- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sau 2 tuần tổ chức, nhãn hàng BlueStone đã trao 4 giải “Trọn gói đa năng”, 4 ...
-
Có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo nên hàng nhập ngoại vẫn được khá đông khách ...
-
Bắp cải Đà Lạt to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn ...
-
Nói cách khác, quả lê bị nhiễm phóng xạ và điều này thật sự gây nguy hiểm đối ...
-
Thành phần của hộp sữa đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
-
Thành phần của các loại kem trộn hầu hết đều có corticoid khiến người dùng bị ...
-
Anh Tấn Minh mua liền một lúc 4 chiếc quạt về sau 2 tuần đành phải xếp xó.
-
Chỉ có vài hãng sữa được tăng giá bán, nhưng nhiều điểm bán cùng cho rằng ...
-
Chị em dễ mắc chiêu trò giảm giá khủng mà vô tình bỏ quên chất lượng sản phẩm.
Lời lãi và các chiêu tăng giá của Abbott, Dumex
Sau các nhãn Enfa, đến lượt các nhãn của 2 hãng (Abbott và Dumex) bị 'chỉ tội'...
>> Enfa: Cốc sữa giá 16.000 đồng, vẫn rẻ hơn bát phở...
>> Sữa Enfa: Giá bán cao hơn 200% giá vốn
Chênh lệch giá vốn và giá thành phẩm
Ngoài con số chi tiết của Mead Johnson với các nhãn Enfa, thì còn có (số liệu của Cục Quản lý Cạnh tranh):
- Dumex: Dugro Gold giá 311.500 đồng/hộp 800g, chênh lệch 285%.
- Abbott: Gain, Pedia Sure (193.500 đồng/hộp 400g), Ensure (193.000 đồng/hộp 400g) chênh lệch 220-246%.
Các mẹo tăng giá
Từ cuối năm 2008 đến nay, giá sữa nguyên liệu giảm mạnh (13,8%-38%):
Sản phẩm |
Giá nhập khẩu năm 2008 |
Giá nhập khẩu quý I/2009 |
Sữa bột Whey Powder - Demin 40 | Hơn 16.000 đồng/kg | Khoảng 14.000 đồng/kg |
Sữa bột Instant Wholemilk - Powder | Khoảng 50.500 đồng/kg | Khoảng 31.500 đồng/kg |
Tuy nhiên, giá sữa bột thành phẩm tại thị trường TPHCM (và cả nước) không giảm, thậm chí tăng nhẹ (trong đó có nhiều nhãn sữa lớn hứa giữ ổn định giá sữa bột đến hết năm 2009). Cụ thể:
- Ensure Gold (của Abbott) vẫn giữ giá 396.000 đồng/hộp song lại giảm trọng lượng hộp từ 1kg xuống còn 900g.
- Dumex thì thay đổi mẫu mã để tăng giá: Sản phẩm Giá 2008 Giá sau khi tăng Chênh lệch Dulac Gold 1, 2, 3, 4 (700g) 209.000 đồng/hộp 284.000 đồng/hộp 7% Dulac Gold 1, 2 loại (400g) 164.000 đồng/hộp 167.000 đồng/hộp 4,5%
- Cuối tháng 3 vừa qua, Abbott đồng loạt tăng giá 4% đối với các mặt hàng sữa bột, tương ứng với mức tăng 6.000-25.000 đồng/hộp (tùy trọng lượng).
- Một trong những nguyên nhân khiến giá sữa đến tay người tiêu dùng quá cao so với giá gốc là do chi phí quảng cáo, khuyến mãi, hội thảo... của các đơn vị kinh doanh và nhà phân phối sữa quá lớn, chiếm đến 30-50% tổng chi phí. Lợi dụng chính sách thuế ưu đãi cho doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài, các DN sản xuất, kinh doanh sữa thành phẩm đã chuyển phần lớn các chi phí quảng cáo, khuyến mãi, hội thảo... vào khoản chênh lệch giữa giá vốn hàng bán (giá nhập khẩu + thuế nhập khẩu (5%) + chi phí vận chuyển) và giá bán lẻ đề xuất (giá nhà nhập khẩu ấn định cho các đại lý phân phối) để biện hộ vì sao giá sữa trên thị trường tăng cao.
- Đáng chú ý, các công ty sữa nước ngoài chỉ chọn một nhà phân phối độc quyền tại VN và nhà phân phối này bán theo giá đề xuất của công ty đó, hưởng hoa hồng. Điều tra của chúng tôi cho thấy, đây chính là kẽ hở để các đơn vị bán sữa đẩy giá mặt hàng này lên cao. Bởi lẽ, theo quy định hiện hành tại Thông tư 104/2008/TT-BTC ngày 13-11-2008 về việc đăng ký giá, “các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty cổ phần, công ty TNHH có trên 50% vốn sở hữu Nhà nước trong vốn điều lệ DN mới đăng ký giá”. Như vậy, các công ty phân phối sữa (hầu hết nằm ngoài nhóm đối tượng bị điều chỉnh bởi quy định trên) tự định giá bán mà không chịu sự chi phối nào từ các cơ quan chức năng.
- Đó là chưa kể hệ thống phân phối sữa thường qua khá nhiều tầng nấc đại lý, trung gian khiến cơ quan chức năng không thể kiểm tra giá bán thực tế của toàn hệ thống này để chấn chỉnh. Khoản chênh lệch đó tất nhiên bị bỏ ngoài sổ sách, không phải chịu thuế.
- Hơn nữa, cơ quan chức năng đã phát hiện những dấu hiệu cho thấy nhà sản xuất và nhà nhập khẩu sữa bắt tay nhau để hạ thấp giá nhập khẩu nhằm lách thuế, tăng lợi nhuận.
UBND TPHCM vừa kiến nghị Tổng cục Thuế chỉ đạo cục thuế các tỉnh, thành tăng cường kiểm tra chi tiết các khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi đối với các hãng sữa theo đúng quy định của Thông tư số 134/2007/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 24/2007/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành luật thuế thu nhập DN. Thông tư này quy định rõ chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi... không được vượt quá 10% tổng chi phí của DN. Nếu chi phí quảng cáo, tiếp thị của DN chiếm đến 50% thì chỉ 10% được công nhận là chi phí hợp lý, 40% còn lại phải đưa vào thu nhập chịu thuế, sau đó truy thu thuế.
Siết lại chi phí quảng cáo, tiếp thị
Theo NLD
- BigC từ chối trao thưởng vì thiếu… tên phường (09:14:00 08/07/2009)
- Charles&Keith giảm giá 50% (17:41:00 07/07/2009)
- BigC giảm giá lớn cho đồ chơi và quần áo, giày dép (09:47:00 07/07/2009)
- Enfa: Cốc sữa giá 16.000 đồng, vẫn rẻ hơn bát phở... (10:31:00 03/07/2009)
- 'Bán than' chuyện giá xăng tăng (13:17:00 02/07/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |