- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sau 2 tuần tổ chức, nhãn hàng BlueStone đã trao 4 giải “Trọn gói đa năng”, 4 ...
-
Có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo nên hàng nhập ngoại vẫn được khá đông khách ...
-
Bắp cải Đà Lạt to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn ...
-
Nói cách khác, quả lê bị nhiễm phóng xạ và điều này thật sự gây nguy hiểm đối ...
-
Thành phần của hộp sữa đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
-
Thành phần của các loại kem trộn hầu hết đều có corticoid khiến người dùng bị ...
-
Anh Tấn Minh mua liền một lúc 4 chiếc quạt về sau 2 tuần đành phải xếp xó.
-
Chỉ có vài hãng sữa được tăng giá bán, nhưng nhiều điểm bán cùng cho rằng ...
-
Chị em dễ mắc chiêu trò giảm giá khủng mà vô tình bỏ quên chất lượng sản phẩm.
Tìm hiểu nguồn gốc và giá cả của hàng Made in VietNam
Giá thu mua tại nhà máy và các đầu mối lớn rất rẻ mà giá bán ra trên thị trường vẫn khá cao. Điều này được lý giải với 2 nguyên nhân: Một, chi phí duy trì cửa hàng và hai (nguyên nhân chính) là các chi phí trung gian. Hàng bán tại Made in VietNam thường là sản phẩm thừa, lỗi trong quá trình gia công cho nước ngoài (chiếm tỷ lệ 1-2% thậm chí là 3–5% trong mỗi đơn hàng).
Chủ một hệ thống cửa hàng Made in VietNam tiết lộ, để mua được 1 lô hàng từ đầu nguồn, có thể giá trên hóa đơn rất rẻ nhưng chi phí “bôi trơn” cho các bên liên quan, các mối quan hệ kiểu “thủ kho to hơn thủ trưởng” tại đây nhiều khi đã bằng cả giá trị đơn hàng. “Mà đây là việc rất bình thường ở mọi chỗ” - vị này cho hay.
Ông Lê Đức Chiến – Phó Tổng GĐ Tổng Công ty May Đức Giang (đơn vị chủ yếu làm hàng xuất khẩu) cũng nhấn mạnh, nguồn thu từ việc thanh lý hàng tồn, hàng dư đối với doanh nghiệp là không đáng kể, bởi việc bán hàng và quảng bá tên tuổi cho các đối tác nước ngoài không mấy được khuyến khích, không phải là mục đích chính của doanh nghiệp.
Cách chọn cửa hàng giá rẻ
Cũng kinh doanh hàng VN xuất khẩu nhưng cửa hàng đại hạ giá của anh Thành Minh trên đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy lại có mức giá dễ chịu gấp nhiều lần.
Do thường xuyên tiêu thụ hàng xuất khẩu dôi dư của 64 công ty may trong nước, hàng nhiều, giá chỉ dao động từ vài chục đến trên 200.000 đồng/chiếc quần, áo trẻ em, người lớn nên lúc nào khách mua lẻ và chính các cửa hàng Made in VietNam cũng tìm đến đây mua đông nghịt.
Thâm niên gần 20 năm trong lĩnh vực kinh doanh quần áo đại hạ giá, anh Thành Minh giải thích, giá bán ra rất rẻ như vậy vì với các công ty may, hàng thanh lý chỉ để giải phóng kho, nhiều khi họ bán rẻ bằng tiền công. Có lô, anh nhập một lúc cả tấn hàng nên việc kinh doanh ở đây là lấy số lượng làm lãi.
Sản phẩm của Old Navy bị cắt mác.
Chú ý chất lượng sản phẩm
Khi mua hàng mà gặp trường hợp trường hợp sản phẩm bị cắt, xóa, không có tem mác, thiếu phụ kiện… bạn nên hỏi lại xuất xứ những sản phẩm này.
Ngoại trừ một số thương hiệu khắt khe (hạn chế việc bán các sản phẩm thừa, lỗi của mình tràn lan ra thị trường bằng cách cho quay thành sợi hoặc cắt, hủy nhãn mác), đa số các công ty thường cho phép thanh lý toàn bộ từ vài trăm đến cả nghìn sản phẩm.
Do sự phức tạp khi thu mùa hàng nên đôi lúc chủ cửa hàng cũng khó để ý, phân biệt được hết nguồn gốc, chất lượng sản phẩm. Anh Nguyễn Danh Thắng - người kinh doanh cho biết: "Hiện trên thị trường, ngoài hàng từ các công ty may, còn có các nguồn khác như hàng quà biếu, hàng nhái từ các cơ sở may gia công, hàng trôi nổi…" Không khó khăn để tìm thấy những sản phẩm của các thương hiệu thời trang nổi tiếng như Unionbay, Levi’s, Abecrombie; American Eagle, Mango, Zara, Old Navy, GAP, Puma, Adidas… Giá bán một chiếc áo khoác phao (dạ hoặc lông vũ dày dặn) dao động từ 500.000đ đến trên 800.000đ, quần bò giá trên 200 – 300.000 đồng. “Những người đã từng đi du học - đối tượng sành về hàng hiệu cho biết, cùng chiếc áo thế này mua ở nước ngoài có giá vài triệu nên họ thích mua đồ ở đây và thường quyết rất nhanh” – chủ cửa hàng số 33, Láng Hạ cho biết. Còn nhân viên cửa hàng số 189, Nguyễn Trãi sau khi chứng kiến một khách hàng nữ tỏ vẻ đắn đo về mức giá trên 500.000 đồng/chiếc áo phao hiệu Old Navy, thì nhận xét, khách hàng lúc đầu thường chê đắt, nhưng sau khi xem xét kỹ chất lượng, so sánh với hàng Trung Quốc cùng loại, họ đều quay lại mua.
Tuy nhiên, vì là hàng xuất khẩu nên việc lựa chọn size, mầu sắc... phù hợp với người Việt khá gian nan. Các cửa hàng thường liên kết và tìm nhiều nguồn hàng để để kịp thời cung ứng.
Chủ các cửa hàng Made in VietNam luôn luôn khẳng định, đây là hàng 'rất rẻ và tốt'.
Theo VNN
- TPHCM: Điện máy giá rẻ, rau đắt gấp 2 lần gạo (09:44:00 04/12/2008)
- Sáng 2/12, xăng giảm thêm 1.000đ (11:49:00 02/12/2008)
- Sữa tăng giá (08:41:00 25/11/2008)
- Cái gì cũng giảm giá chỉ có bát phở là không (08:41:00 25/11/2008)
- Xăng đã giảm tiếp 1.000đ (08:21:00 15/11/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |