- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sau 2 tuần tổ chức, nhãn hàng BlueStone đã trao 4 giải “Trọn gói đa năng”, 4 ...
-
Có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo nên hàng nhập ngoại vẫn được khá đông khách ...
-
Bắp cải Đà Lạt to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn ...
-
Nói cách khác, quả lê bị nhiễm phóng xạ và điều này thật sự gây nguy hiểm đối ...
-
Thành phần của hộp sữa đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
-
Thành phần của các loại kem trộn hầu hết đều có corticoid khiến người dùng bị ...
-
Anh Tấn Minh mua liền một lúc 4 chiếc quạt về sau 2 tuần đành phải xếp xó.
-
Chỉ có vài hãng sữa được tăng giá bán, nhưng nhiều điểm bán cùng cho rằng ...
-
Chị em dễ mắc chiêu trò giảm giá khủng mà vô tình bỏ quên chất lượng sản phẩm.
Cái gì cũng giảm giá chỉ có bát phở là không
Vào thời điểm giá một số mặt hàng tăng cao, các quán ăn lớn nhỏ đều tăng giá vùn vụt. Khách hàng hỏi thì các ông chủ bà chủ hoắng lên rằng gạo tăng, xăng dầu tăng, gas tăng, thịt tăng, cá tăng.
Một bát phở từ 10.000 đồng leo dần lên đến 20.000 đồng. Khách hàng chấp nhận vì cho rằng hợp lý, mặc dù tính toán kỹ thì mức tăng của hàng quán trội hơn so với mức tăng nguyên liệu đầu vào rất nhiều. Các hàng quán đồng loạt tăng giá, nhìn nhau mà tăng giá thì người tiêu dùng cũng không có cách lựa chọn nào khác.
Bây giờ, giá các mặt hàng đồng loạt giảm, gạo giảm, gas giảm, xăng dầu giảm, thịt cá giảm… nhưng các tiệm ăn cứ tỉnh như không. Giá của bát phở nhiều nơi vẫn hai đến ba chục ngàn đồng. Thực khách cũng không ai tiện “chất vấn” chủ quán, cứ chấp nhận như một sự đương nhiên. Khoảng chênh lệch của việc hạ giá các loại nguyên liệu coi như lọt vào túi người kinh doanh, người tiêu dùng chịu thiệt vì cái kiểu lên mà không chịu xuống.
Thật ngược đời, chênh lệch 500 đồng một lít xăng cũng đòi cho được, trong khi chênh lệch một bát phở hoặc một bữa ăn do bị chủ quán “cắt cổ” từ vài ngàn đồng đến vài chục ngàn đồng thì không thấy ai lên tiếng. Việc ăn uống là thường xuyên, có nghĩa là người tiêu dùng bị móc túi hằng ngày.
Có ý kiến cho rằng do quản lý thị trường buông lỏng để các hàng quán mặc sức làm giá. Nhưng suy cho cùng ngành quản lý thị trường chỉ có thể kiểm tra việc niêm yết giá, còn không thể quy định giá bán một bát phở hay bát bún được, bởi vì đó là sự "thuận mua vừa miệng" của khách hàng.
Xăng dầu coi to tát thế nhưng quản được, còn bát phở thì chịu cứng. Người tiêu dùng cứ thế chịu thiệt.
Theo Giadinh.net.vn
- Sữa tăng giá (08:41:00 25/11/2008)
- Xăng đã giảm tiếp 1.000đ (08:21:00 15/11/2008)
- TPHCM: Thời trang vào mùa hạ giá (10:55:00 08/11/2008)
- Giá xăng giảm 1.000đ/l từ 12h trưa nay (10:47:00 08/11/2008)
- Hà Nội: Giá nhiều thực phẩm thiết yếu đã giảm nhẹ (17:08:00 04/11/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |