Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Nội trợ khéo thời lạm phát

11:17:40 25/08/2008

Lạm phát kéo dài tất cả các mặt hàng đều tăng giá chóng mặt. Mọi khoản mua sắm cá nhân và gia đình đều vượt mức kế hoạch chi tiêu. Nhiều phụ nữ phàn nàn mỗi lần đi chợ cứ như… đánh mất tiền. Mặc dù vẫn mua một lượng thực phẩm như trước mà phải bỏ ra số tiền nhiều gấp 2 thậm chí gấp 3 lần.

Đau đầu chuyện… đi chợ

Giá cả tăng không có nghĩa là không đi chợ nữa vì ăn uống là nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Nhưng nên mua thực phẩm ở đâu và mua như thế nào để tiết kiệm được tối đa ngân sách gia đình thì không phải người nội trợ nào cũng biết được.

Trước đây, nhiều người có thói quen thích đi mua thực phẩm ở chợ hơn siêu thị. Họ cho rằng giá cả ở siêu thị thường cao hơn ở chợ vì phải trả tiền thuê mặt bằng rộng, trả tiền tiện cho điều hoà, trả lương nhân viên bảo vệ… Nhưng từ khi giá cả các mặt hàng đều tăng, thói quen này lại được thay đổi, nhất là đối với những vợ chồng trẻ. Họ thích vào siêu thị mua sắm hơn, không chỉ sạch sẽ, mát mẻ mà còn được thoải mái lựa chọn các mặt hàng cần mua của nhiều hãng sản xuất với nhiều mức giá cả hợp lý, chất lượng đảm bảo.

Hơn nữa, tại hầu hết các siêu thị thường xuyên có chương trình khuyến mại, giảm giá như mua 1 tặng 1, bán hàng kèm quà tặng. Ngoài ra, nhân dịp sinh nhật hay nhân dịp diễn ra các sự kiện quan trọng, các siêu thị cũng tạo cơ hội mang lại may mắn cho người tiêu dùng như bốc thăm trúng thưởng… Ví dụ, chào mừng Olympic 2008, siêu thị Big C thực hiện chương trình “Giá cực sốc”, giảm giá hàng trăm mặt hàng và thực hiện chương trình bốc thăm trúng thưởng hàng ngày.

'Tuyệt chiêu' thời tăng giá

Chịu khó săn hàng khuyến mãi, thanh lý là cách tiết kiệm tốt nhất. Không còn khái niệm tiện thì mua nữa. Nhiều phụ nữ trước đây cứ chọn chợ gần nhà, gần công sở để tiết kiệm được thời gian đi chợ. Nhưng bây giờ ai cũng lựa chọn chợ để mua sắm. Đi mua ở chợ này một vài lần, chợ khác một vài lần rồi so sánh giá cả, chất lượng. Thấy chợ nào có giá bán thấp hơn thì mua.

Suy nghĩ hàng giảm giá thường là hàng kém chất lượng hay gần hết “date” sử dụng là không hoàn toàn đúng. Thông thường các Công ty sản xuất hay nhà phân phối mỗi khi có chiến dịch PR cho một nhãn hiệu sản phẩm nào đó, một trong những hình thức được lựa chọn nhiều nhất là tặng quà, giảm giá. Vì vậy, hãy tranh thủ mua hàng ngay trong thời gian này vì chương trình thường không kéo dài. Chắc chắn bạn vẫn mua được hàng tốt trong khi lại tiết kiệm được tương đối nhiều tiền.

Tìm mua hoa quả, rau củ “của nhà trồng được”. Bạn hãy chịu khó quan sát, hầu hết các chợ đều có một khu danh riêng cho những người mang hoa quả, rau củ từ các huyện, tỉnh lân cận đến bán. Thực phẩm ở đây thường là của nhà trồng được hoặc được người bán hàng lấy tận vườn. Vì vậy, giá cả bao giờ cũng “mềm” hơn so với mua tại các sạp của những người bán buôn trong chợ.

Người nội trợ khéo

Hãy chuẩn bị bữa sáng cho cả gia đình tại nhà: Thực tế, người tiêu dùng đã quá quen và chấp nhận sống chung với những thông tin giá gạo tăng, gas tăng, thực phẩm và hàng tiêu dùng tăng. Để cuộc sống không bị xáo trộn, cách tốt nhất là mỗi gia đình cần biết tính toán chi tiêu hợp lý và tiết kiệm mà đóng vai trò quan trọng nhất chính là người nội trợ.

Chuẩn bị bữa sáng ở nhà: Thử làm phép tính cho gia đình 4 hoặc 5 người, riêng tiền ăn sáng đã hết gần 2 ngày lương. Nếu chuẩn bị bữa sáng ở nhà, chỉ cần mua 2 lạng thịt nấu cùng mì tôm hay bánh phở. Vừa tiết kiệm được tiền trong khi mọi người đều có bữa sáng ngon bổ và sạch sẽ.

Hạn chế tối đa đi ăn hàng: Ăn ở nhà tiết kiệm nhiều nhất nhưng để các con và chồng bạn không cảm thấy chán ngán với bữa tối, tốt nhất bạn hãy chịu khó đọc sách hay xem các chương trình dạy nấu ăn để tập chế biến các món ăn mới. Thường xuyên thay đổi món ăn là bí quyết để bữa ăn trở nên hấp dẫn hơn.

Ưu tiên thực phẩm có giá bán phải chăng: Cùng bổ dưỡng như nhau bạn có thể thay thịt bằng cá, tôm đồng hay trứng. Những món ăn chay cũng là một sự lựa chọn tối ưu.

Mùa nào thức nấy: Kinh nghiệm cho thấy nếu mua rau củ, hoa quả trái mùa thường rất đắt mà ăn chưa chắc đã ngon.

Vừa đi chợ vừa tập thể dục: Xăng mới tăng giá lên 19.000đ/lít, bạn thử tính nếu ngày nào cũng đi chợ bằng xe máy thì riêng tiền xăng tốn ít nhất là trăm nghìn đồng. Vậy cách tốt nhất là thay vì tập thể dục đi bộ ra công viên bạn hãy ra luôn chợ. Vừa tiết kiệm tiền, vừa giúp bảo vệ môi trường.

Mua thực phẩm vừa đủ ăn: Rút kinh nghiệm từ các bữa ăn trước để cân đối mua lương thực vừa đủ ăn trong bữa. Như vậy vừa tiết kiệm được điện chạy tủ lạnh vừa tránh được món ăn thừa phải bỏ đi.

Theo Tư Vấn Tiêu Dùng

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo