- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sau 2 tuần tổ chức, nhãn hàng BlueStone đã trao 4 giải “Trọn gói đa năng”, 4 ...
-
Có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo nên hàng nhập ngoại vẫn được khá đông khách ...
-
Bắp cải Đà Lạt to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn ...
-
Nói cách khác, quả lê bị nhiễm phóng xạ và điều này thật sự gây nguy hiểm đối ...
-
Thành phần của hộp sữa đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
-
Thành phần của các loại kem trộn hầu hết đều có corticoid khiến người dùng bị ...
-
Anh Tấn Minh mua liền một lúc 4 chiếc quạt về sau 2 tuần đành phải xếp xó.
-
Chỉ có vài hãng sữa được tăng giá bán, nhưng nhiều điểm bán cùng cho rằng ...
-
Chị em dễ mắc chiêu trò giảm giá khủng mà vô tình bỏ quên chất lượng sản phẩm.
TPHCM, Hà Nội: Sữa cân đầy ngoài chợ
Tại TP HCM, khu vực chợ Kim Biên, các chủ quầy không ngần ngại giới thiệu 4 loại sữa khác nhau với mức giá 50.000 - 70.000 đồng/kg tuỳ màu sắc.
Giá càng đắt thì bột sữa có màu vàng càng đậm. Ông Văn (một chủ quầy ở đây) nói: “Loại đắt tiền thì độ béo cao hơn, không cần pha thêm bột béo”. Khi hỏi về nguồn gốc, hầu như người bán nào cũng bảo đó là sữa nhập nhưng ở mỗi quầy, dù cùng một mặt hàng cùng một giá, nhưng chỗ ông Văn nhập từ Úc, chỗ của bà Tần nhập từ New Zealand, chỗ bà Hoa nhập từ Hà Lan... Đi theo người bán vào xem hàng ở trong một căn nhà gần chợ, bột sữa được đóng trong bao 10-20kg; hoặc để gọn trong các thùng giấy carton và bên ngoài ghi chữ bằng bút lông: sữa béo Úc loại 1 (loại đặc biệt hoặc loại thượng hạng), không có thêm bất cứ dấu hiệu nào xác nhận xuất xứ.
Ông Phạm Ngọc Châu (phó tổng giám đốc công ty thực phẩm Hancofood) kể: “Ở vùng nông thôn các tỉnh, đội ngũ tiếp thị của công ty phát hiện khá nhiều thương hiệu lạ (Dinamilk, Growthmilk, Goodmilk…), bán với giá chỉ 150.000 - 170.000 đồng/hộp 900g và còn khuyến mãi cho người bán 'mua 3 lon tặng 1 lon'. Theo ông Châu, hiện giá sữa nhập từ Trung Quốc rẻ hơn giá sữa nhập từ châu Âu khoảng 30%. Ông Nguyễn Hữu Đức (giám đốc đối ngoại công ty Nutifood) và ông Châu cùng cho rằng, nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam, do áp lực cạnh tranh, đã nhập nguyên liệu sữa từ Trung Quốc để có giá rẻ, nhưng không ai dám để hở ra điều đó vì sợ người tiêu dùng tẩy chay.
Ở các quầy bán sữa trên đường Cách Mạng Tháng Tám, khu Nguyễn Thông quận 3, không bày công khai, nhưng nếu khách hỏi, vẫn có thể mua được. Tại quầy chất sữa hộp cao cấp khá hoành tráng đường Nguyễn Thông, khách cầm bịch sữa không có nhãn mác, hỏi xuất xứ, thì người bán nói thành thật: “Tui cũng không biết nữa, đi lấy mối bao lớn 20kg, về chia nhỏ cân sẵn từng túi. Hàng để bên trong, chủ yếu bán cho khách quen”. Theo chỉ dẫn của người bán, thì sữa này có mùi thơm, vị béo, có thể làm sữa chua hay pha uống.
Sữa cân ở các chợ Hà Nội
Tại khu phố Hàng Buồm và chợ Đồng Xuân, sữa cân được bán khá nhiều. Phần lớn sữa đóng gói bằng túi nilon loại 500g đến 1kg, không nhãn mác. Một kios trong chợ Đồng Xuân, khi hỏi mua sữa cân về làm bánh ngọt đã bày ra rất nhiều loại. Theo lời giới thiệu của chị bán hàng thì sữa này của Úc, Hà Lan, New Zealand… “Làm gì có sữa Trung Quốc. Sữa này chất lượng lắm, các cửa hàng làm kem, bánh ngọt, sữa chua đều mua về làm. Cao điểm có ngày bán được hàng chục cân” - chị quảng cáo. Tuy nhiên, trên bao bì của mỗi túi sữa không có nhãn mác, thời hạn sử dụng. Sữa được để trong bao to rồi đưa vào túi từng cân bán cho khách. Một cân sữa dao động 45.000-90.000 đồng, tuỳ từng loại, rẻ hơn cũng có nhưng không nhiều. Một dãy chuyên bán bánh kẹo, sữa, đường, sữa được bày la liệt và dùng bút bi ghi ngoài nhãn nilông: sữa béo, dẻo kem, sữa nguyên kem… Sữa có bao, nhãn mác rất hiếm.
Theo tổng cục Hải quan, tháng 11/2011, nhập khẩu sữa từ Trung Quốc vọt lên với mức kim ngạch 120.000 USD, tăng 79,1% so với tháng 10/2010. Tính đến hết tháng 11, Việt Nam đã nhập 513.700 USD sữa và sản phẩm từ Trung Quốc, tăng 29,81% so với cùng kỳ năm 2010. Đó mới chỉ là số liệu chính thức, theo các nhà kinh doanh thì lượng sữa nhập tiểu ngạch còn nhiều hơn, đa phần là sữa xá, sau đó được đóng lon thành sữa có thương hiệu và bán ở các vùng nông thôn, hoặc bán cho các đơn vị sản xuất bánh kẹo, làm kem… Điều này có thể chứng minh qua giá bán. Hiện giá sữa nhập từ châu Âu dao động khoảng 3.600 - 3.800 USD/tấn (tức hơn 80.000 đồng/kg), trong khi đó sữa nhập Trung Quốc chỉ 2.300 - 2.800 USD/tấn (khoảng 50.000 đồng/kg), nên các điểm bán hương liệu thực phẩm mới có thể bán được sữa bột với mức giá chỉ 50.000 - 70.000 đồng/kg. Theo một nhà kinh doanh hương liệu thực phẩm, có tình trạng công ty vừa nhập khẩu sữa từ châu Âu, vừa nhập khẩu sữa từ Trung Quốc, nhằm có được các hoá đơn chứng từ thể hiện việc dùng nguyên liệu châu Âu. Cơ quan giám sát chất lượng quốc gia đã phát hiện hàm lượng độc tố aflatoxin, mà gây ra bởi một loại nấm, trong sữa được sản xuất bởi tập đoàn Mengniu. Aflatoxins được tìm thấy trong sữa sau khi bò ăn phải loại thực phẩm chứa loại nấm này. Và theo Tổ chức Y tế thế giới, chất độc này có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan. Tập đoàn Mengniu cho biết các con bò sữa đã ăn một loài cây ở vùng phía Tây Nam tỉnh Sichuan và hãng này khẳng định sẽ thu hồi và tiêu hủy các loại sữa nhiễm độc này đồng thời gửi lời xin lỗi tới người tiêu dùng. Trung Quốc đang cố gắng xử lý một cách nghiêm túc vụ việc này nhằm trấn an người dân và khôi phục niềm tin trong chính phủ sau một loạt vụ bê bối thực phẩm vừa qua. Sữa từng là một trong những bê bối thực phẩm lớn nhất Trung Quốc năm 2008, khi chất melamine được cho vào các sản phẩm sữa nhằm tăng hàm lượng protein trong sữa. Ít nhất 6 bé đã tử vong và 300.000 bé khác bị bệnh sau khi uống sữa nhiễm melamine. Các vấn đề an toàn sản phẩm đã được phát hiện trong các sản phẩm dược đến dầu ăn. Tháng 9 vừa qua, chính phủ Trung Quốc đã bắt giữ 32 người bán loại dầu ăn được chế biến từ phế thải.
Nhập khẩu sữa Trung Quốc tăng mạnh
Tìm thấy chất độc trong một sản phẩm sữa Trung Quốc
Trung Quốc đã phát hiện hàm lượng độc chất gây ung thư vượt ngưỡng trong sản phẩm sữa của một trong những công ty sữa nội địa hàng đầu nước này.
Tập đoàn sữa Mengniu (Trung Quốc) vừa giới thiệu các sản phẩm sữa có độc này vào tháng 4 năm 2009.
Theo Sài Gòn Tiếp Thị / Dân Trí
- Hà Nội: Cây xăng Mai Dịch ngừng bán (11:25:00 02/01/2012)
- TPHCM: Tăng giá nước và gas (17:31:00 01/01/2012)
- Hà Nội: Cây xăng Mai Dịch bán xăng kém chất lượng (15:49:00 30/12/2011)
- Hà Nội: Bình chữa cháy mini đắt hàng (10:40:00 30/12/2011)
- Sắm máy pha cafe (10:52:00 29/12/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |