Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Vật vã "cai nghiện" mua sắm

10:35:40 26/02/2009

Nhận lương xong, Kim Ngân ra shop quần áo ở đường Nguyễn Đình Chiểu (TP HCM) tiêu ngay một nửa. Tháng trước, cô sắm bộ mỹ phẩm hết gần 10 triệu đồng, bằng toàn bộ lương hai vợ chồng.

Kim Ngân làm ở phòng tín dụng Ngân hàng Phương Nam. Mua sắm đã trở thành thói quen, đúng hơn là nó ngấm vào máu của cô từ lúc độc thân. Ai cũng nghĩ khi lập gia đình, cô sẽ thay đổi.

Nhưng nay đã hai con, Ngân vẫn vô tư như ngày nào. Cô hay tự hào mình là dân sành đồ, biết tiêu, biết chơi. Nhưng vì cô không biết dè sẻn, tích cóp nên có lần con ốm mà trong nhà chẳng còn đủ một triệu đồng để đưa con đi bệnh viện, phải chạy vạy chỗ bạn bè.

Những lần vợ chồng to tiếng, Ngân hứa sẽ thay đổi. Nhưng chỉ được một hai tuần, tủ của cô lại có thêm quần áo mới. Chồng Ngân đã hết kiên nhẫn với thói quen mua sắm của vợ. Nhiều lúc anh nhìn sang nhà bạn bè ao ước: “Phải chi vợ mình cũng biết tính toán, chắt bóp như vậy”.

Lan Hương - Trưởng phòng kinh doanh (Công ty TNHH Hải Quang, quận Tân Bình, TP HCM) không “nghiện” mua sắm quần áo mà “nghiện” mua túi xách.

Tuy thu nhập chỉ thuộc tầm trung nhưng Hương dám bỏ ra vài triệu đồng để mua một chiếc túi hàng hiệu. Hương còn đặt đóng riêng một chiếc tủ để treo các loại túi.

Đỉnh điểm của “cơn nghiện” là một lần vì quá mê chiếc túi Louis Vuittion, cô lấy khoản tiền đóng học của con để tiêu, dự tính sẽ lấy lương tháng sau bù vào. Kết quả, chiếc túi ấy làm cho sự chịu đựng của chồng cô bao năm qua vỡ tan. Sau một cuộc khẩu chiến, anh đề nghị ly thân.

Mua sắm vốn là căn bệnh thường gặp của các chị em. Nhưng nếu không kịp thời điều chỉnh thì nó rất dễ biến thành “bệnh nan y”.

Anh Tuấn chồng Kim Ngân tâm sự: “Tôi thích vợ mặc đẹp. Nhưng tươm tất, sạch sẽ, kín đáo là đẹp rồi. Phụ nữ nên dành thời gian lo cho chồng con chứ không nên suốt ngày lượn lờ ở mấy shop thời trang”. Đó cũng là suy nghĩ chung của rất nhiều ông chồng.

Trong gia đình, người vợ thường là “tay hòm chìa khóa”, họ bị bệnh nghiện mua sắm đồng nghĩa với việc chiếc hòm đó có nguy cơ trống rỗng.

Để chữa căn bệnh này, chị em cần nghiêm túc xác định lại tình trạng tài chính của gia đình mình. Nên chia thu nhập ra thành từng khoản nhỏ ứng với những chi tiêu cụ thể như tiền điện, tiền nước, tiền học của con, tiền tiết kiệm, tiền hiếu hỉ, tiền cho các khoản đột xuất..., nếu còn mới nghĩ đến mua sắm quần áo. Hạn chế mang nhiều tiền theo người để không thể mua ngay khi nhìn thấy món đồ mình thích. Khi đi mua sắm cũng nên chú ý, không nên nhìn thấy bắt mắt là mua, sau đó về vứt xó.

Giới công chức phương Tây thường áp dụng công thức chỉ tiêu 10-15 % thu nhập, còn lại dành cho các khoản tiết kiệm, đầu tư, trả góp nhà cửa... Ở Việt Nam, trên nhiều điễn đàn của các gia đình trẻ, con số chi tiêu lý tưởng là 50%, số còn lại để dành.

Ở Trung Quốc, cư dân mạng đang xôn xao về một chiến dịch chi tiêu tiết kiệm dành cho nhân viên văn phòng với kế hoạch 100 nhân dân tệ mỗi tuần (tương đương 260.000 đồng). Theo đó, các khoản ăn uống, đi lại, giải trí, mua sắm, thể thao, sức khỏe từ thứ hai đến thứ sáu phải khống chế trong vòng 100 nhân dân tệ. Kế hoạch này nhận được sự hưởng ứng rất nhiệt tình của giới công chức.

Theo Báo Đất Việt

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo