- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sau 2 tuần tổ chức, nhãn hàng BlueStone đã trao 4 giải “Trọn gói đa năng”, 4 ...
-
Có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo nên hàng nhập ngoại vẫn được khá đông khách ...
-
Bắp cải Đà Lạt to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn ...
-
Nói cách khác, quả lê bị nhiễm phóng xạ và điều này thật sự gây nguy hiểm đối ...
-
Thành phần của hộp sữa đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
-
Thành phần của các loại kem trộn hầu hết đều có corticoid khiến người dùng bị ...
-
Anh Tấn Minh mua liền một lúc 4 chiếc quạt về sau 2 tuần đành phải xếp xó.
-
Chỉ có vài hãng sữa được tăng giá bán, nhưng nhiều điểm bán cùng cho rằng ...
-
Chị em dễ mắc chiêu trò giảm giá khủng mà vô tình bỏ quên chất lượng sản phẩm.
Khóc cười chuyện giảm trừ gia cảnh
Chị Hoa (quận Hoàng Mai, Hà Nội) hớn hở gửi hồ sơ về quê tận Thanh Hóa xác nhận người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh theo Luật Thuế thu nhập cá nhân thì sững sờ vì ông anh trai quý hóa đã kịp 'có hiếu' trước.
'Chôm' luôn cả ông bà nội
Vợ chồng chị Thanh (Hà Đông, Hà Nội) tốn khá nhiều thời gian bàn tính xem cô con gái gần 2 tuổi phụ thuộc bố hay mẹ. Cuối cùng, họ tìm ra hướng "được anh được ả" là "nhường" quyền nuôi con gái cho ông xã, chị Thanh đưa luôn bà bác (đang giúp việc trông con) vào danh sách đăng ký.
Cũng như chị Thanh, nhà anh Kiên chị Nguyệt (KĐT Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội) sinh được cậu quý tử, chị Nguyệt đang định về bàn với chồng về việc đưa cậu con vào bản đăng ký GTGC của mình, nhưng khi về nhà mở lời, chị mới biết: Anh Kiên đã nhanh tay đưa luôn cậu ấm vào diện phụ thuộc mình từ tuần trước mà... quên chưa báo cáo vợ! Chị Nguyệt thông cảm: "Mình nhường ông xã vì tuy lương khá nhưng làm hành chính trong doanh nghiệp nên không có cơ hội kiếm đồng ra đồng vào, thôi thì ai bớt được đồng nào, quý đồng đấy".
Bà Đỗ Phương Nga - Phó Chủ tịch phường Ô Cầu Dền (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết: "Khoảng 2 tháng nay, trên địa bàn phường mới có 3 người đến làm thủ tục xác nhận người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân. 3 trường hợp này đều nhận nuôi bố, mẹ là những người già, mất sức lao động và thuộc diện nghèo trên địa bàn phường. Sau khi nhận được đơn, UBND phường Ô Cầu Dền đã làm việc với các tổ trưởng tổ dân phố và công an khu vực và xác minh cả 3 trường hợp đều hợp lệ". Bà Nga cũng cho biết, chưa phát hiện được trường hợp nào trùng nhau (nhiều người cùng đăng ký "nuôi" 1 người). Tại tỉnh Thái Nguyên, ông Nguyễn Thế Lâm - Phó Chủ tịch phường Tân Thịnh cho biết: "Trước Tết Nguyên đán Kỷ Sửu, có khoảng 20 trường hợp đến UBND phường, chủ yếu mới hỏi về trình tự thủ tục xác nhận". Cũng theo ông Lâm, sau khi có Thông tư (số 27) của Bộ Tài chính về giãn thời gian nộp thuế thu nhập cá nhân thì từ sau Tết Nguyên đán đến nay, chưa có trường hợp nào đến phường làm thủ tục xác nhận người thân phụ thuộc.
Chưa có con để đăng ký, Hoa (quận Hoàng Mai, Hà Nội) ủ ê: "Định về quê xác nhận ông bà cụ thân sinh, ai dè ông anh tôi đã kịp ''báo hiếu'' trước rồi, không những ông ấy đăng ký bố mẹ mà còn "chôm" luôn cả bà nội".
Chị Hằng (Công ty TNHH ABB) lấy chồng ở Hà Nội nhưng quê chị tận Huế, nhà có tới 6 anh em đã trưởng thành mỗi người mỗi nơi, chỉ còn cậu em út đang học ĐH Bách Khoa Hà Nội. Chị Hằng yên tâm cậu em ở ngoài này, gần mình nên ngay khi cơ quan yêu cầu làm thủ tục, chị mặc nhiên đưa cậu em vào diện phụ thuộc mình.
Chị còn cẩn thận làm sẵn mọi giấy tờ liên quan theo yêu cầu rồi chuyển phát nhanh vào Huế để bố mẹ già chỉ việc mang đến phường xã chứng nhận.
Gửi được vài ngày, chị ngỡ ngàng khi được bố gọi ra thông báo, cả mấy anh chị em ở tận Sài Gòn đều điện về đòi... nhận nuôi cậu Út!
"Nhà tôi phải họp qua điện thoại, phân tích: Anh cả lấy vợ sắp có con, các anh chị khác thì nhận nuôi bố mẹ, nhường cho tôi nuôi cậu Út" - chị Hằng hớn hở.
Không "vất vả" trong việc kiếm tìm người phụ thuộc như mọi người, chị Liên ở Khu tập thể Giảng Võ khoe, chồng chị "nhường" hết 2 đứa con cho chị đăng ký, cộng thêm mẹ ruột ở quê không ai ''nhận'' (bởi anh chị em đều làm nông nghiệp) nên chị yên tâm "kiêm" 3 người là... vừa đủ!
'Thế là từ nay bố được nuôi à?'
Theo quy định thì con cái, cha mẹ, anh chị, ông bà, cô dì chú bác... ruột đều nằm trong diện đối tượng được đăng ký phụ thuộc để GTGC. Vì vậy, không ít người chân lấm tay bùn ở quê bỗng dưng một ngày thấy con cháu kéo về - những người mà có khi cả năm mới thấy mặt một vài lần - chìa đủ các loại giấy tờ đòi kê khai, xác nhận và ký để nhận nuôi thì ngạc nhiên và mừng ra mặt cho đến khi được nghe giải thích cặn kẽ mục đích của việc xin xác nhận.
Nhiều người nhanh ý thì hiểu ngay; nhưng cũng có người, cứ tưởng xác nhận xong sẽ được lĩnh mỗi tháng... 1,6 triệu nên khiến con cháu nhiều phen dở khóc dở cười.
Chị Linh (Mỹ Đình, Hà Nội) kể, khi cơ quan thông báo kê khai người phụ thuộc, chị tính: Chưa có gia đình, bố mẹ đều có lương hưu nhà nước nên "vòng" 1-2 coi như loại. Chị lại nghĩ tiếp đến "vòng" tiếp theo: Bà bác ở quê năm nay hơn 60 tuổi, không lập gia đình, lại bệnh tật đi viện suốt ngày, đủ các điều kiện để thành người phụ thuộc.
Lần về quê mới đây, chị Linh vừa kể chuyện về người phụ thuộc để được giảm trừ thuế thu nhập cá nhân thì thấy bà bác hớn hở "cướp lời": Nếu xác nhận thì bác sẽ được bao cấp 1.600.000 đồng hàng tháng chứ gì? Giải thích một hồi không xong, chị Linh vội bỏ ngay ý định vì sợ rước thêm bao phiền toái, rắc rối sau này.
Cũng là chuyện tương tự cười ra nước mắt qua lời kể của anh Minh (Từ Liêm, Hà Nội) khi có dịp về quê Phú Thọ vừa qua: Gia đình hàng xóm nhà anh đông con, mỗi người đi làm ăn mỗi ngả, chỉ còn hai bố mẹ già sống dựa vào nhau bằng vườn rau, ao cá, chẳng mấy khi được con gửi đồng nào biếu. Bỗng dưng một ngày, thấy đám con kéo nhau về xin làm thủ tục xác nhận nuôi, ông bố ớ ra hỏi: "Thế là từ nay bố được nuôi à?!"
Người phụ thuộc bao gồm các đối tượng sau: a) Con: con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú, cụ thể: - Con dưới 18 tuổi (được tính đủ theo tháng). - Con trên 18 tuổi bị tàn tật, không có khả năng lao động. - Con đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức quy định tại điểm 3.1.5 dưới đây. b) Vợ hoặc chồng của đối tượng nộp thuế ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức quy định tại điểm 3.1.5 dưới đây. c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng) của đối tượng nộp thuế ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức quy định tại điểm 3.1.5 dưới đây. d) Các cá nhân khác là người ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không nơi nương tựa, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức quy định tại điểm 3.1.5 dưới đây mà đối tượng nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng, bao gồm: - Anh ruột, chị ruột, em ruột của đối tượng nộp thuế. - Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của đối tượng nộp thuế. - Cháu ruột của đối tượng nộp thuế (bao gồm con của anh ruột, chị ruột, em ruột). - Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật. 3.1.5. Mức thu nhập làm căn cứ để xác định người phụ thuộc được áp dụng giảm trừ là mức thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 500.000 đồng. (Trích Luật Thuế Thu nhập cá nhân) |
Theo VTC
- TPHCM: Mặt bằng lương osin vượt mốc 2 triệu/tháng (17:21:00 19/02/2009)
- Người Hà Nội thờ ơ với thông tin giá sữa tăng (15:19:00 19/02/2009)
- Tích trữ sữa phòng tăng giá (16:26:00 18/02/2009)
- Ứng phó với gia điện tăng (09:34:00 17/02/2009)
- Điện sinh hoạt tăng giá từ 1/3 (11:22:00 16/02/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |