Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Hà Nội: Rau xanh tăng giá gấp đôi, gấp ba

09:21:40 22/03/2011

Tại Hà Nội và một số khu vực lân cận, giá các loại rau xanh, củ, quả tăng cao kỷ lục so với trước đó. Nhiều loại rau tăng giá gấp đôi, gấp ba, trong khi giá các loại thịt cá vì đã lên mức 'đụng trần' nên vẫn giữ được sự ổn định.
 
Giá tăng gấp đôi, gấp ba

 

 Tại một số chợ lớn của Hà Nội, giá các loại thịt hầu như không thay đổi so với thời điểm trước đó. Thịt lợn sấn, ba chỉ 80.000 đồng/kg; nạc thăn 90.000 đồng/kg; sườn 90.000 đồng/kg, thịt bò từ 180.000 đến 210.000 đồng/kg tùy loại. Các loại gia cầm: gà ta, vịt… cũng đứng giá.

Chị Thoa (chủ một kiốt bán thịt tại chợ Khâm Thiên) cho biết: “Nửa tháng trước giá thịt tăng lên từng ngày, nay đã đứng giá cao nên ổn định, khó lên. Người mua gặp khó, người bán lo ế hàng”.

Do điều kiện thời tiết thay đổi, sương muối, rét đậm... rau xanh ít có khả năng phát triển nên ở các địa phương lân cận Hà Nội như Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc... mặt hàng này cũng tăng giá chóng mặt.

Chị Nguyễn Thị Nguyệt (ở Tiên Du, Bắc Ninh) cho biết: “Mấy ngày gần đây thôi giá rau tăng đến “choáng”, cà chua trước 3.000 đồng/kg giờ tăng lên 6.000 đồng/kg, cải bắp 4.000 đồng/kg giờ 7.000 đồng/kg, rau cần nước giờ là 5.000 đồng/mớ trong khi trước đó có 2.000 đồng/mớ...”.

Cũng như chị Nguyệt, nhiều bà nội trợ phàn nàn, ở quê kiếm tiền khó, đời sống thấp hơn mà rau, củ đắt đỏ như thế này thì không biết ăn thứ gì thay thế?
Theo khảo sát tại một số chợ đầu mối và bán lẻ nội thành Hà Nội, giá rau xanh đang tăng ở mức kỷ lục. Một số loại rau còn tăng gấp đôi thậm chí gấp ba lần chỉ trong có vài ngày mưa rét. Chị Nguyễn Thị Phương (trú tại làng Cót, Yên Hòa, Cầu Giấy) tỏ ra bất ngờ khi mua 2 mớ rau cải ngọt: “Trước tôi vẫn mua 3.000 đồng/mớ, thế mà hôm nay phải mua với giá 8.000 đồng/mớ. Chỉ 2 mớ rau thôi đã mất gần nửa chi phí thực phẩm cho cả nhà một bữa rồi”.
 
Giá các loại rau tại chợ Ngô Sĩ Liên (phường Văn Miếu, quận Đống Đa), đều tăng vọt từ 50% đến 100%, thậm chí một số loại rau còn tăng đến 200%. Cụ thể như su su từ 15.000 đồng/kg tăng lên 20.000 đồng/kg; Súp lơ trước là 18.000 đồng/kg, nay đội lên 25.000 đồng/kg. Tương tự, các loại cải xoong, cải chip, rau cần cũng tăng từ 30% đến 70% so với những ngày trước đó.
 
Kinh ngạc nhất là các loại rau thơm như mùi ta, giá bán trước là 1.000 đồng/mớ, đến thời điểm này đã “nhảy” lên 3.000 đồng/ mớ; Hành ta từ 13.000 đồng/kg lên 20.000đồng/kg. Các loại rau cuối vụ hoặc đang chuẩn bị vào vụ (mồng tơi, rau muống...) có giá cao hơn so với các loại rau chính vụ.
  
Bên cạnh rau xanh, giá các loại củ, quả cũng tăng dù không quá đột biến. Cụ thể như carrot, su hào, khoai tây... nhích giá thêm từ 2.000 đồng đến 3.000 đồng/kg.
 
Rau liệu cũng bị 'làm giá'
 
Nhiều người cho rằng các tiểu thương đang “làm giá” để thiết lập một mặt bằng giá rau mới sau thời điểm tăng cao rồi hạ xuống dịp Tết Nguyên đán vừa qua. Tuy nhiên, theo tìm hiểu thì không chỉ người mua mà ngay cả người bán cũng kêu rau đắt. Chị Hợi (một tiểu thương chuyên bán rau tại chợ Bưởi, đồng thời cũng là người cung cấp rau củ cho các cửa hàng ăn ở khu vực quanh đó) cho biết, giá rau nhập vào cũng tăng lên từng ngày. “Hôm qua tôi lấy rau cải ngọt 12.000 đồng/kg, hôm nay đã lên 16.000 đồng/kg; rau muống 11.000 đồng/mớ nay là 16.000 đồng/mớ”. Chị Hợi khẳng định các loại rau khi nhập về bán lẻ cũng chỉ lãi từ 1.000 đồng đến 2.000 đồng/mớ là cùng, chưa kể hầu hết các loại rau xanh đều tăng giá nhưng không có rau mà nhập.
 
Nhiều người nội trợ đi chợ không khỏi bất ngờ với giá rau, củ, quả tăng trong mấy ngày gần đây, song ngay cả người bán hàng cũng sững sờ trước sự tăng giá đột biến này. Dù vậy cả người bán, người mua vẫn phải “cắn răng với rau” vì đây là nhu cầu không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Chị Sáu (người giúp việc cho một gia đình ở khu tập thể K74, Lạc Long Quân, Tây Hồ) thở dài nói: “Giá tăng cao thế chứ cao nữa thì vẫn phải ăn nên không thể nào không mua được. Thịt cá không có thì còn chịu được chứ “cơm không rau như người đau không thuốc” bữa cơm mà không có rau thì khó nuốt lắm”.
 
Lý giải nguyên nhân vì sao rau xanh lại có giá “trên trời” như vậy, chị Chinh (chủ một cửa hàng rau ở chợ Ngô Sĩ Liên) phân tích: “Không phải khan rau mà trời mưa người trồng rau họ ngại đi cắt hoặc cắt ít. Chưa kể, trời mưa rét mấy ngày liền rau cũng khó lên, chi phí đi lại cũng cao nên giá rau tăng mạnh. Ai chẳng muốn bán rẻ cho các em nhưng nhập từ chợ rau đầu mối đã đắt thế rồi”.
 
Còn anh Mai Văn Thìn (chủ một vựa rau ở tỉnh Vĩnh Phúc) lý giải: “Rau nhà trồng chủ yếu cung cấp cho chợ đầu mối ở Hà Nội. Trời rét thời tiết xấu rau lên chậm, nhiều loại rau còn bị hỏng. Bình thường một ngày cắt rau một lần, mấy hôm nay 2- 3 ngày mới cắt”.
 
Mặc dù thông tin “làm giá” đã được các tiểu thương và nhà cung cấp khéo léo loại bỏ. Tuy nhiên, chuyện “lên không xuống”, chuyện thiết lập mặt bằng giá mới từ một vài sự cố, sự kiện lâu nay đã không còn là chuyện hiếm thấy ở thị trường nước ta.

Thu Thảo (Gia Đình & Xã Hội)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo