- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sau 2 tuần tổ chức, nhãn hàng BlueStone đã trao 4 giải “Trọn gói đa năng”, 4 ...
-
Có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo nên hàng nhập ngoại vẫn được khá đông khách ...
-
Bắp cải Đà Lạt to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn ...
-
Nói cách khác, quả lê bị nhiễm phóng xạ và điều này thật sự gây nguy hiểm đối ...
-
Thành phần của hộp sữa đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
-
Thành phần của các loại kem trộn hầu hết đều có corticoid khiến người dùng bị ...
-
Anh Tấn Minh mua liền một lúc 4 chiếc quạt về sau 2 tuần đành phải xếp xó.
-
Chỉ có vài hãng sữa được tăng giá bán, nhưng nhiều điểm bán cùng cho rằng ...
-
Chị em dễ mắc chiêu trò giảm giá khủng mà vô tình bỏ quên chất lượng sản phẩm.
Thanh toán qua internet
Dịch vụ thanh toán các hoá đơn trả sau qua mạng internet được các ngân hàng trong nước phát triển khá tốt. Các hệ thống ngân hàng lớn như Vietcombank, ACB, Đông Á… đều có dịch vụ thanh toán các hoá đơn qua mạng. Nhưng mỗi ngân hàng phát triển theo một hình thức khác nhau.
Vietcombank tập trung phát triển hình thức thanh toán qua mạng nhưng giao dịch phổ biến là phải đến các máy ATM. Anh Lê Đình (ở quận Bình Thạnh, TP HCM) cho biết, dùng tài khoản Vietcombank với mạng internet chủ yếu là để kiểm tra số tiền trong tài khoản, thanh toán tiền điện thoại di động (chỉ có hai hãng tham gia là Mobifone, Viettel), “còn muốn thanh toán các hoá đơn khác như điện, nước, internet… thì phải thao tác chủ yếu tại máy ATM”.
Tuy vậy, thanh toán qua mạng cũng không đơn giản. Anh Tấn Huy (ở quận 3) đã từng thanh toán hóa đơn tiền điện qua máy ATM bằng tài khoản Vietcombak kể: "Có lần đến máy ATM để đóng tiền điện sinh hoạt thì máy báo chưa có hoá đơn kê khai số tiền để đóng. Một tuần sau đó, bên điện lực thông báo phạt đóng trễ và quá ngày hẹn sẽ cắt điện. “Chờ mãi, đến hôm nhân viên điện lực xuống nhà cắt điện thì trong máy ATM mới xuất hiện số tiền của hoá đơn. Hú vía vừa kịp thanh toán trong ngày, nhưng tháng sau phải thanh toán tiền điện qua ATM cả tiền đóng phạt vì trễ ngày”.
Với hệ thống của ACB online khi cần thanh toán các hoá đơn trả sau qua mạng thì tương tự như một hình thức chuyển khoản tiền vào tài khoản. Chẳng hạn, cần thanh toán hoá đơn nước, internet… thì phải biết các số tài khoản ACB của những đơn vị cần trả tiền. Vì ngân hàng không liên kết với các đơn vị như điện, nước, internet… để báo số nợ cho khách hàng. Từ đó, khi muốn chuyển tiền trả các khoản nước, internet… thì phải điền vào các ô bắt buộc như: mã dịch vụ, kỳ trong tháng, số tiền phải thanh toán… Và hiện hệ thống ACB online cũng chỉ có báo dư nợ của ngành điện, còn internet, nước, điện thoại di động… thì khách hàng “vui lòng” trả tiền trực tiếp bằng hình thức chuyển khoản.
Khá hơn là hệ thống thanh toán của Đông Á, khi giao dịch qua mạng, cho phép người sử dụng dịch vụ trả tiền các khoản thanh toán, điện, nước, điện thoại cố định, di động... Vì Đông Á có liên kết với các ngành nêu trên để thông báo số tiền nợ của khách hàng phải trả. Khi đó, khách hàng chỉ cần lựa chọn ngành, điền vào ô trống, mã khách hàng hoặc số danh bạ có trên hoá đơn là đã giao dịch hoàn tất.
Tuy nhiên dịch vụ của Đông Á cũng còn một số hạn chế là chưa kết nối với tất cả các ngành để có thể thanh toán qua mạng. Chẳng hạn, với hoá đơn trả phí internet thì chỉ có thanh toán được internet của VNPT, không có liên kết với hệ thống FPT, Viettel… Với ngành nước thì Đông Á cũng chỉ liên kết với hai đơn vị cung cấp nước là Chợ Lớn và Gia Định; không có Thủ Đức, Nhà Bè…
Anh Văn Hảo (huyện Bình Chánh) kể: “Khi đi thanh toán tiền điện trễ hẹn, nếu trả trực tiếp tại chi nhánh điện lực thì phải đóng thêm tiền phạt. Còn với hệ thống qua mạng của Đông Á dù trễ hẹn cũng không bị đóng tiền phạt”.
Anh Lê Đình (người từng giao dịch với ngân hàng qua mạng) chia sẻ: "Nếu mua vé máy bay, đặt phòng qua mạng tuỳ theo loại thẻ ghi nợ trong và ngoài nước thì phải chịu phí từ 2–5 USD/lần, phí chuyển đổi tiền tệ từ 2–7% cho mỗi lần giao dịch. Và hiện “chưa có một ngân hàng nào liên kết đầy đủ với các dịch vụ để tạo điều kiện cho khách hàng trả hoá đơn qua mạng internet. Do vậy, muốn giao dịch được với nhiều ngành thì chỉ còn cách mở nhiều tài khoản ở nhiều ngân hàng như Vietcombank, ACB, Đông Á, Techcombank, BIDV…”
Theo Anh Vũ (Sài Gòn Tiếp Thị)
- Chi tiêu khéo thời bão giá (09:58:00 25/03/2011)
- TPHCM: 'Sốt' hàng điện lạnh (10:38:00 24/03/2011)
- Sữa Nhật 'sốt' và bị làm giá (16:33:00 23/03/2011)
- TPHCM: Chỉ số CPI tháng 3 tăng 2,2% (09:06:00 23/03/2011)
- Hà Nội: Rau xanh tăng giá gấp đôi, gấp ba (09:38:00 22/03/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |