như chợ Vườn hoa cũ, chợ Tây Thành, chợ đại học Hồng Đức… giá đã tăng từ trước Tết vẫn chưa chịu “hạ nhiệt”. Theo khảo sát của chúng tôi, giá thịt nạc thăn thời điểm này là 160.000 đồng/kg, thịt bò thăn, bắp tăng từ 240.000 - 260.000 đồng/kg, thịt ngan lên 100.000 đồng/kg; các loại như cá rô, trắm, chép, quả giá cũng tăng lên “ngất trời”. Giá 1kg cá chép lên 100.000 đồng/kg, cá quả 110.000 đồng/kg...
Không chỉ thực phẩm tươi sống tăng giá mạnh mà các loại rau, củ cũng “đội giá” đến chóng mặt. Nhiều loại rau tăng gấp ba, bốn lần ngày thường trong năm. Bắp cải từ 6.000 “nhảy” lên 11.000 đồng/kg, cải ngọt từ 10.000 đồng lên 17.000 đồng/kg, cải ngồng từ 3.000 đồng/bó nhỏ lên 6.000 đồng, xu hào từ 3.000 lên 7.000 - 8.000 đồng/củ, cà chua tăng vọt từ 9.000/kg lên 18.000 đồng - 20.000 đồng/kg, rau muống từ 4.000 đồng lên 10.000 đồng/bó...
Nhiều loại rau tăng gấp ba, bốn lần ngày thường trong năm.
Ngoài chợ, giá thực phẩm, rau quả đã vậy, tại các phòng trọ, nước sinh hoạt, điện, gas cũng “đua nhau” tăng giá. Cụ thể giá phòng ở một số nơi đã bắt đầu tăng từ 100 đến 150.000 đồng/phòng so với trước Tết.
Tại khu vực cầu Quán Nam, xã Quảng Thịnh, huyện Quảng Xương, trước Tết phòng trọ “bình dân” chỉ có giá 300.000 đồng/phòng/tháng, nhưng Tết ra, chủ nhà đã “tuyên bố” tăng lên 350.000 đồng/phòng/tháng. Còn những phòng mới, khép kín đều có giá gần 1 triệu đồng/phòng/tháng.
Lý giải cho việc tăng giá, một chủ nhà trọ ở thôn Tiến Thọ, xã Quảng Thịnh (Quảng Xương) cho biết: “Hiện nay giá cả các loại thực phẩm tăng, điện, nước cũng đã tăng giá nên chúng tôi buộc phải tăng giá phòng. Ở đây toàn sinh viên nghèo nên chúng tôi cũng chỉ tăng có thế thôi”.
Trần Ngọc Trang - sinh viên trường trung cấp Y dược Văn Hiến chia sẻ: “Trước Tết, giá một bình gas mini chỉ có 5.000 đồng, bây giờ đã lên 7.000 đồng, mà cũng chỉ bơm lưng lưng chứ không được đầy, chỉ đun nồi nước tắm cũng đã hết gần nửa bình rồi”.
Không chỉ sinh viên mà nhiều bà nội trợ cũng “choáng váng” với giá thực phẩm tăng sau Tết. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng thực phẩm sau Tết tăng cao nên các bà nội trợ vẫn phải “cắn răng” mua.
Chị Nguyễn Thị Thanh cho biết: “Mấy ngày nay, cứ ra đường ra chợ là nghe đến điệp khúc tăng giá mà chóng cả mặt, cái gì cũng tăng, không mua thì không được”.
Đà Nẵng: Thực phẩm vẫn 'ăn Tết'
Theo khảo sát của PV, tại một số chợ trên địa bàn thành phố, các chợ đã hoạt động trở lại, các loại thực phẩm: cá, thịt, rau củ, hoa quả… tương đồng đầy đủ. Tuy nhiên, giá cả vẫn những mặt hàng này còn khá cao khiến nhiều bà nội trợ phát hoảng.
Các loại thịt vẫn cao hơn so với trước Tết từ 20.000 - 50.000 đồng/kg.
Cụ thể: thịt bò có giá từ 150.000 - 250.000 đồng/kg (tùy loại), tăng từ 40.000 – 50.000 ngàn đồng so với trước Tết; thịt lợn có giá từ 115.000 – 140.000 đồng/kg (tùy loại) tăng 20.000 - 40.000 đồng/kg.
Các loại cá biển có giá khá cao, cụ thể: cá chim: 100.000 đồng/kg, cá khoai:150.000 đồng/kg, cá đù sóc: 180.000 - 200.000 đồng/kg, cá hố loại 1-2kg/con: 200.000 đồng/kg, cá bạc má: 90.000 -100.000 đồng/kg, cá trích loại nhỏ: 60.000-80.000 đồng/kg, cá đuối 120.000 -150.000 đồng/kg, cá thu loại lớn: 350.000 - 400.000 đồng/kg, tôm: 120.000 - 200.000 đồng/kg…
Các loại rau cũng tăng nhưng không đáng kể so với ngày thường: rau ngót: 8.000 đồng/bó, rau cải cay: 5.000 đồng/bó, rau dền: 5.000 đồng/bó, rau muống: 8.000 đồng/bó, cà rốt: 15.000 đồng/kg, khoai tây: 25.000 đồng/kg, đậu cô-ve: 15.000 đồng…
Đắt nhất là các loại quả: như quả vả: 5.000 đồng/quả (tăng 4.000 đồng/quả so với ngày thường), khế: 15.000 đồng/4 quả….
Các loại rau củ có tăng nhưng không đáng kể.
Mặc dù đã hết Tết nhưng giá các loại thực phẩm vẫn ở mức cao khiến cho nhiều bà nội trợ ngao ngán. Khi người mua kêu: “sao mà đắt thế?” thì người bán trả lời: “vẫn còn Tết mà”.
Chị Minh - một người đang đi chợ cho biết, năm nào cũng thế, hết Tết rồi nhưng giá cả vẫn cao ngất ngưỡng, đi chợ chẳng biết mua gì cho phù hợp với túi tiền.
Không chỉ những thực phẩm tươi sống chưa qua chế biến tăng cao mà các quán ăn cũng ở mức cao. Cụ thể, một tô bún sáng có giá từ 15.000 – 25.000 đồng/tô (tùy nơi), tăng 5.000 - 10.000 đồng so với ngày thường, một đĩa cơm có giá từ 20.000 - 30.000 đồng/đĩa, tăng 5.000 - 10.000 đồng so với ngày thường….
Theo những người kinh doanh thực phẩm ở các chợ và các quán ăn cho biết, giá cả các loại thực phẩm vẫn còn cao so với ngày thường, nhưng so với những ngày Tết thì giá đã có giảm và đang dần ổn định.
Theo Dân Trí
- Giá rau 'mềm' hơn, hải sản 'tăng nhiệt' (11:22:00 29/01/2012)
- Dịch vụ ăn theo Tết... 'chém đẹp' (11:27:00 26/01/2012)
- 10 thay đổi nhỏ tránh cãi cọ tiền bạc (18:07:00 25/01/2012)
- Vinamilk tăng giá sữa vào mùng 1 Tết (11:37:00 24/01/2012)
- Hà Nội: Nhiều gia đình tự tay gói bánh chưng (18:49:00 23/01/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |