- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sau 2 tuần tổ chức, nhãn hàng BlueStone đã trao 4 giải “Trọn gói đa năng”, 4 ...
-
Có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo nên hàng nhập ngoại vẫn được khá đông khách ...
-
Bắp cải Đà Lạt to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn ...
-
Nói cách khác, quả lê bị nhiễm phóng xạ và điều này thật sự gây nguy hiểm đối ...
-
Thành phần của hộp sữa đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
-
Thành phần của các loại kem trộn hầu hết đều có corticoid khiến người dùng bị ...
-
Anh Tấn Minh mua liền một lúc 4 chiếc quạt về sau 2 tuần đành phải xếp xó.
-
Chỉ có vài hãng sữa được tăng giá bán, nhưng nhiều điểm bán cùng cho rằng ...
-
Chị em dễ mắc chiêu trò giảm giá khủng mà vô tình bỏ quên chất lượng sản phẩm.
Hè của con trẻ trong nỗi lo gạo-tiền
Câu chuyện phải “thắt lưng buộc bụng” lo cho con thế nào mùa hè này đang trở thành đề tài nóng của các ông bố, bà mẹ, kể cả những người có thu nhập cao
Không du lịch, không về quê và không học võ là ba khoản đầu tiên bà Trần Thị Hoà, ngụ ở quận Bình Thạnh, thuyết phục với cậu con trai về chương trình cho hơn một tháng hè năm nay.
Giảm chi cho hè
Hè này, khoản học thêm Anh văn vẫn được bà Hòa xếp hạng ưu tiên số một, kế đến là học bơi. Riêng phần giải trí thì bà Hoà chỉ đồng ý cho con mua tối đa 3 bộ phim và sau đó tự trao đổi với các bạn để có phim xem suốt tháng.
Bà Hoà nói: “Chỉ riêng phần học Anh văn, chi phí đã tăng so với năm ngoái hơn 450.000đ, trong đó học phí tăng chỉ hơn 50.000đ/khoá hai tháng, nặng nhất là tiền thuê xe ôm đưa đón. Ngay cả học bơi cũng vậy, học phí không tăng, nhưng các dịch vụ kèm theo từ tiền gửi xe, ăn uống, thuốc nhỏ mắt nhỏ tai, dầu gội… đều đã tăng 10 – 20%”.
Với những gia đình mà cha mẹ chỉ có mức thu nhập trên đưới 2 triệu đồng/tháng, gánh lo lớn nhất là chi phí cho năm học tiếp theo.
Bà Nguyễn Thế Thu Dung, ngụ ở quận Tân Bình lo lắng: “Từ buổi họp phụ huynh cuối năm, cô giáo chủ nhiệm cho biết các bữa ăn cho lớp bán trú hè và năm học 2008 – 2009 sẽ tăng thêm 2.000 – 4.000đ/ngày để đảm bảo dinh dưỡng cho bé. Tiền đồng phục, gối nệm, tiền mua học cụ chung cho cả lớp… sẽ tăng khoảng 10%. Đó là chưa kể đến sách giáo khoa, cặp vở, học thêm… cũng sẽ tăng đến 20%”.
Từ đó, bà Dung dự trù ngay lúc này mỗi tháng phải để dành ít nhất 500.000đ cho đến khi con nhập học mới có đủ tiền sắm sửa. Nhưng tìm đâu ra khoản để dành khi tiền chợ tháng nào cũng thâm hụt?
Những người có thu nhập kha khá cũng gặp khó khăn riêng. Bà Nguyễn Thanh Hà, ngụ ở quận Phú Nhuận có mức lương trên 10 triệu đồng/tháng cho biết: “Năm trước nhờ có chứng khoán, bất động sản, tôi ké theo bạn bè kiếm được chút tiền nên cho hai con đi du học ở Malaysia. Tính ra tổng chi phí một năm khoảng 100 triệu đồng mỗi đứa. Nhưng từ đầu năm đến giờ, thị trường nào cũng chững lại, chỉ nhờ vào lương nên không biết tiền đâu để lo cho hai con học năm tiếp theo. Tiền tiết kiệm chỉ còn hơn 100 triệu, rút hết cũng chỉ lo được cho một đứa”.
Khó co kéo
Phụ huynh nào cũng muốn cho con có mùa hè ý nghĩa, nhưng co kéo giữa túi tiền và các nhu cầu cần thiết cho con xem ra không phải dễ. Bà Nguyễn Thế Thu Dung kể: “Con tôi đang học lớp 7 đã khóc và cho rằng ba mẹ không thương nó, không cho nó một triệu đồng đóng tiền du lịch chung với cả lớp. Nhưng nó đâu biết nếu bỏ ra một triệu đồng, thì tiền đi chợ của cả nhà sẽ hụt mất cả tuần”.
Chi phí cho đời sống hàng ngày tăng quá nhanh khiến khoản tiền để dành, khoản chi cho các dịch vụ giải trí, du lịch hè bị ảnh hưởng. Như trường hợp bà Hoà. Các năm trước bà đều dành khoảng 2 – 3 triệu để cả nhà đi Vũng Tàu, hay về quê Phan Thiết để thăm ông bà, nay đành cắt giảm hết.
Theo SGTT
- Trưa 4/6, giá USD đã lên 18.000 (11:20:00 04/06/2008)
- Ngày 3/6, giá vàng tăng 90.000 đồng/lượng (14:49:00 03/06/2008)
- Ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất (13:56:00 03/06/2008)
- Hà Nội, hết 'sốt' USD (10:49:00 02/06/2008)
- Lãi suất vàng ngày càng hấp dẫn (17:17:00 31/05/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |